Thursday, October 28, 2021

“Năng lượng xanh” là chính trị, không phải khoa học




Audio

Tại một số vùng của Hoa Kỳ, người ta đang chứng kiến ​​một “Cuộc cách mạng năng lượng xanh”. Nhiều người so sánh “Cuộc cách mạng năng lượng xanh” này với cuộc “Đại nhảy vọt” ở Trung Quốc Đại Lục cách đây 60 năm. Cuộc “Đại nhảy vọt” của Mao Trạch Đông đã khiến hàng chục triệu người chết đói. Còn cuộc “Đại nhảy vọt” ở Hoa Kỳ liệu có để lại hậu quả nghiêm trọng như vậy hay không, có lẽ không một ai có thể lường trước.

Một phần lớn trong Gói kích thích kinh tế trị giá 2,3 nghìn tỷ đô la Mỹ của Tổng thống Biden, được tài trợ cho thứ gọi là “năng lượng sạch”. Toàn bộ kế hoạch này nhằm mục đích giảm lượng khí thải carbon, giảm ô nhiễm và ngăn chặn sự nóng lên của khí hậu.

Xem xét kỹ kế hoạch năng lượng sạch của Hoa Kỳ, sẽ thấy nhiều thứ có liên quan đến các vấn đề của phe cánh tả, ví như “Thỏa thuận xanh mới”. Không phải ngẫu nhiên mà “Thỏa thuận xanh mới” lại được đưa ra bởi một nhóm cánh tả ở New York.

Năm 2019, bang New York đã công bố “Đạo luật Lãnh đạo Khí hậu và Bảo vệ Cộng đồng” (CLCPA), mục tiêu khí hậu cấp tiến nhất ở Hoa Kỳ. Trong đó quy định rằng vào năm 2050, bang này sẽ sử dụng điện không có carbon và tất cả các công trình cải tạo tiết kiệm năng lượng đều được “khử carbon”. Hiện tại, cơ quan lập pháp của tiểu bang đang thúc giục thông qua “Đạo luật Đầu tư Cộng đồng và Khí hậu” (CCIA) trước kỳ nghỉ hè. Đạo luật này sẽ thực hiện một siêu kích thích “Đại nhảy vọt” thông qua việc thu thuế carbon và giá nhiên liệu.

Những dự luật khí hậu này chứa đầy các thuật ngữ trừu tượng như khử carbon, trung hòa carbon, chuyển đổi công bằng… Nhưng liệu điều này có thể ngăn chặn các thảm họa khí hậu khác như bão lốc? Dù là năng lượng sạch hay việc không phát thải ròng, hiệu quả của chúng còn tùy thuộc vào hậu quả trong thực tế.

Ông Roger Caiazza, một nhà khí tượng học đã làm việc trong ngành chất lượng không khí hơn 40 năm, chỉ ra rằng việc chi một số tiền lớn để trợ giá cho năng lượng gió và mặt trời sẽ đặt ra nhiều hạn chế hơn đối với sự phát triển kinh tế. Đến năm 2100, tối đa chỉ có thể giảm được nhiệt độ xuống 0,0097 độ C, hầu như không có ích gì. Điều quan trọng nhất là ngành khoa học khí hậu không thể khẳng định, liệu sự nóng lên toàn cầu có phải do con người gây ra hay không. Những rủi ro mà các chính sách này mạo hiểm chẳng khác nào mua thiệt hại với giá cao, gây hại cho người nghèo nhiều hơn là giúp đỡ họ.

Ông Caiazza tự gọi mình là một “nhà môi trường thực dụng”. Ngày 23/4, ông đã công bố “Kết quả khảo sát lập pháp về Luật Đầu tư Cộng đồng và Khí hậu” trên blog của mình. Ông phân tích các quy định của Đạo luật CCIA từ góc độ chuyên môn và giải thích về hậu quả mà CCIA sẽ gây ra. Bạn đọc quan tâm có thể tự mình tham khảo phần dưới đây.

