Thursday, October 12, 2017

Cửu vị thần công (9 khẩu đại bác) của Vua Gia Long

Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, vua Gia Long ra lệnh tập trung tất cả khí dụng bằng đồng tịch thu được đúc thành 9 khẩu thần công để 'làm kỷ niệm muôn đời' về chiến thắng của mình. Công việc được bắt đầu vào ngày 31-1-1803, hoàn tất vào cuối tháng 1 năm 1804. Mỗi khẩu dài 5,10m, nặng hơn 17.000 cân được đặt trên một giá súng và giá súng đều được chạm trổ cực kỳ công phu, tinh xảo.

Khi xưa cửu vị thần công được đặt dưới chân Hoàng Thành, trước cửa Ngọ Môn – kinh thành Huế.
Cửu vị thần công đặt nơi cửa Ngọ Môn

Đến đời vua Khải Định, cửu vị thần công được dời ra tại vị trí cửa Thể Nhơn và cửa Quảng Đức .

Cửu vị thần công được chia thành hai nhóm:
- Nhóm bên tả xếp phía sau cửa Thể Nhơn gồm 4 khẩu, được đặt tên theo 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông.
- Nhóm bên hữu xếp phía sau cửa Quảng Đức gồm 5 khẩu, được đặt tên theo ngũ hành: Kim - Mộc - Thuỷ - Hỏa - Thổ. Vào năm 1816

Vua Gia Long sắc phong cho cả 9 khẩu đại bác này danh hiệu "Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân". Danh hiệu này và nội dung bài sắc phong đều được khắc trên cả 9 khẩu.

Triều đình cử riêng một đội hình thường xuyên túc trực bên cạnh Cửu Vị Thần công để bảo vệ, đồng thời cấp tiền để tổ chức lễ cúng tế có cả trâu (hoặc bò), lợn và dê.

Kể từ sau năm 1886, lễ cúng tế này bị triều đình bãi bỏ do khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, những người lính bảo vệ vẫn tự góp tiền mua hoa, quả, hương, trầm để cúng, vì họ sợ "oai linh" của Cửu vị Thần công. Cửu vị Thần công được đánh giá là một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao.
1964
1964
1972
1972
1972
1972
2014
Cửa Quảng Đức, Huế 2014
Bốn khẩu trong Cửu vị thần công có tên Xuân, Hạ, Thu, Đông đặt phía sau cửa Thể Nhơn  (cửa Ngăn) Hoàng thành Huế
Năm khẩu trong Cửu vị thần công có tên Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ đặt phía sau cửa Quảng Đức (cửa Sập), Hoàng thành Huế

Nguồn: Wikipedia

No comments:

Post a Comment