Friday, January 25, 2019

Chuyến đò Dịch Thủy



Audio

Mai Hoa (SBS) trò chuyện cùng Chị Bảy Muôn

Câu chuyện về người phụ nữ lành như đât có cái tên rất đẹp Nguyễn Hoàng Dịch Thủy tự gán đời mình với con đò đưa đón người dân Cồn Sơn qua con Sông Hậu bât kể nắng mưa ngày đêm bất kể công sức lay động nhiều người. Không ít du khách tới Cồn Sơn mong muốn được ngồi trên chuyến đò để được chị đưa qua sông. Chuyến đò Dịch Thủy thàm lặng của chị Bé vụt nổi tiếng khi nhạc sĩ Tuấn Khanh có dịp về đất Cồn và viết về chị qua một ghi chép của ông, nay đang đối mặt với việc có thể bị xóa sổ khi chính quyền muốn thay chân chị làm người đưa đò

Không ít du khách đến Cồn để được chị đưa qua sông.

Cồn Sơn, địa danh du lịch xanh nổi tiếng của đồng bằng sông nước miền Tây nằm giữa con sông Hậu.

Để đi đến vùng cây trái xanh tươi này phải đi phương tiện duy nhất là chiếc đò của chị Bé.

Mỗi ngày, từ hơn 20 năm nay, chị Bé chèo hàng chục chuyến đò miễn phí cho dân chúng ở Cồn Sơn, từ 5g sáng cho đến 9 giờ tối từ người đi chợ đến người bệnh, người đi sanh đẻ đến ma chay.

Rất nhiều chuyến, chị chỉ chở một học sinh, thậm chí chỉ một con vịt được gửi qua bên kia bờ.

Chị Bảy Muôn- một cư dân Cồn Sơn nói với SBS Việt Ngữ, chuyến đò của Bé có từ đời Cô Tư là má chị, lúc bà chèo chiếc tam bản đưa bà con những khi họ cần mà không hề đòi hỏi hay nhận tiền công. Đến đời chị bé tiếp nối công việc của má chị lại đưa đò cũng với một tấm lòng như vậy.

Mới đây chính quyền cắm một tấm bảng trước cửa nhà chị nói rằng bến đò mới do chính quyền địa phương xây dựng sẽ tiếp quản công việc đưa khách qua lại Cồn, và bến đò mà từ thời má chị đến đời chị miệt mài đưa dân đi  kể ngày đêm mưa gió, bât kể thù lao thì chính quyền không nói đến.

Người dân Cồn Sơn sững sờ trước thông báo trong đó chỉ định họ sẽ phải sử dụng bến tàu mới.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Cồn Sơn, địa danh du lịch xanh nổi tiếng của đồng bằng sông nước miền Tây nằm giữa con sông Hậu.

Để đi đến vùng cây trái xanh tươi này phải đi phương tiện duy nhất là chiếc đò của chị Bé.
Mỗi ngày, từ hơn 20 năm nay, chị Bé chèo hàng chục chuyến đò miễn phí cho dân chúng ở Cồn Sơn, từ 5g sáng cho đến 9 giờ tối từ người đi chợ đến người bệnh, người đi sanh đẻ đến ma chay.  Rất nhiều chuyến, chị chỉ chở một học sinh, thậm chí chỉ một con vịt được gửi qua bên kia bờ.

Những chuyến đò đậm nghĩa tình đan yêu thương gắn bó với đất và người trong lòng bao thế hệ dân xóm Cồn sắp bị cắt lìa bởi một thông báo mới đây (12/1/2019), của Du lịch Cồn Sơn ra lệnh thôi không cần chị nữa. Họ sẽ thay chị đưa đò.

Người dân Cồn Sơn sững sờ trước thông báo trong đó chỉ định họ sẽ phải sử dụng bến tàu mới.
Chị Bảy Muôn- một cư dân Cồn Sơn nói với SBS Việt Ngữ, chuyến đò của Bé có từ đời Cô Tư là má chị, lúc bà chèo chiếc tam bản đưa bà con những khi họ cần mà không hề đòi hỏi hay nhận tiền công. Đến đời chị bé tiếp nối công việc của má chị lại đưa đò cũng với một tấm lòng như vậy.

Cồn Sơn nằm giữa con sông Hậu khúc gần Cần Thơ. Từ bao lâu nay chẳng mấy ai qua lại khu Cồn ngoài người dân sống trên đó và một ít khách quen của họ. Tù bấy lâu nay bất cứ ai qua lại Cồn Sơn đều phải nhờ qua con đò của chị Bé.