Ông giới thiệu rằng tiền đề cơ bản của luật pháp của New York là sự tồn tại của một cuộc khủng hoảng khí hậu. Nhưng các chính trị gia và cơ quan quản lý thường nhầm lẫn giữa khái niệm thời tiết và khí hậu, khi đưa ra giả thuyết nhằm “giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu”. Điều này thường xảy ra.

Tiến sĩ William Briggs cũng nói rằng đổ lỗi cho con người về thời tiết khắc nghiệt được gây ra bởi sự nóng lên toàn cầu là “quá tự tin và có thể sai lầm”. Ông giải thích rằng câu hỏi đầu tiên là làm thế nào để định nghĩa được tự nhiên. Bởi “một số người lầm tưởng rằng khí hậu trái đất chưa bao giờ thay đổi trước khi con người bắt đầu ‘can thiệp’ vào trái đất.”

Ông Briggs giải thích rằng ông đã cố gắng gán cho các vấn đề thời tiết và khí hậu bị “ảnh hưởng do con người gây ra.” Dù bạn ước tính như thế nào thì cũng không thể xác minh điều này một cách độc lập. Công cụ chính được sử dụng ngày nay để ước tính các nhân tố tác động là mô hình khí hậu. Nhưng những mô hình đó “trước tiên phải chứng minh khả năng dự đoán của chúng, nếu không thể hoặc không chính xác, thì chúng cũng không đáng tin cậy.” Ông kết luận rằng chỉ vì cơ sở của việc nghiên cứu lại “dựa trên những phỏng đoán này, do vậy là kết luận hoặc sai hoặc là quá tự tin.”

“Đoàn Ủy nhiệm Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia” (NOAA) ở Princeton, bang New Jersey kết luận: “Tóm lại, vẫn chưa đủ thuyết phục khi kết luận rằng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển tăng lên do các hoạt động của con người gây ra, có những tác động có thể phát hiện đã ảnh hưởng đến những cơn bão tại lưu vực Đại Tây Dương.”

Ví dụ: Luật năng lượng xanh của bang New York thường nói về tác động của các cơn bão đối với New York. New York đã bị ảnh hưởng bởi một số cơn bão trong những năm gần đây và điều này được sử dụng làm “bằng chứng” về việc biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, những dữ liệu thực tế lại cho thấy kết quả ngược lại. Ông Roger Pielke, giáo sư Đại học Colorado, kiêm chuyên gia khí hậu, đã tổng kết số lượng các cơn bão đã đổ bộ tới đất liền. Ông nhận thấy rằng chúng đã giảm dần kể từ đầu những năm 1960.

Do đó, ông Roger Caiazza tin rằng thứ gọi là rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu không tồn tại. Vậy nên việc giảm phát thải khí nhà kính sẽ không có tác dụng. Ngược lại, giảm khí nhà kính chắc chắn sẽ làm tăng chi phí năng lượng. Các nhóm yếu thế sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, như giá điện, giá dầu tăng, chi phí sinh hoạt về cơ bản cũng sẽ tăng cao. Sẽ không có sự báo đáp nào đối với số tiền mà chính phủ chi cho việc “giảm phát thải”. Thành thật mà nói, điều này cũng không mang lại một chút lợi ích nào cho các nhóm yếu thế.

Ông đã ước tính kế hoạch của New York và nhận thấy rằng vào năm 2100, kiểm kê phát thải của CLCPA có thể làm giảm phạm vi nóng lên của khí hậu, từ khoảng 0,0097 ° C đến 0,0081 ° C, thấp hơn 1% độ C.

Quan điểm của ông Caiazza rất thú vị
Trên thực tế, nhiệt độ của trái đất chúng ta đang sống không phải là bất biến. Từ lịch sử có thể thấy, đã có 3 kỷ băng hà lớn trong lịch sử hàng tỷ năm của trái đất, và nhiệt độ thấp hơn nhiều so với các thời kỳ khác. Thời gian gần đây nhất được gọi là Kỷ băng hà thứ 4, cũng chính là thời điểm chúng ta đang sống. Nói cách khác, nhiệt độ của trái đất chúng ta đang sống hiện nay thấp hơn nhiệt độ của trái đất trong hầu hết các thời kỳ.

