"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh..."
Xứ Lạng hay Lạng Sơn vùng núi xanh tươi với những thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như Ải Nam Quan (nay đã mất), như chùa Tam Thanh, sông Kỳ Cùng, đền Mẫu Sơn, nàng Tô Thị hóa đá trên núi Vọng Phu...
Nhưng Lạng Sơn cũng là một trong 6 tỉnh biên giới phía bắc hứng chịu cuộc tàn sát ghê rợn của quân Trung Quốc trong cuộc xâm lăng Việt Nam vào tháng 2 năm 1979.
Năm 1979, khi phía Việt Nam với hàng trăm quân xa đầy ắp tân binh miền nam ngày đêm xuyên quốc lộ 13 đổ quân vào Kampuchea.
Thì cuộc chiến biên giới Việt Trung đã nổ ra.
Một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu được Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình gói gọn trong tuyên bố:
"Phải dạy cho Việt Nam một bài học"
Sáng 17/2/1979, 2 sư đoàn bộ binh Trung Quốc dưới sự yểm trợ của 1 trung đoàn xe tăng và 6 trung đoàn pháo binh đã tràn vào cửa ngõ Đồng Đăng, Lạng Sơn mở màn cho cuộc chiến 29 ngày trên địa bàn 6 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và kéo dài suốt 10 năm sau đó.
Sau 29 ngày, phía Trung Quốc tuyên bố rút quân, cả hai bên đều thiệt hại nặng nề.
Chiến lũy Trung Quốc
Một phụ nữ ẩn danh người gốc Lạng Sơn kể cho SBS Radio nghe câu chuyện của gia đình chị.
"Khi họ rút hết đi, họ mang đồ đạc của dân ra chất đống giữa đường, ai ra lấy đồ về thì bị mìn nổ tung xác. Đi qua suối Kỳ Lừa là đến nhà tôi, bước lên xác người chôn vội cứ lún xuống dập dềnh, không biết là ta hay Tàu..."
Ba mươi chín năm rồi mà nổi kinh hoàng còn ám ảnh chị như mới ngày hôm qua.
"Quân Tàu đông lắm, trên chốt bắn đỏ rực cả nòng súng, chết la liệt thế mà họ cứ thổi kèn tiến lên.
"Họ đi đến đâu phá nát đồ đạc nhà cửa ruộng vườn trâu bò đến đó.
Nhà tôi ở Lạng Sơn bị pháo kích sập hết một phần, sau họ vào đóng quân, ra đi phá tan hết, còn viết trên trường ' Đả đảo bè lũ Lê Duẩn".
"Nghĩ đến buồn lắm, vì đất nước mình bị xâm chiếm, ngày ấy trên Radio cứ nhắc đến quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh tàn phá các tỉnh tiền phương..."
Dân chạy loạn
Nhưng không phải ai cũng may mắn như chị.
Trong số những nạn nhân bị lính Trung Quốc sát hại, điển hình nhất là vụ thảm sát 43 người, đều là đàn bà trẻ em tại Tổng Chúp, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ngày 9/3/1979 trên đường rút quân của lính Trung Quốc.
Tất cả 43 thi hài này bị vất xuống một ngôi giếng cổ.
Các nạn nhân bị bịt mắt, trói giât cánh khủy, bị đâm lõm sọ, có xác còn thấy bị đâm nhiều nhát lưỡi lê.
Bia tưởng niệm thảm sát Tổng Chúp
Đây là một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng 39 năm qua, vết thương chiến tranh vẫn còn rỉ máu.
Cuộc xâm lăng năm 1979 của Trung Quốc là một cuộc chiến bị lãng quên.
Nhưng ai là người cố tình quên lãng?
Hơn 30 năm qua, nhà cầm quyền Hà nội không hề tổ chức tưởng niệm hay cho phép truyền thông lề phải đề cập đến ngày 17/2 mỗi năm.
Chỉ mới vài năm gần đây, một vài tờ báo mới lác đác nhắc đến.
Trong sách giáo khoa về cuộc chiến này chỉ vỏn vẹn được tóm tắt trong 11 giòng.
Và trong khi hằng năm Bắc Kinh vinh danh các anh hùng trong cuộc chiến xâm lược của họ.
Thì tại Hà Nội, trước tượng đài Lý Thái Tổ, việc thắp nén nhang cho những người đã mất năm nào cũng bị ngăn cản.
Còn tại Khuất Khê, bia tưởng niệm 650 chiến sĩ trong trận chiến biên giới cách đây mấy năm theo truyền thông phát giác đã bị đục bỏ hàng chữ 'Quân Trung Quốc xâm lược".
Các thương binh, thân nhân của liệt sĩ và thường dân bỏ mình trước họng súng của lính Trung Quốc không thể không đặt ra câu hỏi:
"Vì sao nhà cầm quyền Hà Nội cố tình không nhắc tới hàng vạn người đã ra đi trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược 1979?"
Lòng dân chưa quên được khi vết thương 39 năm trước chưa được khâu vá vẫn còn tóe máu.
