Bạn có thể bán DNA của mình để lấy tiền (nghe giống bán máu)
Giờ đây, mọi người có thể lấy dữ liệu DNA của mình để đóng góp cho y khoa và được trả tiền.
Những người tham gia nghiên cứu có thể nhận tiền thù lao dao động từ $10 cho một cuộc khảo sát đơn giản đến hàng trăm đô la cho các nghiên cứu phức tạp hơn. Ngoài ra, những người tham gia được trả tiền cho bất kỳ chi phí đi lại và lợi ích sức khỏe, bao gồm cả việc tiếp cận các phương pháp điều trị mới thông qua các thử nghiệm lâm sàng.
Một công ty khởi nghiệp về lãnh vực công nghệ sinh học đang đưa các dữ liệu DNA lên một tầm cao mới. Công ty này đang sử dụng một phương pháp mới nhằm thu thập các dữ liệu DNA của mọi người bằng cách mua trực tiếp từ họ.
Genomelink là một nền tảng trang mạng miễn phí cho phép người dùng tải lên đó báo cáo xét nghiệm DNA gốc của họ cũng như khám phá thêm những điều thú vị đằng sau những thông số DNA đó.
Người dùng có thể lấy dữ liệu DNA của mình từ các công ty xét nghiệm DNA như AneopryDNA và 23andMe và tải chúng lên nền tảng để có thể truy cập vào hơn 150 đặc tính bao gồm dinh dưỡng, thể lực, tính cách và khả năng nhận thức.
Hơn 26 triệu người đã tự thực hiện lấy mẫu DNA gửi đi thử nghiệm và giờ họ có thể sử dụng thông tin đó để chủ động đóng góp cho nền nghiên cứu nhằm đẩy nhanh tiến độ của y học cá nhân hóa.
Hơn 26 triệu người đã tự thực hiện lấy mẫu DNA
Việc này có thể cách mạng hóa việc người tiêu dùng kiểm soát dữ liệu DNA cá nhân của mình và biến đổi ngành kỹ nghệ y khoa bằng các phát minh dược phẩm, phương pháp điều trị và thậm chí cách chữa khỏi nhiều loại bệnh.
Tiền thù lao cho những người tham gia nghiên cứu có thể dao động từ $10 cho một cuộc khảo sát đơn giản đến hàng trăm đô la cho các nghiên cứu phức tạp hơn. Ngoài ra, những người tham gia được trả tiền cho bất kỳ chi phí đi lại và lợi ích sức khỏe, bao gồm cả việc tiếp cận các phương pháp điều trị mới thông qua các thử nghiệm lâm sàng.
Tomo Takano, người sáng lập Genomelink, đã hợp tác với những tên tuổi lớn trong ngành DNA, là LunaDNA và Sano Genetic, và đang trả tiền cho người tiêu dùng về thông tin di truyền của họ.
Ông tin rằng những tin tức tiêu cực liên quan đến DNA chẳng hạn những người phát hiện ra nguy cơ mình mắc bệnh hoặc những gia đình tìm thấy thông tin tiêu cực về cha mẹ ruột của họ đã khiến nhiều người không muốn thực hiện các xét nghiệm này.
Tuy nhiên, ông nói bằng cách tập trung vào các đặc tính như dinh dưỡng, thể dục và tính cách, họ hy vọng sẽ tạo ra những trải nghiệm khám phá DNA thú vị hơn, nhưng vẫn mang tính giáo dục cho người tiêu dùng.
“Chúng tôi tin rằng sự hợp tác với Sano Genetics là bước đầu tiên trong việc nghiên cứu các bệnh và chứng tối loạn hiếm gặp mà hiện không có phương pháp chữa trị. Chúng tôi muốn sử dụng dữ liệu DNA để nghiên cứu và tìm hiểu các chứng rối loạn phổ biến như bệnh chàm, bệnh vẩy nến, bệnh tiểu đường và các tình trạng sức khỏe tâm thần, cũng như những căn bệnh hiếm gặp như loạn dưỡng cơ,” ông Takano nói.
Mặc dù dữ liệu thu thập được chủ yếu sẽ được sử dụng bởi các bác sĩ, bệnh nhân vẫn có thể hưởng lợi rất nhiều từ việc được thông báo về đánh giá dinh dưỡng và thể chất của họ.