Trong thời kỳ Đại băng hà, cũng có thời kỳ Tiểu băng hà, và những giai đoạn xen kẽ nhỏ giữa các Kỷ băng hà nhỏ. Nghe có vẻ khá phức tạp, nhưng nói thẳng ra, nghĩa là trái đất lúc nóng, lúc lạnh. Trái đất hiện nay nằm trong giai đoạn xen kẽ nhỏ giữa những Kỷ băng hà lớn. Đây là cách nói phổ biến trong cộng đồng khoa học về trái đất. Nói theo cách này, cũng tương đương với thời tiết có mặt trời vào mùa đông. Mặc dù khí hậu rất lạnh nhưng hai ngày đó vẫn khá ấm áp.

Một nghiên cứu khoan băng ở Bắc Cực của Nga đã kết luận rằng trong 400.000 năm qua, nhiệt độ trung bình giữa các kỷ băng hà nhỏ của Trái đất chênh nhau khoảng 10 độ C. Có tổng cộng 5 chu kỳ. Nhiệt độ của trái đất hiện nay là đỉnh điểm của chu kỳ thứ 5. Nghiên cứu này cũng so sánh hàm lượng carbon dioxide. Carbon dioxide quả thực tỷ lệ thuận với nhiệt độ trái đất.

Điều khiến nghiên cứu này trở nên thú vị là mối quan hệ giữa carbon dioxide và nhiệt độ. Bởi con người đã công nghiệp hóa khoảng 300 năm, nên carbon dioxide từ đâu ra? Do đó, lời giải thích duy nhất là carbon dioxide có thể là kết quả của sự tăng nhiệt độ của trái đất, chứ không phải là nguyên nhân. Có thể nhiệt độ tăng lên là kết quả của sự gia tăng số lượng động vật lên gấp nhiều lần.

Nhân loại đã sử dụng công nghệ năng lượng mới để giảm lượng khí thải carbon. Nếu có 100 kế hoạch lớn của tiểu bang New York trên trái đất, thì lượng khí thải carbon giảm được trong 80 năm sẽ chỉ tác động đến nhiệt độ trái đất chưa đến 1 độ C. Hơn nữa chúng ta cũng không biết mối quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng nhiệt độ và lượng carbon dioxide.

Ngay cả khi nhiệt độ tăng, lẽ nào đây nhất định cứ phải là một điều xấu?
Ông Hứa Tịnh Hoa (Kenneth Hsu), Hiệu trưởng Trường Khoa học Trái đất thuộc Viện Công nghệ Liên bang Zurich Thụy Sĩ trong những năm 1970 và 1980, là người Đài Loan. Theo lịch sử phát triển của xã hội loài người trong chu kỳ biến đổi khí hậu toàn cầu trong lịch sử, đã chứng minh rằng thời kỳ xen kẽ nhỏ trên toàn cầu là thời kỳ thích hợp nhất cho sự phát triển phồn vinh của xã hội nhân loại. Kỷ băng hà nhỏ khiến sản lượng nông nghiệp giảm, dẫn đến nạn đói và di cư chủng tộc. Nói cách khác, khí hậu ấm lên sẽ tốt hơn nhiều cho nhân loại. Ngược lại nếu khí hậu lạnh đi, sẽ có nhiều thảm họa hơn xảy ra.

Ông tin rằng trong suốt 200 năm từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, trên khắp thế giới thường xuyên xảy ra các trận động đất mạnh. Các thảm họa thiên nhiên khác cũng tập trung như bệnh dịch hạch, khiến nhiệt độ hạ thấp nghiêm trọng và gây thiệt hại do bị đóng băng. Đây được gọi là Kỷ băng hà nhỏ.

Những người ủng hộ “Thỏa thuận xanh mới” hiện nói rằng nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến biến đổi khí hậu và nhiều vấn đề sẽ nảy sinh. Vâng, đúng vậy, bất kỳ sự thay đổi khí hậu nào cũng sẽ tạo ra các vấn đề xã hội của con người. Việc giảm nhiệt độ cũng gây ra nhiều vấn đề như vậy.

