Thursday, December 13, 2018

Quả địa cầu bị nghiêng


Quả địa cầu nhà tôi nó nghiêng như vậy đó, có kéo cách nào nó cũng không chịu đứng

Hồi xưa ấy khi tôi đang xem đài HSN quảng cáo bán hàng , bỗng nó trồi lên show bán quả địa cầu , nó được ghép bằnng các loại đá quý và xà cừ, trông rất đẹp mắt .  Tôi nhấc phone gọi 1-800 liền, bên kia hỏi "bạn muốn brass hay copper? ". Tôi chọn brass ...

Quả địa cầu được gửi về khoảng đâu được một tháng thì nó bị nghiêng chút xíu , rồi chút xíu nữa, rồi đến nay thì nó nằm ngang luôn.

Hồi đó tôi đưa tay xoay quả địa cầu vừa nghĩ vu vơ , đúng là trái đất mất cân bằng. Tại sao các châu lục khác đều nằm một bên, còn Hoa Kỳ và Gia Nã Đại nằm một bên với phía dưới toàn nước là nước.  Vậy mà quả địa cầu thiệt không bị xoay ngang mới là sự hay của tạo hóa.  Rồi lại cười vu vơ cho sự lý lẽ ngốc nghếch của mình.

Cách đây vài năm hồi cháu còn học lớp 8. Có lần tôi gặp cháu trong bữa cơm tối , tự dưng nó hỏi : Liệu quả địa cầu này có còn cân bằng giữa người, vật, và cây cối nữa không?  Vì quá đông người trên trái đất, có khi nào phần lục địa sẽ chìm dần vào trong nước không? ...

Cháu tôi hỏi toàn câu hóc búa , làm sao tôi trả lời cho phải.  Vậy là chúng tôi phải nói lòng vòng không có bằng chứng cho sự giải thích của mình. Nào là định luật bảo toàn năng lượng , nào là tỉ lệ nghịch giữa loài người và loài cây  ...

Bữa tối đã hết nhẵn thức ăn trên bàn mà người lớn chúng tôi vẫn chưa có câu trả lời hợp lý.  Nay cháu đang theo học y khoa, hy vọng cháu thực hiện được niềm mơ ước của cháu.

***

Hôm nay tôi vô tình đọc một câu chuyện hài về Bộ trưởng bộ giáo dục Việt cộng Phùng Xuân Nhạ .  Tôi vừa đọc vừa cười vu vơ một mình, chợt nghĩ tới quả địa cầu nghiêng của tôi . 

Chuyện tếu

Đoàn thanh tra do ông Phùng Xuân Nhạ Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dẫn đầu, đến thanh tra một trường học cấp quận. Ông Nhạ chỉ vào quả địa cầu trong lớp và hỏi một học sinh :
- Hãy cho tôi biết tại sao trục quả cầu này lại nghiêng như thế ?
Em học sinh sợ sệt trả lời :
- Dạ không phải em làm đâu ạ !
Ông Nhạ quay sang hỏi một học sinh khác.
Em này run run nói :
- Mọi người đều thấy... em mới vừa vào lớp mà !
Ông Nhạ lắc đầu quay qua nhìn thầy giáo.
Thầy giáo mặt đầy vẻ biết lỗi.
- Không thể trách các em được ạ ! Quả địa cầu này khi mua về đã nghiêng thế rồi.
Thầy hiệu trưởng đứng kế bên nhìn thấy nét mặt ngày càng khó coi cuả ông Phùng Xuân Nhạ, vội vàng giải thích :
- Dạ là vì... để Thủ tướng xem cho dễ ạ !
Ông bộ trưởng nổi nóng đập bàn.
- Nói vớ vẩn!
Thầy hiệu trưởng có vẻ thành khẩn.
- Nói ra thật xấu hổ, vì kinh phí nhà trường có hạn nên chúng tôi chỉ có thể mua được hàng vỉa hè, nên không đảm bảo chất lượng.
Mặt ông bộ trưởng Nhạ tím ngắt, giận dữ đập bàn hét :
- Toàn một lũ đầu óc bả đậu, quả địa cầu bị nghiêng… thì phải kiếm cái gì kê lên cho nó thẳng chứ.


***

Thêm một câu chuyện nữa làm tôi phải nhíu mày về Trái Đất gồng mình cõng 10 tỉ dân năm 2050  / Trái đất chỉ còn hơn 20% diện tích đất hoang sơ .   Tôi li nghĩ vu vơ... cách giải quyết cho Trái đất bớt nặng nợ người là đại dịch chủng,  đại hồng thủy hay Trái đất tự bấm nút reset / restart thì thế gian này sẽ bắt đầu trở lại từ con số ... 4... Adam & Eva, Lạc Long Quân & Âu Cơ . 