Và đó cũng là phương tiện duy nhất để nối doi đất miền Tây lặng lẽ và hiền lành này với bên ngoài.
Từ ba năm nay Cồn Sơn phát triển thành khu du lịch vườn thu hút nhiều khách du lịch.

Và con đò của chị bé trở thành một trong những điểm đến đầu tiên của du khách khi đặt chân tới đất Cồn.

Không hẳn vì chị là người đưa đò là phương tiện giao thông vào đât Cồn mà vì du khách tới Cồn họ muốn gặp chi, được ngồi trên chuyến đò của chị được chị đưa qua sông.

Chẳng biết vô tình hay hữu ý mà từ lúc con chị Bé trở thành một nhân vật trong bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh- một trong những cây viết cừ khôi về thân phận con người, về sự vĩ đại của những tấm lòng vô danh thì qua câu chuyện về Con Đò Dịch Thủy của chị thì chị Bé trở thành là một trong những nhân vật của nhiều người.

"Nhà ga Kami-Shirataki, Nhật, sẽ đóng cửa vào tháng Ba này, và mở ra một ký ức văn minh hết sức ấm áp cho nước Nhật cũng như cho thế giới. Nhà ga nhỏ nằm ở thị trấn Engaru, thuộc vùng nông thôn của Hokkaido, đã đột nhiên lừng danh từ 3 năm nay với việc duy trì phục vụ cho một hành khách duy nhất, là một nữ sinh đi học hàng ngày.

Câu chuyện Cơ quan Đường sắt Nhật Bản họp và quyết định duy trì hoạt động đầy thua lỗ này với mục đích là giúp cho một nữ sinh không gặp khó khăn trên đường đến trường trở thành huyền thoại trong thế giới hiện đại, vốn đang nghèo khó sự chia sẻ và lòng bác ái. Nhìn về nhiều phía, nước Nhật quả là đầy huyền thoại, và con người ở đất nước này cũng rất thông minh để biết cách tạo nên những huyền thoại lưu danh hậu thế.

Những câu chuyện như vậy trên trên giới thật hiếm hoi. Một phần vì đức năng đủ để tạo nên truyền kỳ không dễ, một phần khác là không phải những câu chuyện nào cũng được nhân gian biết đến. Chuyện nhà ga Kami-Shirataki làm tôi nhớ đến người lái đò ở Cồn Sơn, Cần Thơ. Vùng đất miền Tây lặng lẽ và hiền lành này nếu được ai đó viết lại, cũng là một chuyện truyền kỳ đáng ngưỡng mộ trong cuộc sống này.

Để đi đến vùng cây trái xanh tươi cây trái Cồn Sơn, phải đi qua một con sông. Phương tiện duy nhất nối hai bờ là chiếc đò của chị Bé. Người phụ nữ có nước da ngăm đen, dáng người cục mịch nhưng khoẻ mạnh này mỗi ngày lái hàng chục chuyến đò miễn phí cho dân chúng ở Cồn Sơn, từ 5g sáng cho đến 9 giờ tối. Rất nhiều chuyến, chị chỉ chở một học sinh, thậm chí chỉ một con vịt được gửi qua bên kia bờ.

Chị Bé trên dưới 40 tuổi. Cũng không ai biết nhiều về chị, dù chị nhẳn mặt mọi người. Học trò xuống đò ra phố trốn học đi chơi, thế nào cũng bị chị gọi méc. Người đi làm công nhật bỏ bữa không đi, chị đã lo hỏi có bệnh không. Công việc của chị gần gũi đến mức ít ai nhớ người phụ nữ rất hay mắc cỡ, luôn im lặng này, đã tự mình dựng nên một con đò, rồi sống một cuộc đời miệt mài với những chuyến đưa đò không cần lấy lại với dân chúng. Từ năm chị Bé 15 tuổi, khi nhận ra qua con sông là chuyện khó của nhiều người, chị gom góp của cải và âm thầm chọn cho mình cuộc đời đưa đò như vậy.

Đêm hôm, nhà ai có sinh nở, chỉ cần ở bên bờ ới chị một tiếng, đã nghe tiếng máy nổ xình xịch chạy tới. Chị Bé không có ngày nghỉ, đến mức bệnh đang nằm liệt, nghe người gọi cần xuống đò, chị cũng lồm cồm ngồi dậy làm công việc của mình không một tiếng cằn nhằn.

