Wednesday, February 10, 2016

Những loại đàn xưa ở Á Châu - Đàn gẩy (1)

Đàn Tỳ Bà
https://farm2.staticflickr.com/1541/24823607382_ff89f3b1d2_z.jpg

Đàn tỳ bà có từ thời Trung Hoa cổ đại, theo một số ghi chép là khoảng hơn 2000 năm lịch sử. Đàn tỳ bà du nhập sang nước Việt từ rất sớm. Bằng chứng là hình chạm các nhạc công trên tảng đá vuông dùng làm chân cột chùa Phật Tích, Bắc Ninh, có chạm hình tỳ bà giữa hai nhạc công dùng ống sênh, và ống tiêu thổi dọc. Trong khi đàn tranh có vóc dáng mà không thấy những con nhạn căng dây, đứng giữa hai nhạc công thổi ống sênh và ống sáo ngang.

Suốt thời nhà Trần, tỳ bà chỉ góp mặt trong dàn Tiểu nhạc dùng trong dân gian.

Đời nhà Lê, khi Lương Đăng quy định nhạc cung đình theo mẫu nhà Minh, tỳ bà có mặt trong dàn Đường Hạ chi nhạc. Nhưng quy định của Lương Đăng không được ai tán thành cả. Nguyễn Trãi đã dâng biểu để tâu với vua vì sao ông đã từ chức không ở trong Ban lo việc quy định Nhạc Triều Đình, nêu những cái sai của Lương Đăng. Nhưng cuối cùng vua Lê Thái Tông vẫn cho thi hành theo quy chế mới của Lương Đăng.

Đến đời Hồng Đức (1470-1497), ba vị đại thần là Lương Thế Vinh, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận kê cứu âm nhạc Trung Hoa hiệp vào quốc âm, chế ra hai đội Đồng Văn và Nhã Nhạc để đàn và hát trong cung đình. Đàn tỳ bà và đàn Tranh đều có trong hai đội ấy. Nhưng các Vị Đại thần không muốn giữ tên tranh hay tỳ bà là tên Trung quốc, nên đặt cho tỳ bà tên tứ huyền cầm (đàn 4 dây) còn đàn Tranh lúc ấy có 15 dây mang tên là thập ngũ huyền cầm


Đàn Liễu
https://farm2.staticflickr.com/1498/24572666729_97b6e2871b_b.jpg


Đàn Liễu như đàn Tỳ bà, bởi được làm bằng gỗ cây liễu, bên ngoài của nó cũng giống lá liễu , cho nên được gọi là đàn Liễu, hoặc “đàn lá liễu”. Bên ngoài và cấu tạo của đàn Liễu rất giống đàn Tỳ Bà. Cấu tạo ban đầu rất đơn giản, trông quê mùa dân dã, người Trung Quốc âu yếm g̣ọi nó là “ Tỳ Bà thổ”. Đàn “Tỳ Bà thổ” này lưu truyền tại các tỉnh Sơn Đông, An Huy và Giang Tô Trung Quốc, thường gảy đệm cho các vở tuồng sân khấu địa phương.

Bên ngoài và cấu tạo của đàn Liễu không những giống đàn Tỳ Bà, mà phương pháp gảy cũng giống, chỉ có khi nào chơi đàn thì phải dùng miếng gảy. Khi biểu diễn đàn Liễu, nhạc công ngồi ngay ngắn, đặt nghiêng cây đàn trước ngực, tay trái cầm đàn, ngón tay ấn dây, miếng gảy được kẹp ở giữa ngón cái và ngón trỏ tay phải, dáng người nhạc công ngồi gảy đàn rất trang nhã.


