Saturday, September 7, 2019

Quả măng cụt có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh ung thư, giảm dị ứng, chữa trị rối loạn lưỡng cực


Ai bị bịnh bipolar "sáng nắng chiều mưa" thì nên ăn măng cụt nhiều nhiều nha  😊 😊 .  $20 (hai mươi đồng) một pound đó ah 😊


Măng cụt ở Toronto, Canada rẻ ơi là rẻ. Cảm ơn Anh Tư quảng cáo. Đã hơn 10 năm chưa thăm lại Toronto. Hè năm nay 2019 muốn thăm , sẵn hẹn anh Tư đi ăn phở 💗, nhưng rồi kẹt luôn, hổng đi đâu được

Nguồn gốc quả măng cụt

Măng cụt có nguồn gốc từ quần đảo Mã Lai, cây sinh trưởng chậm và đòi hỏi một môi trường khắc nghiệt, từ khi trồng đến lúc cây kết trái thường mất từ 8 đến 10 năm. Liên quan đến ghi chép sớm nhất về măng cụt, có thể thấy trong cuốn “Doanh Nhai Thắng Lãm” (Yingya Shenglan) của quan chức phiên dịch Mã Huân thời nhà Minh khi ông đi xuống khu vực Tây Dương cùng Trịnh Hòa, trong sách có ghi chép lại loại trái cây vùng Đông Nam Á tên “Manggis”, quả này được ông khen là “có vị ngọt chua, có thể ăn”. Năm 1973, nhà sinh vật học Thụy Điển là Carl Linnaeus đã đưa măng cụt vào cuốn “Các loài thực vật” (Species Plantarum), từ đó “mangosteen” trở thành tên tiếng Anh của măng cụt.

Thế kỷ 19, Măng cụt được đưa đến phương Tây. Nghe nói Nữ hoàng Victoria của Vương quốc Anh rất thích hương vị của măng cụt, từng bỏ ra 100 Bảng Anh để mua một quả măng cụt, đồng thời người tiến cống măng cụt còn có thể được xưng hiệu kỵ sĩ.

"If you've never tasted a mangosteen, then you’ve never tasted the most exquisite fruit of the tropics. And that's not just one opinion, it's the consensus of farmers, explorers, and royalty going back centuries.

European colonists stumbled upon the small purple tree fruit in Southeast Asia, where they found it to be a delicious mix of lychee, peach, strawberry, and pineapple flavors. The fruit spoiled so fast that someone started the rumor around 1890 that Queen Victoria would grant knighthood to anyone who brought her one. It was, whether true or not, enough to earn the mangosteen the widely-accepted title as "the queen of fruits." "

Xem thêm tiếng Anh ở đây 👉  https://www.nationalgeographic.com/people-and-culture/food/the-plate/2016/05/meet-the-mangosteen/


Măng cụt chữa trị rối loạn lưỡng cực

Mới đây các nhà khoa học lạc quan cho biết, chìa khóa để điều trị chứng rối loạn lưỡng cực có thể đã được tìm thấy ở một loại trái cây nhiệt đới, đó là trái măng cụt.

Măng cụt vốn được tôn vinh là “Nữ hoàng Trái cây” khởi nguồn từ Đông Nam Á nơi có khí hậu nóng ấm, đang là hy vọng của các nhà khoa học trong lĩnh vực này.

Trái khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi mọng có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm nhẹ.

Từ xưa, măng cụt đã được sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền để điều trị vết thương ngoài da, chống viêm, ức chế dị ứng, tiêu chảy và kiết lỵ.

Bây giờ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Deakin đang tiến hành một thử nghiệm lâm sàng để xem liệu măng cụt cũng giúp những người mắc chứng cực đoan cao và thấp trong tâm trạng, điển hình của rối loạn lưỡng cực.