A century ago, only 15% of Earth’s surface was used to grow crops and raise livestocks. Today, more than 77% of land (excluding Antarctica) and 87% of the ocean has been modified by the direct effects of human activities2,3. This is illustrated in our global map of intact ecosystems (see ‘What’s left?’).
Trái Đất gồng mình cõng 10 tỉ dân năm 2050

Tính đến ngày 01/11/2018, thế giới có 7,1 tỉ dân. Trong 30 năm nữa, con số này sẽ là 10 tỉ và đến năm 2100 sẽ có khoảng 12 tỉ dân. Các nhà khoa học rung chuông báo động. Nhật báo kinh tế Les Echos (13/11/2018), trích số liệu trên trang chủ của Viện Nghiên cứu Dân số Pháp (Ined), theo đó mỗi giây có 2,7 công dân mới, mỗi năm dân số thế giới tăng thêm 89 triệu người (150 triệu sinh ra và 61 triệu người qua đời).

Liệu Trái Đất có đủ sức gánh vác 10 tỉ dân vào năm 2050 ? Ký chung một bài viết trên Le Monde, khoảng 20 nhà khoa học và chủ doanh nghiệp, cùng rung hồi chuông báo động và kêu gọi « kìm hãm mức tăng dân số ». Theo họ, đây là nguyên nhân làm đảo lộn môi trường và khí hậu và « kéo hành tinh chúng ta đến thảm họa thực sự ». Khuyến cáo được đưa ra là cần tài trợ các chương trình kế hoạch hoá gia đình và tránh thai, đặc biệt là ở châu Phi.

Dù có nhiều chương trình hành động được khuyến cáo để hạn chế hiện tượng Trái Đất nóng lên (dùng bóng đèn tiết kiệm năng lượng, ô tô hybrid chạy xăng điện...), nhưng theo hai nhà khoa học Seth Wynes và Kimberly Nicholas, thuộc đại học Lund (Thụy Điển), « bớt một đứa con là giải pháp tốt nhất cho môi trường ». Khuyến cáo này từng bị chỉ trích, nhưng một lần nữa lại trở thành chủ đề thời sự sau khi AFP đăng lại một biểu đồ về hiện tượng này nhân dịp khối GIEC công bố một báo cáo mới về biến đổi khí hậu vào tháng 10/2018.

Câu hỏi đặt ra : « Trái Đất có khả năng chứa bao nhiêu người ? » Ngay từ năm 1679, nhà nghiên cứu tiên phong người Hà Lan về sinh học tế bào, Antoni van Leeuwenhoek, cho rằng không quá 13,4 tỉ. Từ đó, nhiều nghiên cứu khác đưa ra số liệu mới : từ vài trăm triệu đến vài chục tỉ. Năm 2017, trong một diễn đàn chung trên tạp chí BioScience, 15.000 nhà khoa học từ 184 nước khẳng định khả năng tiếp nhận của Trái Đất đã đạt đến giới hạn, nhưng không đưa ra con số cụ thể, đồng thời kêu gọi « xác định lâu dài tổng dân số (mà Trái Đất) có thể chịu được ».

Thực vậy, một cá nhân tiêu thụ càng nhiều nguồn tài nguyên thì họ chừa lại càng ít cho những người khác. Hiện tại, nhân loại cần đến 1,5 Trái Đất để hưởng được các dịch vụ của thiên nhiên, với mức tiêu thụ hiện nay. Vì vậy, hàng năm, tổ chức Global Footprint Network công bố « ngày vượt giới hạn », có nghĩa là ngày nhân loại đã tiêu thụ hết tài nguyên mà Trái Đất có thể tái tạo trong một năm. Trong thập niên 1970, mốc này là ngày 29/12, đến năm 2018, ngay từ ngày 01/08, nhân loại bắt đầu ăn lạm vào nguồn tài nguyên.

Thay đổi cách sống

Nhà nghiên cứu Jacques Véron, Viện Nghiên cứu Dân số (Ined), nhấn mạnh : « Giảm bớt bất bình đẳng là thách thức lớn nhất của dân số tương lai ». Thực vậy, 80 quốc gia thiếu nước, 1/5 dân số thế giới không có nguồn nước sạch và một tỉ con người không đủ ăn.

Một nghiên cứu do tổ chức phi chính phủ Mỹ Union of Concerned Scientists công bố tháng 10/2017 chỉ đích danh 90 công ty chính chuyên sản xuất dầu lửa, khí đốt, than và xi măng gây ra 57% lượng khí CO2 trong khí quyển, một nửa của mức tăng nhiệt độ trên thế giới và khoảng 30% mức tăng của mực nước biển so với năm 1880.

Một nguyên nhân khác được tổ chức Grain công bố là do « các tập đoàn công nghiệp sản xuất thịt và sản phẩm sữa ». Theo tổ chức phi chính phủ này, 20 tập đoàn lớn nhất -trong lĩnh vực trên - phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính hơn cả toàn nước Đức cộng lại. Theo khuyến nghị của Grain, « nếu muốn nuôi sống cả hành tinh mà vẫn chống biến đổi khí hậu, thì thế giới phải nhanh chóng đầu tư vào việc chuyển hướng sang các hệ thống cung cấp thực phẩm dựa trên các nhà sản xuất nhỏ, nông nghiệp sinh thái và các chợ địa phương ».



No comments:

Post a Comment