Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer, Nam bộ. Mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, trong đó có lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hóa, môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi, An Giang. Giống bò đua trong lễ hội là giống Bò Bảy Núi.
Lễ hội đua bò được tổ chức từ 29-8 đến mùng 1-9 âm lịch (nếu tháng thiếu thì từ 29-8 đến mùng 2-9 âm lịch)
Bò Bảy Núi hay bò đua Bảy Núi (còn gọi là bò Cu hay bò Phèn) là một
giống bò nội địa của Việt Nam được nuôi ở vùng Bảy Núi thuộc Tri Tôn, An
Giang, đây là giống bò có nhiều đặc điểm quý nhất là những giống bò
thuần chủng của vùng Bảy Núi. Hiện nay, do tập quán thiến bò đực trước
khi trưởng thành cộng với chương trình lai nhân tạo với giống bò cho
nhiều thịt nên bò đua Bảy Núi đang có nguy cơ mai một và tuyệt chủng.
Giống
bò Bảy Núi An Giang vốn thân thuộc với người dân Nam bộ và đã đi vào
truyền thống với những cuộc đua mang tinh thần thượng võ trong lễ hội
đua bò Bảy Núi. Trong quan niệm của người Khmer, đôi bò thắng giải mang
đến cho cả phum sóc nhiều niềm vui, may mắn để có một vụ mùa bội thu.
Sau khi thắng cuộc, người Khmer không giết, cũng không bán mà gìn giữ
cặp bò chiến thắng như một tài sản quý báu của gia đình và phum sóc.
Trước
khi vào cuộc đua, họ chọn từng đôi bò với nhau hoặc bốc thăm và thoả
thuận một số quy định cần thiết như ai sẽ đi trước, đi sau... Nhưng
thông thường đôi đi sau có phần ưu thế hơn. Nếu trong khi đua, đôi bò
nào chạy tạt ra khỏi đường đua sẽ bị loại và đôi bò sau giẫm lên giàn
bừa của đôi bò trước là thắng cuộc. Còn người điều khiển phải đứng thật
vững nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa coi như thua cuộc.
Từng đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa
là bàn đạp gồm một tấm gỗ rộng 30 cm, dài 90 cm, bên dưới là răng bừa.
Người điều khiển bò cầm roi mây hoặc khúc gỗ tròn vừa tay độ 3 cm, đầu
có tra cây đinh nhọn - cây xà-lul. Khi bắt đầu lệnh xuất phát của trọng
tài, người điều khiển chích mạnh cây xà-lul vào mông con bò, bò bị đau
phóng nhanh về phía trước, quan trọng là phải chích cho đều cả hai con
thì vận tốc của đôi bò mới quyết liệt và hấp dẫn. Điều này có khác với
đua ngựa ở chỗ là mỗi người cưỡi một con, ai về đích trước sẽ thắng
cuộc.
Sáng sớm bà con đã có mặt đông đảo tại địa điểm đua bò. Có người ở cách xa hàng vài cây số cũng mang theo cả xoong, nồi, mắm, muối nấu ăn tại chỗ để xem cho trọn vẹn cuộc đua. Chỗ xem cũng không cần cầu kỳ như xem bóng đá, đua ngựa hay một số môn thể thao khác, chỉ cần đứng ở vị trí hơi cao so với mặt sân đua hay leo lên bờ bao là đủ. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc không khí lúc nào cũng tưng bừng và hào hứng, tiếng vỗ tay, reo hò, sôi nổi cổ động dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi hoặc những pha về đích gay go, quyết liệt. Làm cho các phum, sóc sôi nổi trong dịp lễ hơn.
Ảnh của Xí Muội
Bài Nora sắp xếp và sưu tầm từ Wikipedia