Sunday, September 15, 2019

Kỳ Đài Việt Mỹ - New Jersey Vietnam Veterans Memorial


Đọc được tin "Những người lính không có Tổ Quốc: Người Mỹ chúng tôi vinh danh chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa" – “Soldiers without a country: We're finally honoring South Vietnamese who fought with us” , làm tôi chợt nhớ đến một nơi người ta vinh danh Việt Nam Cộng Hòa từ thuở cách đây hơn hai mươi năm.

Mỗi độ tháng Tư về, khi mùa xuân vừa sang thì cũng là lúc Người Việt Hải Ngoại nhớ về những ngày tang thương nhất của Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 2019 khi mùa đông vừa mang băng giá đi, đầu tháng tư trời còn khá lạnh, cây cỏ chưa đâm chồi trẩy lộc, nhưng tôi cũng thu xếp ít thời gian đi thămVietnamese American Memorial ở New Jersey. Đến nơi tôi thật xúc động khi thấy lá cờ vàng tung bay phất phới trong gió như chào đón đứa con hoang trở về . Lá cờ vàng ngạo nghễ cùng với quốc kỳ của Mỹ . Tôi tiến đến gần hai trụ cờ xem có gì lạ, nơi ấy có hai tấm bia, một tấm tưởng nhớ Việt Nam Cộng Hòa bị mất 30/4/1975 , và tấm bên trái (purple heart) tưởng nhớ những chiến sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh trong trận chiến Việt Nam.

Nhóm chúng tôi được một cựu chiến binh đã từng tham chiến tại trận Tết Mậu Thân, Khe Sanh, etc. cái chết chỉ cách ông trong gang tấc. Đồng đội của ông chết thật nhiều , những người bạn học của ông cũng ra đi tức tưởi. Bao nhiêu máu xương của hàng ngàn người lính đã đổ xuống trên đất Việt, vậy mà năm 1975 khi cuộc chiến "tàn" , những người sốgn sót về nước, chính phủ truyền thông báo chí không vinh danh họ, những người lính sống trong âm thầm tủi nhục ê chề ngoài căn bệnh trầm kha là "sợ hãi".



Mãi đến mười năm sau, 1985, chính phủ nước Mỹ lần đầu tiên mới tổ chức bên thành phố New York để vinh danh người lính trong trận chiến Việt Nam. Họ được tri ân từ đó , còn những người lính Việt Nam Cộng Hòa thì sao? Chắc hẳn ai cũng biết, ngoài tù tội mà cộng sản trá danh là "trại cải tạo" nhưgn thực chất là tiêu diệt tầng lớp trí thức, sĩ quan VNCH để trừ hậu họa. Và cho đến nay 2019, trong nước có ai dám tri ân họ đàng hoàng không? Hay là cộng sản đập cho tan để cho những thế hệ sau không còn thấy "tàn tích Mỹ Ngụy" nữa . Đau lòng lắm !

May thay , ở tiếu bang New Jersey có xin được ngân khoảng để xây dựng nơi tưởng nhớ các chiến sĩ trận vong trong cuộc chiến Việt Nam . Vào năm 1986, ông thống đốc của tiểu bang cùng 14 người thành lập và đề xuất ai sẽ là người đảm nhận, vẽ cho công trình này.

Năm 1987, ông thống đốc ra giải $25,000 (hai mươi lăm ngàn) nếu kiến trúc sư nào đoạt được.

Năm 1988, có 421 bản vẽ được trình. Và người đoạt giải là một kiến trúc sư Việt Nam , Nguyễn Hiên, ông đến Hoa Kỳ vào cuối năm 1974 khi đất nước bắt đầu loạn lạc.  Ông Nguyễn Hiên đã gửi tặng hết số tiền cho các cựu chiến binh Hoa Kỳ và thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn kẹt lại ở Việt Nam. Xin cảm ơn tấm lòng vàng của ông.

Năm 1995, công trình New Jersey Vietnam Veterans Memorial - Nơi Tưởng Nhớ Các Cựu Chiến Binh Việt Nam được hoàn tất.



Nơi đây thật là khang trang, có lịch sử Việt dựng nước và giữ nước trải dài cho đến ngày nay. Nếu quý khách có ghé thăm vùng đông bắc Hoa Kỳ như New York hay Hoa Thịnh Đốn thì nên nhín chút thời gian ghé thăm nơi đây, chắc hẳn quý khách sẽ ngậm ngùi cho quá khứ và cũng sẽ hân hoan khi thấy New Jersey có một nơi tưởng nhớ đến Việt Nam Cộng Hòa thật xứng đáng

Nora xin gửi quý khách vài tấm hình tại nơi vinh danh chiến binh Việt Nam Cộng Hòa

Chúng tôi được một cựu chiến binh, ông tham chiến trong trận Tết Mậu Thân, Khe Sanh, etc. đa số đồng đội của ông đều bị hy sinh trong các trận chiến, ông tin rằng ông có Thượng Đế che chở cho ông.

