Tuesday, March 28, 2017

Nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu , chủ tiệm ảnh Viễn Kính với chân dung nghệ sĩ Sài Gòn xưa



Nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu của tiệm Viễn Kính Studio, Sài Gòn

Nữ nghệ sĩ cải lương – Bạch Lê

Danh ca Bạch Yến

Nữ ca sĩ Trúc Mai

Nữ danh ca Thái Thanh

Minh tinh Kiều Chinh

Minh tinh Thẩm Thúy Hằng

Nữ diễn viên cải lương Thanh Thanh Hoa

Nữ diễn viên cải lương Ngọc Giàu

Nữ ca sĩ Thanh Lan

Nữ nghệ sĩ Trang Bích Liễu

Nữ ca sĩ Xuân Thu

Ca sĩ kiêm diễn viên Diễm Thúy

Nữ danh ca Hà Thanh

Nữ nghệ sỹ Phượng Liên

Nữ Hoàng Sân Khấu – Thanh Nga

Nữ Hoàng Sân Khấu – Thanh Nga

“Cải lương chi bảo” Bạch Tuyết

Danh ca Lệ Thu

Kịch sĩ Túy Hồng

Á Hậu Ngọc Tuyết

Ông Đinh Tiến Mậu, chủ tiệm ảnh Viễn Kính, Sài Gòn, kể:

Khoảng những năm 1930 bố tôi là Đinh Văn Riệp, cùng em trai ông Quý Ruột vào Sài Gòn với vài người nữa như ông Thuỳ đều chuyên làm thợ hớt tóc. Họ vào một mình, vợ con ngoài Lai Xá cả. Khi ở quê họ đã làm nghề hớt tóc, đi cắt tóc ở các chợ Đăm, Nhổn, Giang. Làng có nhiều người làm thợ hớt tóc. Các cụ lúc đó vào Sài Gòn mở mấy hiệu cắt tóc. Ông Đạt Lũ, thợ hớt tóc, mở tiệm cắt tóc ở nhà số 20 phố Thiệp. Tiệm có 4-5 ghế, thuê thêm thợ ngoài nữa. Bố tôi mở tiệm ở 18 phố Thiệp, 2 anh em mở chung, cạnh tiệm nhà ông Đạt. Tiệm có 4 ghế. Thợ hớt tóc có bố, ông Quý Ruột, ông Hải và 1 người ngoài không nhớ tên. Ông Hải bà con với ông Muối, người làng mình.

Còn tôi sinh 1935 ở Lai Xá, không theo nghề của bố. Khi ở Hà Nội tôi đã học ảnh ở tiệm Photo Hợp Dung, gần Bờ Hồ. Sở dĩ làm ở đấy vì có ông Giáp, con ông Canh, là ông cậu, đang làm cho tiệm Hợp Dung, đưa tôi từ Lai xá ra học nghề ảnh. Tôi nhớ lúc đó thời loạn, khoảng năm 1945. Khi chiến tranh mở rộng, có chuyện vào tề, 1948 thì tôi vào Sài Gòn. Lúc đó tôi mới 13 tuổi.

Vào Sài Gòn tôi học nghề tiếp ở tiệm ảnh Văn Vấn. Bà Văn, vợ ông Vấn là em mẹ tôi. Tôi học vỗ ảnh, thay nước ảnh, phơi ảnh, vào bao, xách nước…, làm đủ mọi việc. Vất vả lắm. Trông thợ làm mà học, từ A đến Z. Chẳng học lý thuyết gì đâu. Làm hết, từ chụp ảnh, tráng phin, rửa ảnh, chấm sửa...Tiệm này ở Đường Bùi Thị Xuân/Duranton cũ. Tôi học và làm ở đó 10 năm.

Năm 1958 tôi mới mở tiệm riêng. Mình nghèo, mướn nhà làm tiệm. Khi tiệm bắt đầu có khách là lại bị đuổi, chủ lấy lại nhà. Đi thuê nơi khác mở tiệm mới. Mở 4 tiệm thì mới đứng vững. Mỗi lần mở mới thì lấy một tên khác. Tôi làm ảnh 6 năm ở Chợ Lớn. Mở tiệm King"s Photo ở 45 Ngô Quyền. (?? 1951). Hiệu cuối cùng tôi lấy tên là Viễn Kính, ở 277 Nguyễn Đình Chiểu. Ở đây tôi chuyên chụp ảnh cho các nghệ sĩ, nhiều người nổi tiếng.

Sau 10 năm mở tiệm riêng, đến 1973, thì mua nhà này luôn. Lúc đó là thời làm ăn phát đạt nhất. Tôi có 3 cháu, sinh 1965, 1966, 1971. 3 trai cả. Vợ tôi cũng chụp ảnh, có duyên chụp ảnh cho trẻ em. Tiệm tôi thuê 4 thợ. Đến 2003-2004 thì đóng cửa. Ế quá.

Ông Đinh Tiến Mậu đã tặng Bảo tàng Làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá một hiện vật quý của mình, một công cụ tạo nên thương hiệu của hiệu ảnh Viễn Kính. Đó là cái dập chữ nổi có tên tiệm “Viễn Kính” nổi tiếng một thời ở Sài Gòn.

Tại chính hiệu ảnh Viễn Kính xưa, ông Đinh Tiến Mậu, một thợ ảnh, một nhà nhiếp ảnh nổi tiếng về những bức ảnh nghệ sĩ ở Sài Gòn xưa đã tặng Bảo tàng Làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá cái dập chữ nổi có tên tiệm “Viễn Kính” danh tiếng một thời ở Sài Gòn.

Cái dập dấu nổi này có lần đã dập chữ Viễn Kính lên 4000-5000 tấm ảnh chân dung của một nghệ sĩ. Đó là kỷ niệm khó quên của ông chủ tiệm ảnh Viễn Kính. Thời hoàng kim của tiệm ảnh này, cả cái tên Viễn Kính cũng do ông đặt từ Teleobjective len.

Cái dập chữ nổi có tên tiệm “Viễn Kính” nổi tiếng một thời ở Sài Gòn. Nay Ông đã tặng nó vào viện bảo tàng nhiếp ảnh Lai Xá


Nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu ,nguời lưu giữ nét đẹp của các nghệ sĩ Sài Gòn xưa


No comments:

Post a Comment