Wednesday, January 16, 2019

Champa Một Thuở : Tháp Chàm vào thế kỷ XIV - XVI

Mời xem lại 👉Champa Một Thuở : Tháp Chàm vào thế kỷ XII - XIV

Những phong cách Mỹ Sơn  và Bình Định :
  • Pô Klong Garai, Pô Romé: phong cách muộn (thế kỷ XIV-XVI) 
  • Thánh Địa Mỹ Sơn

XV- Tháp Pô Klong Garai

Cụm tháp Pô Klong Garai nằm trên đồi Trầu, phường Đô Vinh, phía tây-bắc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, trên quốc lộ đi Đà Lạt, là di tích Chăm còn lại đẹp nhất.

Tồng thể gốm có ba tháp : tháp Chính (20,5m) nơi thờ phụng và hành lễ, tháp Lửa (9,31m) nơi bếp núc, tháp Cổng (8,56m) nơi tiếp khách, được vua Shihavaman (Chế Mân) xây dựng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 để thờ vua Pô Klong Garai (1151-1205).

Tháp Chính có nhiều tầng giả thu nhỏ dần. Trong tháp có tượng vua Pô Klong Garai được tạc vào phiên đa linga. Trên cửa chính có một pho tượng đẹp thần Siva. Hai bên cửa là bia chữ Chăm cổ ghi lại những lần trùng tu tháp.

Tháp Lừa nằm phía đông tháp Chính có hai mái cong hình thuyền biểu tượng thuyền chở người chết về phía mặt trời lặn, theo tín ngưỡng Bà La Môn. Tháp Lửa cũng là nơi chứa long bào, đại mão, xiêm y, vật quý tế lễ.

Tháp Cổng có hai cửa thông nhau để ra vào khi hành lễ, cúng tế. Các tháp đều xây bằng gạch nung đỏ, hình vòm, hình chóp nhọn, phù điêu trang trí kết hợp hai văn hóa Chăm cỗ và Việt. Kiến trúc, nghệ thuật toàn cụm tháp đạt đỉnh cao với những chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muôn, thần thánh.

Tháp Pô Klong Garai thuộc một phong cách muộn, được bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1979. Ngày nay, dồng bào Chăm còn đến dự đông đảo những ngày lễ hội lớn nhỏ Kabul, Katê (năm mới), khai mương, đắp đê,…









XVI - Tháp Pô Romé


Pô Romé là một ngôi tháp nằm trên một ngọn núi nhỏ ở làng Hậu Sanh tỉnh Ninh Thuận. Tháp không thờ thần mà thờ vua Pô Romé được hoá thần, có tượng ở phía trong cùng với tượng bán thân hoàng hậu Pô Bia Thang Chan, người sắc tộc Ê Đê, còn tượng hoàng hậu Sucih thi đặt ngoài tháp.



Tháp vuông ba tầng bố cục giống nhau, cao khoảng 8m, rộng gần 8m, có tiền sảnh hướng về phía đông. Xây dựng muộn vào giữa các thế kỷ 15-16, một bản sao vụng về tháp Pô Khong Garai, đây là ngôi tháp cuối cùng bằng gạch và của vương quốc Cham Pa.

Sau Pô Romé, các tháp đều bằng vật liệu nhẹ : sườn gỗ, lợp ngói và ngày nay chẳng còn tồn tại. Tiền sảnh nhỏ hẹp, trên cửa chính có vòm trang trí những ngọn lữa như ở góc các cửa sổ giả, trán tường đã bị mất, không có cột trụ. Trên các cửa giả có tượng các vị thần hay người cầu nguyện. Đỉnh nóc là một phiến đá lớn hình tháp mang nhiều hình vạch. Bên trong tháp, hình tượng vua Pô Romé trình bày một người Chăm lông mày, râu rậm, hai tay đặt trên bụng, sáu tay kia mang những đồ lề của các thần Cham Pa. Hai bên vua có tượng hai con bò Nandin.

Như vậy Pô Romé là hoá thân của Siva. Phía tây kalan có dựng tấm bia như trên bàn thờ gọi là kút. Tục truyền chính nhà vua đã tự mình chọn chỗ. Hằng năm, đến kỳ lễ Katê, người Chăm đến đây đông đúc như ở tháp Pô Klong Garai.