Nhưng tại sao nhiệt độ trái đất lại thay đổi? Ông Hứa Tịnh Hoa tin rằng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, trong thời kỳ vết đen mặt trời cực tiểu, mặt trời hoạt động ở trạng thái có giá trị thấp, rất có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khí hậu của Kỷ Băng hà nhỏ.

Bất kể nhiệt độ của trái đất có tác động đến xã hội loài người hay không, thì sự thay đổi nhiệt độ của trái đất chủ yếu là do hoạt động của vết đen mặt trời gây ra. Các nhà khoa học về trái đất thông thường đều bị thuyết phục về điều này. Tất nhiên là như vậy, mặt trời là nguồn năng lượng lớn nhất trong hệ Mặt trời, nên bất kỳ sự thay đổi nào của nó cũng sẽ có tác động rất lớn. Vấn đề gây tranh cãi hiện nay là, hoạt động của con người ảnh hưởng như thế nào đến nhiệt độ và khí hậu? 1 độ C, hay 2 độ C? Phải chăng loài người có thể quyết định nhiệt độ và khí hậu của trái đất trong tương lai?

Nếu hỏi các nhà địa chất học hoặc các nhà địa cầu học, hầu hết họ sẽ giữ thái độ phủ định. Bởi từ góc độ lịch sử của trái đất, hoạt động của con người có thể có gây ảnh hưởng nhất định, nhưng không mang tính quyết định. Vì vậy, nếu nhân loại đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sử dụng năng lượng, thay đổi hệ thống năng lượng, thay đổi hình thức và cách sống, nhiệt độ của trái đất sẽ giảm xuống 2 độ C sau 100 năm. Chí ít, bản thân tôi cũng thấy điều này khá hoang đường.

Xét từ một góc độ khác, sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại cũng có thể được coi là sự tiến bộ trong việc sử dụng năng lượng. Ban đầu con người bắt đầu sử dụng lửa, sau đó là sự phát triển của các công cụ sau thời kỳ đồ đá mới. Sau khi sử dụng than đá mới có máy móc. Sau khi sử dụng dầu mỏ, một kỷ nguyên mới lại mở ra. Việc theo đuổi và phát triển các nguồn năng lượng mới của nhân loại sẽ không dừng lại. Thế hệ năng lượng tiếp theo rất có thể là năng lượng hạt nhân, chứ không phải năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Lấy ví dụ như năng lượng mặt trời. Năng lượng mặt trời không phải nói đến việc chúng ta cùng nhau đi phơi nắng. Nó yêu cầu các tấm pin mặt trời và pin hiệu suất cao hơn. Việc sản xuất các tấm pin mặt trời cần sử dụng đến silicon đơn tinh thể và silicon đa tinh thể, tất cả đều là kỹ thuật khai thác, nung chảy và hóa học. Chưa nói đến pin, chỉ riêng nguyên tố đất hiếm, hay chất lỏng gốc axit… đều là những ngành sản xuất gây ô nhiễm.

Ngày nay, hầu hết các tấm pin và pin được sử dụng ở Hoa Kỳ và châu Âu được mua từ Trung Quốc Đại Lục. Các nước châu Âu và châu Mỹ cảm thấy sạch sẽ và không bị ô nhiễm. Nhưng ô nhiễm lại xảy ra ở Trung Quốc Đại Lục, chủ yếu ở phía tây Nội Mông và Tân Cương. Sự ô nhiễm này kỳ thực đã bị giữ lại trên trái đất, khí thải carbon cũng vẫn tồn tại trên trái đất. Liệu sự thay đổi này có giúp thay đổi khí hậu hay không?

Ngoài việc sản xuất ra, con người còn phải xử lý chất thải. Dù là tấm pin năng lượng mặt trời hay pin thì tuổi thọ của chúng cũng chỉ khoảng 10 năm, và sẽ phải thay thế bằng những tấm pin mới. Sau đó phải xử lý những tấm pin và pin cũ này như thế nào? Lấy Trung Quốc Đại Lục làm ví dụ, các chuyên gia tin rằng số lượng các loại pin thải khác nhau sẽ tăng từ 80 đến 100 lần trong 10 năm tới. Nên xử lý những chất thải gây ô nhiễm cao này như thế nào?