Măng cụt là một loại trái cây phổ biến ở Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ngoài hương vị thơm ngon, ngọt, loại quả này có nhiều dưỡng chất, vitamin tốt cho sức khỏe. Có nhiều nghiên cứu y học phát hiện, măng cụt không chỉ có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại hiện tượng phát viêm, mà còn chứa chất chống ung thư xanthones, có tác dụng trong việc trợ giúp chống lại nhiều loại ung thư.

Vỏ quả măng cụt dày và cứng, múi bên trong có hình dáng giống tép tỏi, mềm, vị ngọt thanh. Măng cụt giàu chất xơ, vitamin C, ít calo. Vỏ quả măng cụt cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng, thịt và vỏ quả măng cụt được coi là loại thuốc dân gian truyền thống, dùng để trị tiêu chảy, kiết lị, nhiễm trùng vết thương và viêm loét dạ dày mạn tính.


Măng cụt chứa thành phần chất chống ung thư

Măng cụt chứa lượng lớn chất xanthones, đây là chất có tính chống ô xy hóa mạnh, nó cũng có trong rất nhiều loài thực vật, nhưng hàm lượng trong quả măng cụt vượt xa các loại thực vật khác. Tuy nhiên, phần lớn xanthones lại chứa trong vỏ của quả măng cụt. Nghiên cứu phát hiện, xanthones có tác dụng khống chế tế bào ung thư phân chia, sinh trưởng và di căn.

Măng cụt được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu về chống ung thư. Một công trình nghiên cứu của Malaysia phát hiện, chất xanthones trong măng cụt có hiệu quả trong kháng ung thư đại tràng; Đại học Illinois Mỹ cũng đã công bố luận văn liên quan đến măng cụt có hiệu quả giúp giảm phát triển ung thư tuyến tiền liệt; năm 2016, Tạp chí Ung thư học Quốc tế của Trung Quốc đăng tải một nghiên cứu xác nhận, chất Alpha-mangostin chứa trong măng cụt có tiêu diệt các tế bào ung thư vú.


Măng cụt chống phát viêm, làm giảm các triệu chứng dị ứng

Chất  xanthone trong măng cụt ngoài tác dụng chống ung thư, còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, chống phát viêm, chống dị ứng. Tại các nước Đông Nam Á, măng cụt còn được dùng để làm giảm các phản ứng phát viêm của cơ thể. Nghiên cứu của Nhật Bản đã chiết xuất các chất trong măng cụt đem đối chiếu với loại thuốc chống dị ứng, kết quả thấy chất chiết xuất từ măng cụt có tác dụng ức chế  histamin và prostaglandin hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu triệu chứng phát viêm và dị ứng trong cơ thể.

Măng cụt cũng có tác dụng bảo vệ làn da, có thể làm giảm tỉ lệ phát mụn, viêm da, mẩn ngứa, nhiễm trùng do vi khuẩn.

Nguồn: sưu tầm
---

Kinh nghiệm bản thân:

- (1 trái) vỏ măng cụt rửa sạch, nấu nước uống, sẽ cầm kiết lị rất nhạnh
- khi mua măng cụt thì nhìn cuống hoa, hoa bao nhiêu cánh sẽ có từng ấy múi 😊

3 comments:

  1. Mấy người như tại hạ ... sáng nắng chiều mưa ... ban trưa hâm hấp chắc hết thuốc chữa ha cô nương.

    Anyways, bên đây $5.99 1 pound

    https://i.postimg.cc/x11dN1MM/bonbon.jpg

    mà cái bang còn chưa có chiền mua nè ... V đại gia ;)

    ReplyDelete
  2. Lâu lâu anh mang tách cà phê vô chuyện trò cho vui như một thời đã xưa. Mong cô nương không phiền 😊

    ReplyDelete
  3. Good morning Anh Tư,

    Mỗi lần V gặp Anh Tư là V vui lắm, lúc nào cũng cười với Anh, những lời Anh viết rất tếu. V hông thấy phiền đâu. Post nào anh thích thì vô tám thoải mái nha Anh.

    ReplyDelete