Đầu tiên ông cho chúng tôi nghe lại tiếng trực thăng Huey, loại này thời chiến Việt Nam dùng rất nhiều.

Tiếng trực thăng đang cất cánh


Tưởng nhớ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa

Vùng đất để xây Vietnam Memorial là của gia đình họ Crawford từ thời xưa lắm, gia đình họ đã hiến tặng mảnh đất này cho tiểu bang. Vì thế, khi Vietnam Memorial được xây lên, ông Nguyễn Hiên xin khoanh lại những khu mộ để tôn trọng những người xưa đã khuất.



Cổng vô bên trong viện bảo tàng

Tấm bia tưởng nhớ chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng tự do

Tấm bia tưởng nhớ chiến binh Hoa Kỳ đã sát cánh với Việt Nam Cộng Hòa


Bên trong viện bảo tàng, đây là kỷ vật của người lính tử trận tại Khe Sanh

Những vật dụng của người lính trong thời chiến Việt Nam


Nơi đây người ta vinh danh khuyển quân (Bẹc-giê German Shepherd K9), vì loại chó này được Hoa Kỳ mang qua Việt Nam rất nhiều dùng để trinh sát, đánh hơi, làm bạn với lính trong rừng sâu núi thẳm, etc.


Khi cuộc chiến tàn, còn lại khoảng 2 ngàn khuyển quân (nếu tôi nhớ không lầm con số), Hoa Kỳ sợ chó đã ở bên đất Việt Nam "quá lâu", nó sẽ nhiễm trùng gì đó, nên Hoa Kỳ đã giết hết ở bên Việt Nam, không cho mang về xứ một con nào hết, mặc dù có nhiều chiến binh năn nỉ ỉ ôi cho mang nó về, vì nó là con vật thân thương đồng hành trong suốt cuộc chiến . Khi tất cả đội khuyển quân này bị giết , nhiều chiến binh Hoa Kỳ bị sốc nặng.


Tên người cựu chiến binh hướng dẫn chúng tôi


Năm binh chủng của Hoa Kỳ




Tình đồng đội


Tôi đang đứng trên cao nhìn xuống. Vì trời đang sắp vào xuân, nên cây cối chưa đâm chồi trổ lộc , mỗi một cây một cảnh nơi đây đều có biểu tượng riêng của nó.

Ví dụ: cây chính giữa là sự che chở , những khoảnh cây vườn chung quanh là màu đỏ và xanh, đỏ tượnng trưng cho máu đồng đội đã đổ xuống , màu xanh là hy vọng, etc...



Những bảng đá đen, 365, được đặt theo vòng tròn ở trên cao là những tấm bia khắc tên từng nguòi lính sống tại tiểu bang New Jersey đã ngã xuống tại chiến trường Việt Nam, tổng cộng là 1562 người nam, và 1 nữ y tá. Những tấm bảng này ghi theo ngày tháng năm , chỉ có 1 hay 2 bảng là trống, đặc biệt những tấm vào tháng 10, 11, Tết Mậu Thân , là tên viết kín từ trên xuống cuối tấm bảng.


Tấm bia tưởng niệm nữ chiến binh (y tá)

Biểu tượng Bunker


Nơi đây có những hàng cây biểu tượng cho lính khi hành quân trong rừng, họ thường không đi gần nhau, mà phải cách nhau khoảng 10 mét, vì lỡ bị pháo bên Việt cộng nã thì con số tử vong sẽ ít hơn

Nơi Kỳ Đài Việt Mỹ - Vietnam Veterant Memorial rất rộng , quý khách đi thăm bên ngoài sẽ thấy rất nhiều điều để chiêm nghiệm, Nora chỉ xin gửi vài tấm tiêu biểu mà thôi.

Sau khi đi dạo bên ngoài, tôi vô bên trong nhà "vòng tròn" xem có gì lạ. Tôi thật ngạc nhiên, khi thấy cả một lịch sử Việt Nam được thu nhỏ bên trong viện bảo tàng. Đọc lại lịch sử làm tôi thật bồi hồi


















Sau 30/4/1975, thành phần trí thức, nhân sĩ, sĩ quan phục vụ Việt Nam Cộng đều bị đưa và trại tù tập trung

Vượt biển vượt biên tị nạn cộng sản


Năm 1992, John Kerry qua Việt Nam tìm xác chiến binh Mỹ

Tưởng nhớ các chiến binh Hoa Kỳ trong trận chiến Việt Nam


Xin cảm ơn New Jersey Vietnam Veterans Memorial - Kỳ Đài Việt Mỹ. Xin cảm ơn Ông Nguyễn Hiên đã để lại cho đời một tác phẩm kiến trúc quý giá.

Sincerely,

Nora

No comments:

Post a Comment