Đàn Không Hầu




https://farm2.staticflickr.com/1447/24913997816_ca002c4ff8_z.jpg

Đàn Không Hầu là loại đàn cổ xưa của Trung Quốc, có lịch sử lâu đời. Theo khảo cứu, đàn này lưu truyền đến nay đã hơn 2000 năm. Ngoài sử dụng trong giàn nhạc cung đình ra, đàn Không Hầu còn lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Vào thời Thịnh Đường (618--907), theo đà kinh tế và văn hóa phát triển nhanh, nghệ thuật chơi đàn Không Hầu cũng lên đến một trình độ mới, và cũng trong thời kỳ này, đàn Không Hầu cổ Trung Quốc lần lượt truyền vào các nước láng giềng Nhật, Triều Tiên v v... đến nay, trong chùa Na-la Tô-tai-chi vẫn bảo tồn hai cây đàn Không Hầu đã bị sứt mẻ của thời nhà Đường. Thế nhưng, cây đàn cổ xưa này từ sau thế kỷ 14 đã không còn lưu hành nữa, và dần dần không còn tồn tại nữa, mọi người chỉ có thể xem hình dáng một số đàn Không hầu từ trên bích họa và trạm nổi.
 
   Để lọai nhạc cụ bị mất đi đã nhiều năm này tái hiện trên sân khấu, bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước, những người làm công tác âm nhạc Trung Quốc và các sư phụ chế tạo nhạc cụ đã tiến hành nhiều công tác nghiên cứu, họ căn cứ những ghi chép trong sách cổ và các đồ án bích họa thời cổ còn được bảo tồn , đã thiết kế và làm thử mấy loại đàn Không Hầu, song do còn nhiều bất cập cho nên chưa được phổ biến và lưu truyền rộng rãi. Đến đầu những năm 80 thế kỷ trước, cây đàn Không Hầu trụ Én-- một lọai Không Hầu mới đã ra đời. Kêt́ cấu của nó tương đối hoàn chỉnh, khoa học, âm thanh của nó mang đặc điểm dân tộc, cho nên được mở rộng và dùng để biểu diễn.

    Đàn Không Hầu lưu hành vào thời cổ Trung Quốc chủ yếu là đàn nằm và đàn đứng. Đàn Không hầu trụ Én được làm phỏng theo đàn Không Hầu đứng. Hình bên ngoài của nó tương đối giống đàn Hạc phương Tây, nhưng khác ở chỗ là đàn Không Hầu có hai hàng dây, mỗi hàng 36 dây, mỗi dây đều do trụ hình chữ nhân đỡ trên hộp đàn, trụ dây đàn như chim Én bay trên trời cao, cho nên loạn đàn này được gọi là đàn Không Hầu trụ Én.

Âm sắc của đàn Không Hầu trụ Én du dương trong sáng, âm vực rộng, sức thể hiện của nó hết sức phong phú, vừa có thể gảy nhạc dân tộc, lại có thể gảy các bản nhạc của đàn Hạc. Do hai hàng dây đàn đồng âm với nhau, khi gảy bản nhạc có giai điệu nhanh và âm rộng, rất tiện lợi, nó có thể gảy cùng lúc bằng hai tay, lại có thể dạo và đệm nhạc trong tầm âm vừa, mà các lọai nhạc cụ khác khó mà so sánh được. Ngoài ra, đàn Không Hầu trụ Én rất độc đáo về các biện pháp gảy như nhấn dây đàn, trượt dây đàn và rung âm.




Đàn Cổ
https://farm2.staticflickr.com/1460/24822340452_757484e877_z.jpg


Lịch sử của Đàn Cổ rất xa xưa.  Ngày xưa, đàn Cổ được gọi là “Đàn” hoặc “Đàn Dao”.
 Tạo hình của đàn Cổ đẹp mắt, âm thanh đầy đặn thanh thoát, phong phú và dễ thay âm. Người xưa biểu diễn đàn Cổ hết sức sang trọng. Trước hết, phải tắm rửa và thay quần áo sạch sẽ, rồi châm một nén hương, sau đó ngồi khoanh chân, đặt đàn lên đùi, hoặc đặt lên bàn để diễn tấu. Tay trái gảy đàn, tay phải ấn dây đàn để lấy âm, khi gảy hoàn toàn dựa vào huy đàn để lấy dấu, âm chuẩn yêu cầu hết sức nghiêm khắc.

 (sưu tầm)

No comments:

Post a Comment