XVII- Thánh Địa Mỹ Sơn





Thánh địa Mỹ Sơn là một tổ hợp nhiều đền đài nằm trong một thung lũng dài 2km thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, không xa thành phố cũ Trà Kiệu. Núp bóng Hòn Đền tức Đại Sơn Thần Mahaparvata, lăng mộ các vị vua Chăm, nơi thờ cúng thần Siva, thánh địa là một trong những trung tâm đền đài chính Ấn Độ giáo ở Đông Nam Á. Tuy không phải là một kinh đô, thường được so sánh với các thánh địa Borobodur (Java), Angkor Wat (Campuchia), Pagan (Myanma), Ayutthaya (Thái Lan) . Thánh địa Mỹ Sơn đã được bầu làm di sản thế giới năm 1999.

Bắt đầu từ thế kỷ 4, đền thờ đầu tiên làm bằng gỗ, dần dần nhiều tháp lớn nhỏ, đền đài, lăng mộ được xây dựng bằng gạch, nhất là giữa hai thế kỷ 8 và 14, biến hóa một nơi hành lễ thành một trung tâm văn hóa và tín ngưỡng các triều đại Cham Pa lớn nhất Việt Nam. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc, có mặt trong hầu nết các phong cách nghệ thuật theo quá trình tiến triển, trong đó có 2 xuất hiện từ Mỹ Sơn.

Các nhà khảo cổ Pháp Louis de Finot, Launet de Lajonquere, Henri Parmentier, Olrpeaus đầu tiên khai quật đã dùng chữ cái và số đặt tên cho 10 nhóm chính A, A’, B, C, D, E, F, G, H K :
  •  Mỹ Sơn E1 và F1  thế kỷ VIII, phong cách Mỹ Sơn E1; 
  • Mỹ Sơn A2, C7, F3, cuối thể VIII đầu thế kỷ IX, phong cách Hòa Lai; 
  • Mỹ Sơn A10, A11-13, B4, B12, cuối thế kỷ đầu thế kỷ X, phong cách Đồng Dương ; 
  • Mỹ Sơn B5, B6, B7, B9, C1, C2, C5, D1, D2, D4, thế kỷ X, phong cách Mỹ Sơn A1; 
  • Mỹ Sơn A4, F2,K, đầu thế kỷ XI giữa thế kỷ XII, phong cách chuyển tiếp Mỹ Sơn A1 - Bình Định;
  • Mỹ Sơn B1, G, H, cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XIV, phong cách Bình Định. 
Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Ðộ.

Ảnh Wikipedia

Cụm tháp A thờ một bộ linga, gồm có 6 ngôi đền nhỏ A2-A7 đối xứng nhau thờ các vị thần phưong hướng. Bao phía ngoài là các tháp phụ A8-A12 phân bố trên một mặt bằng vuông. Đối diện với cụm nầy là cụm tháp B, trung tâm thánh địa. Đền A1 độc nhất bằng đá thuộc phong cách Mỹ Sơn A1 được xem là kiệt tác kiến trúc di tích Chăm.

Thời Pháp tháp nầy còn đang vững nhưng đã bị trúng bom sụp đổ trong thời kỳ kháng chiến. Phần lớn những đền đài khác đều bị hư hại với thời gian. Nói chung, tuy chứa đựng nhiều biểu tuợng Phật giáo, cụm tháp Mỹ Sơn đuợc xem là quan trọng nhất trong thể loại kiến trúc Ấn Độ giáo ở Việt Nam.

Ảnh Wikipedia

Một số tháp chỉ còn là những tàn tích đang chờ trùng tu, khai quật.

Thánh địa Mỹ Sơn, khu C-B-D

Thánh địa Mỹ Sơn, khu C-B-D

Vết tích của Vương quốc Chăm Pa tại Mỹ Sơn.

Tháp Mỹ Sơn B4

Họa tiết trang trí trên thân tháp

Tàn tích còn lại của tháp bằng đá tại Mỹ Sơn

Tác phẩm điêu khắc trên gạch


Các mô típ trang trí bên ngoài một tháp hình thuyền (đã vỡ mái) tại Thánh địa Mỹ Sơn.

Bệ này và đường viền của bức tường là tất cả những gì còn lại của ngôi đền tráng lệ từng được gọi là "A1"

Quang cảnh điêu tàn tại Thánh địa Mỹ Sơn

Sinh thực khí nữ (Yoni) tại Mỹ Sơn.

Sinh thực khí nữ (Yoni) và nam (Linga) tại Mỹ Sơn.

Để chiều nay trước mắt tôi
Một người múa với một người đứng xem
Vô tư như một ngọn đèn
Tháp Chàm lặng lẽ sáng lên giữa rừng
(Văn Lê)


Mời xem tiếp  👉

No comments:

Post a Comment