Tên thật của chị là Nguyễn Hoàng Dịch Thuỷ. Cái tên đẹp và ý nghĩa như công việc ngày thường của chị. Ở Nhật, người ta giữ lại một nhà ga cuối cho một học sinh. Ở Việt Nam, người phụ nữ vô danh ở miền Tây xô vạt một con sông để chắt chiu một ngôi làng, 49 gia đình với già trẻ lớn bé không họ hàng thân thích gì với chị cả.

Có lúc thắc mắc, tôi hỏi những người chung quanh rằng rồi chị Bé sẽ sống bằng gì với sự cho đi thanh thản như vậy. Người thì nói rằng chị có chỗ giữ xe cho dăm ba khách du lịch, một cái tiệm tạp hóa con. Rồi mấy năm gần đây khi khách du lịch lác đác tìm đến, chị được chút ít tiền đưa đò cho khách. Tiền kiếm được thêm, chị Bé lo chuyện bị phạt vì đưa khách sang sông mà không có áp phao nên dồn mua đủ loại phao, áo… chất đầy trên đò.

Tháng ba này nhà ga Kami-Shirataki dự trù sẽ đóng cửa vì cô nữ sinh tốt nghiệp và vào đại học, sẽ ở lại trên thành phố lớn. Còn con đò Dịch Thủy ở miền Tây thì vẫn ngược xuôi, không hẹn ngày nghỉ. Phật dạy rằng gánh nặng lớn nhất trong đời người là yêu thương. Người đàn bà miền quê đó lặng lẽ mang hết những gánh nặng đó trong đời, với nụ cười chai sạm hết sức hồn nhiên. Con đò như đời người, như một công án thiền mênh mông, không màng lời giải.
" (Huyền thoại và Vô danh)


Không ít du khách đến Cồn để được chị đưa qua sông.

Người phụ nữ thầm lặng ở miền Tây - nói như ns Tuấn Khanh, đã "xô vạt một con sông để chắt chiu một ngôi làng", 49 gia đình với già trẻ lớn bé không họ hàng thân thích gì với chị cả.

Công việc của chị gần gũi đến mức ít ai nhớ người phụ nữ rất hay mắc cỡ, luôn im lặng này, đã tự gán đời mình với con đò đưa đón người dân Cồn Sơn và khách vãng lai qua lại con Sông Hậu để tới Cồn.

Học trò xuống đò ra phố trốn học đi chơi, thế nào cũng bị chị gọi méc. Người đi làm công nhật bỏ bữa không đi, chị đã lo hỏi có bệnh không.

Đêm hôm, nhà ai có sinh nở, chỉ cần ở bên bờ ới chị một tiếng, đã nghe tiếng máy nổ xình xịch chạy tới. Chị Bé không có ngày nghỉ, đến mức bệnh đang nằm liệt, nghe người gọi cần xuống đò, chị cũng lồm cồm ngồi dậy làm công việc của mình không một tiếng cằn nhằn.

Chị sống một cuộc đời miệt mài với những chuyến đưa đò không cần lấy lại với dân chúng, âm thầm gieo đời minh qua những chuyến đò sang sông như vậy.

Mới đây chính quyền cắm một tấm bản trước cửa nhà chị nói rằng bến đò mới do chính quyền địa phương xây dựng sẽ tiếp quản công việc đưa khách qua lại Cồn, và bến đò mà từ thời má chị đến đời chị miệt mài đưa dân đi  kể ngày đêm mưa gió, bât kể thù lao thì chính quyền không nói đến.

Người miền Tây có thể nghèo tiền bạc nhưng không nghèo tình nghĩa. Dân miền tây không tham tiền bỏ ngãi.

Những người làm chính quyền hẳn có thể xây dựng một bến sông nhưng không thể xây dựng một sự kết nối nếu họ không có tình.

Mối nối giữa Cồn với bên ngoài không chỉ cây trái sản vật sân vườn mà còn là cái tình của người miền Tây- cái văn hóa tối lửa tắt đèn tương nhượng lẫn nhau từ bao đời nay làm nên vẻ đẹp đất và người nơi đây.

Liệu khi dẹp con Dịch Thủy thì người dân Cồn còn hãnh diện về mình?

Con đò chị Bé không chỉ là con đò đưa đón khách sang sông. Mỗi chuyến đi của chị là dệt vào sông vào nước, vào đất vào trời vào lòng người qua lại văn hóa miền Tây rằng , bằng chứng sống động của tình người.

Nguồn: SBS/ Mai Hoa

No comments:

Post a Comment