Đối với dinh dưỡng và thể dục, có một lĩnh vực đang phát triển có tên là nutrigenomic ( là sự kết hợp giữa nghiên cứu về dinh dưỡng (Nutrition) với nghiên cứu về bộ gen (Genomics), nhằm nghiên cứu về ảnh hưởng của gen đối với thực phẩm và chế độ dinh dưỡng.
Hiện đã có một số nhóm vận động viên chuyên nghiệp đang sử dụng thông tin gen di truyền để cá nhân hóa việc đào tạo và tập luyên. Việc thập dữ liệu để có thể giúp điều này đi xa hơn nữa.
Tuy nhiên, mối quan tâm về quyền riêng tư cũng là một vấn đề lớn đối với các nền tảng DNA và nhiều người lo lắng về nơi những dữ liệu gen di truyền được lưu trữ và cách chúng được sử dụng.
Chúng tôi quan tâm sâu sắc đến quyền riêng tư người dùng và tính bảo mật của dữ liệu. Đó là lý do tại sao người dùng có thể tự xóa dữ liệu của họ khỏi máy chủ của chúng tôi tại bất kỳ thời điểm nào. Chúng tôi sẽ không bao giờ bán dữ liệu người dùng.
"Đã có lúc chúng tôi đã tuyển người dùng tham gia vào các dự án nghiên cứu được tài trợ bởi các viện hàn lâm - tuy nhiên, chúng tôi luôn tiếp cận với người dùng để có sự đồng ý rõ ràng và cung cấp phần thưởng bằng tiền khi họ tham gia", theo ông Takano.
Tiền thù lao cho những người tham gia nghiên cứu có thể dao động từ $10 cho một cuộc khảo sát đơn giản đến hàng trăm đô la cho các nghiên cứu phức tạp hơn. Ngoài ra, những người tham gia được trả tiền cho bất kỳ chi phí đi lại và lợi ích sức khỏe, bao gồm cả việc tiếp cận các phương pháp điều trị mới thông qua các thử nghiệm lâm sàng.
Người tham gia cũng nhận được cập nhật thường xuyên về nghiên cứu mà họ hỗ trợ và báo cáo sức khỏe và thể chất được cá nhân hóa miễn phí dựa trên hồ sơ gen di truyền của họ.
Sharon Zeqiri là một trong những người đã đóng góp DNA của mình để nhận tiền. Cô đã được chọn cho một nghiên cứu về cách cơ thể của mình trao đổi chất khi uống nước cam nhanh như thế nào.
Bài kiểm tra yêu cầu cô uống một cốc nước cam, sau đó thở vào mặt nạ. Điều này sẽ đóng góp cho cuộc nghiên cứu tìm hiểu việc những nhóm người khác nhau trao đổi chất với thuốc nhanh thế nào.
“Trong đầu tôi có một sự lo lắng; đây là một lãnh vực rất mới mẻ, ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai. Sự thật là khi nghĩ đến việc đóng góp của mình có thể giúp ích cho ai đó đã khiến tôi bớt căng thẳng hơn. Tôi được bảo đảm rằng dữ liệu của mình được mã hoá. Cả hai công ty Genomelink và Sano Genetics đều công khai về các nghiên cứu của họ.Tôi đã ký vào giấy đồng ý và có thể chọn thoát khỏi hệ thống bất cứ khi nào tôi muốn”, Zeqiri. nói.
“Tôi chắc chắn sẽ làm điều đó một lần nữa và tôi sẽ khuyến khích những người khác tự xem xét và suy nghĩ về việc tham gia vào. [Nó giúp] mọi người biết nhiều điều hơn về bản thân họ chỉ qua vài lần bấm nút và giúp họ làm được nhiều thứ hơn với dữ liệu DNA của mình. Điều này cho phép những người bình thường, không có kỹ năng như tôi đóng góp cho việc nghiên cứu y tế, trong khi còn được trả tiền,” Zeqiri chia sẻ.
Với những thông tin được chia sẻ tự nguyện của người dùng này, ngành khoa học DNA có thể đạt đến một tầm cao mới và có khả năng cứu sống nhiều người hơn.
Nguồn: SBS/ Khánh Uyên (đăng ngày 30/10/2019)
No comments:
Post a Comment