Monday, February 1, 2016
Nhà thờ Chợ Quán tại Sài Gòn liên quan đến năm Bính Thân 1896
Ngôi thánh đường Chợ Quán còn lại đến nay là nhà thờ lần thứ tám, được khánh thành vào năm Bính Thân 1896.
Lịch sử họ đạo Chợ Quán và nhà thờ Chợ Quán
Giáo xứ Chợ Quán là một họ đạo cổ vì lịch sử họ đạo gắn liền với quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Đất nước và có tuổi gần đến ba thế kỷ kể từ ngày khởi lập năm 1723, khi có nhiều di dân muốn khởi nghiệp trên vùng đất mới phía Nam, nhiều giáo dân xuất xứ từ khắp nơi tề tựu lại thành Họ đạo Chợ Quán. Danh xưng Chợ Quán không biết có từ thời gian nào, chỉ biết các bô lão nói rằng, nhiều di dân có cùng nghề, cùng lòng tin tạo nên Xóm Bột, có chợ, có nhiều lều quán nên hình thành cái tên Chợ Quán.
Trong thời gian từ 1834 – 1859, khi vua nhà Nguyễn tỏ rõ ý chống lại đạo Công giáo thì cuộc bách hại đạo cũng bắt đầu. Họ đạo Chợ Quán không được sinh hoạt bình thường. Giáo dân vừa lo cho thân mình vừa phải bảo vệ các cha nên phải di chuyển đây đó rất cực. Có lúc Chợ Quán không còn nhà thờ, cha phải lẩn trốn trong nhà dân, hoặc phải giả dạng người thường trong đám cưới hay đám ma; còn Thánh lễ được cử hành vào ban đêm, Giáo lý do cha mẹ dạy cho con cái… nhưng các giới chức vẫn trợ giúp các cha và cộng đoàn giáo dân một cách tích cực. Khi quân Pháp xâm lăng Sài Gòn thì triều đình nhà Nguyễn gia tăng tìm giết người có đạo, nhiều người giáo dân Chợ Quán bị bắt đi phân sáp vào 18 thôn vườn trầu nhưng chính những người này tạo điều kiện cho nhiều người biết đến Chúa và làm nòng cốt phát triển thành các họ đạo về sau như Hóc Môn, Bà Điểm, Tân Hưng và Chợ Cầu.Khi quyền binh chính trị lần lượt rơi vào tay người Pháp thì người Công giáo được truyền đạo và giữ đạo tự do.
Họ đạo Chợ Quán được phục hồi và phát triển về nhiều mặt, có sự trợ giúp đắc lực của các nữ tu Hội dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán. Niềm tin của giáo dân được củng cố, các hội đoàn được thành lập, cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, truyền giáo để tăng trưởng số giáo dân, mở rộng để phát triển những họ đạo mới như Chánh Hưng, Bình Xuyên, Môi Khôi…Với chiều dài thời gian, họ đạo đã có nhiều vị mục tử được sai đến chăm sóc và đến nay nhà thờ được xây dựng là ngôi thánh đường thứ tám, theo thứ tự các năm 1720, 1727, 1733, 1775, 1789,1793, 1862 và 1986; như thế ngôi thánh đường còn lại đến nay là nhà thờ lần thứ tám, được khánh thành vào năm Bính Thân 1896.
Nhà thờ Chợ Quán kiến trúc theo kiểu Gothique đặc trưng của phương Tây, trải qua hơn 100 năm nhưng vẫn uy nghi, đồ sộ nhất khu vực chợ Lớn. Các cánh cửa đều theo cấu trúc mái vòm cong, những cột đá to với những hoa văn độc đáo, mái ngói đỏ đã thẩm màu rêu phong cổ kính. Khi bước qua cửa chính của Thánh đường, sẽ thấy thật tráng lệ. Giữa là Bàn Thánh và tượng Chúa chịu nạn, bên trái là bàn thờ Đức Mẹ, bên phải là bàn thờ Thánh Cả Giuse, ngoài ra, hai bên còn có tượng các Thánh.
Các khung cửa sổ không được ốp kính màu như các nhà thờ lớn khác, bên trong có 4 dãy ghế lớn và 2 dãy ghế nhỏ. Đối diện với Bàn Thánh, phía trên là hình Chúa Jesus – Vua vũ trụ và phía dưới bức ảnh đó có một lối nhỏ để đi vào tháp chuông.
Tháp chuông gồm có ba tầng: tầng kéo chuông, tầng để chuông và tầng trên cùng. Tháp tổng cổng có 5 quả chuông: 2 chuông kéo thường ngày, 2 chuông dùng cho Lễ Lớn và 1 chuông báo tử, vào những ngày rất đặc biệt thì cho kéo 5 quả chuông cùng một lúc. Đứng trên tầng trên cùng, có thể nhìn thấy toàn Quận 5. Nhưng điều đặc biết về tháp chuông này là những quả chuông được đúc từ Pháp và vận chuyển qua đây bằng đường thủy. Để vận chuyển những quả chuông này lên tháp, người ta không sử dụng sức người hay sức máy, mà người ta sử dụng sức của 5 con voi. Cho đến nay thì tháp chuông đã được sửa chữa 3 lần.
Khuôn viên 16.922m2, vẫn rộng rãi để xây một Nhà giáo lý 12 phòng và một hội trường; Nhà hài cốt, tu sửa phòng thánh. Một hệ thống âm thanh trong ngoài nhà thờ, một nhà sách, một bàn thờ đá . Tất cả những công trình đó do cha xứ khởi xướng, giáo dân chung tay xây dựng, nhưng ý nghĩa nhất vẫn là công trình xây dựng cộng đoàn đức tin. Bản tin Họ Đạo Chợ Quán được phát hành hàng tháng, được chuyển đến từng gia đình qua hệ thống chín giáo khu, tập trung vào những thông tin của Giáo Hội Hoàn Vũ và Giáo Hội Việt Nam. Và một cộng đòan bác ái với các họat động: lớp học tình thương, phòng khám bệnh và phát thuốc miễn phí, lớp dạy cắt may, Hội Bác ái Vinh Sơn, giúp các xứ nghèo xây sửa nhà thờ.
(Sưu tầm)
:)
:(
;)
:D
:-/
:x
:P
:-*
=((
:-O
X(
:7
B-)
#:-S
:((
:))
=))
:-B
:-c
:)]
~X(
:-h
I-)
=D7
@-)
:-w
7:P
2):)
:!!
\m/
:-q
:-bd
^#(^
Show more Emoticons
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Qua hay va tuyệt voi
ReplyDelete