Liệu giá trị do năng lượng mới tạo ra có đủ giải quyết những vấn đề này và mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhân loại? Nhiều chuyên gia đã tranh luận sôi nổi. Trên thực tế, đây không phải là vấn đề kinh tế và khoa học, đôi khi nó là một vấn đề chính trị thì đúng hơn. Do điều cốt lõi đằng sau những thay đổi trong việc sử dụng năng lượng và hệ thống năng lượng, là những thay đổi lớn về việc phân chia của cải, lợi ích, quyền lợi và sự thống trị.

Tại Hoa Kỳ, phe cánh tả có thái độ thù địch với ngành công nghiệp dầu mỏ suốt một thời gian dài, bắt đầu từ ông Rockefeller. Trên thực tế, ở các nước khác cũng vậy, các công ty dầu khí là biểu tượng của chủ nghĩa tư bản. Để giảm bớt tầm quan trọng của ngành dầu mỏ trong GDP, cách tốt nhất là cần tìm một công nghệ mới thay thế nó. Điều này khá hấp dẫn với phe cánh tả, như vậy họ sẽ có thể tiêu diệt chủ nghĩa tư bản.

Mọi người thử nghĩ xem, ngành công nghiệp dầu khí không chỉ có xăng, mà còn có hóa chất và các vật liệu sản xuất khác nhau. Một khi ngành công nghiệp dầu khí, với tư cách là nguồn năng lượng chính, bị ảnh hưởng, thì toàn bộ cơ chế mà nền văn minh hiện đại mà con người phụ thuộc vào, đều có thể bị ảnh hưởng rất nhiều.

Hậu quả cuộc “Đại nhảy vọt” của phe cánh tả này có thể rất đáng sợ. Năm 1958, Mao Trạch Đông phát động “Đại nhảy vọt” và yêu cầu hợp tác xã (tổ chức xã hội chủ nghĩa ở nông thôn mà ông ta thúc đẩy mạnh mẽ) tăng sản lượng lương thực. Kết quả là, các chính quyền địa phương đã báo cáo sai lệch về sản lượng nông nghiệp, tạo ra hàng chục nghìn cân lương thực trên mỗi mẫu đất. Rất nhiều người nghi ngờ về tính hợp lý của sản lượng này.

Một nhà khoa học hàng đầu trở về Trung Quốc sau khi học tập tại Hoa Kỳ, đã viết một bài luận trên tờ People’s Daily. Ông nói rằng nếu có thể sử dụng 30% năng lượng của ánh sáng mặt trời (667m2), cộng với đủ nước và phân bón, thì sản lượng 20 tấn lương thực mỗi mẫu sẽ không thành vấn đề.

Không ai chú ý đến tiền đề của nhà khoa học này là cần sử dụng 30% ánh sáng mặt trời và các điều kiện khác, bởi mọi người không hiểu. Mọi người sẽ chỉ chú ý đến một mẫu đất có thể cho ra sản lượng 20 tấn thóc. Vậy nên yêu cầu của của Mao Trạch Đông không phải là điều bất hợp lý. Kết quả là, “Đại nhảy vọt” của ĐCSTQ phát triển nhanh chóng, cuối cùng đã khiến 30 triệu người chết vì đói.

Nhà khoa học này không hề sai, bởi kết luận của ông có nhiều điều kiện tiên quyết. Cái sai nằm ở tính chính trị phía sau và “đúng đắn chính trị” đã áp đảo hết thảy. Đây là một bài học lớn, người Trung Quốc đã phải mất đi 30 triệu sinh mạng để đổi lấy một bài học đắt giá.

Các nhà hoạch định chính sách năng lượng xanh của Hoa Kỳ cũng đang đặt ra một loạt “điều kiện tiên quyết” như vậy. Những lập luận đó của các nhà khoa học có thể không sai, nhưng việc thao túng chính trị phía sau không nhất thiết phải xem xét đến các vấn đề khoa học. Đa phần là vấn đề giành được nhiều quyền lực xã hội và các quyền lực chính trị hơn.

No comments:

Post a Comment