Nhưng không may, vì một lý do nào đó, phải chăng lòng dân lại một lần nữa không hợp vói ý Đảng?
Nguồn: SBS / Tuyết Lê (đăng ngày 21/2/2018)
****************************************************************************
Vài ký ức của một phóng viên về chuyện trao trả tù binh Việt - Trung
Dưới đây là vài hình ảnh về cuộc trao trả tù binh trong cuộc chiến Việt - Trung năm 1979 do nhà báo Hungary Dunai Péter của tờ “Népszabadság - Tự do Nhân dân” đuợc Việt cộng mời đến cuộc chiến biên giới khởi đầu ngày 17-2-1979 .
Ông cũng là tác giả cuốn sách về Việt Nam “Một trăm ngàn cây số tại Việt Nam” (Százezer kilométer Vietnamban), do NXB Kossuth ấn hành năm 1986. Hiện đã nghỉ hưu, nhưng Dunai Péter vẫn làm việc trên cương vị chuyên gia tư vấn và nghiên cứu về các vấn đề quân sự và an ninh.
ông đã viết riêng cho báo những hồi tưởng về cuộc chiến xâm lược Việt Nam năm 1979, thông qua một số sự việc mà ông có dịp tận mắt chứng kiến, trên tư cách một trong số không nhiều ký giả nước ngoài tại Việt Nam thời đó
Trong những chuyến đi đó, Dunai Péter có dịp chứng kiến những khổ đau mà người dân Việt Nam phải gánh chịu bởi cuộc chiến xâm lược của Trung Cộng. Ông đã ghi lại được hình ảnh về những xóm làng bị đạn bom tàn phá hoang tàn, những vùng cư dân không còn bóng người và chìm trong đổ nát.
Theo lời ông kể lại :
"
Tôi có nhiều dịp tới vùng biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Việt Nam thường xuyên tổ chức những chuyến đi tới vùng biên giới cho nhóm phóng viên ngoại quốc chỉ có vỏn vẹn vài người lúc đó đang ở Hà Nội. Lần nào tôi cũng tham gia những chuyến đi đó, một phần vì rất thú vị khi được thấy một miền quê ở khu vực mà một nhà báo không thể tới được theo cách khác, mặt khác, tôi được thúc đẩy bởi động lực vĩnh cửu của một phóng viên: tôi cần phải ở đó, bằng không nếu xảy ra điều gì quan trọng mà tôi lại chậm chân thì...
Tôi là đại diện duy nhất của báo chí Hungary. Tôi đi xe riêng tới Lạng Sơn, nhưng từ đó thì Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc quân đội bố trí cho nhóm phóng viên phương tiện di chuyển, xe buýt hoặc Jeep và nhóm hộ tống có vũ trang. Chúng tôi đi lên phía Bắc, về phía biên giới, qua những xóm làng bị đạn bom tàn phá hoang tàn, những vùng cư dân không còn bóng người.
Đồng Đăng là thị trấn lớn cuối cùng mà chúng tôi đi qua, đau lòng vô cùng khi thấy một thành phố chết chìm trong đổ nát. Những đạo quân Trung Quốc khi rút lui đã cho nổ hết nhà cửa, tiêu hủy tất cả những gì có thể ích lợi với cư dân: các toa tàu hỏa, đường ray, thiết bị trong nhà máy, đường xá, kênh đào...
Khi không còn đường cho xe đi đi, chúng tôi xuống xe và tiếp tục đi bộ cho đến biên giới - đôi lúc, đấy chỉ là những đường mòn hẹp tới mức chúng tôi phải đi theo hàng một. Xung quanh chúng tôi là khu vực đã được rà mìn. Cho đến giờ tôi vẫn còn nhớ rằng đâu đâu cũng có dòng chữ “Có mìn” viết trên đá và những tấm biển nhỏ, cảnh báo những nơi chưa được rà mìn.
Cần phải tuân thủ nghiêm túc lời cảnh báo này - chúng tôi đã ý thức được qua một trường hợp buồn bã. Một bận, khi chúng tôi đi qua một đường mòn hẹp để tới đoạn biên giới Việt - Trung diễn ra trao trả tù binh, một tiếng nổ và khói mù mịt bay lên trong khu rừng rậm khiến bầy chim đang lượn trên những ngọn cỏ cao tới đầu người phải hoảng hốt.
Cả đoàn người sững lại, chỉ về sau chúng tôi mới biết điều gì đã xảy ra. Sau chúng tôi là nhóm tù binh Trung Quốc gồm 50-60 người đang đi tới điểm trao trả. Có thể là một tù binh, dù đã bị cấm, nhưng ngại tiểu tiện trước mặt những kẻ khác, đã đi thêm vào bước vào rừng, đến khu vực cấm. Anh ta dẫm lên một trái mìn, mìn nổ khiến anh ta cụt bàn chân. Không chết nhưng người tù binh này cũng bị thương nặng.
Bản thân việc trao đổi tù binh diễn ra theo một nghi thức nghiêm ngặt do hai bên tham chiến ấn định. Tại đây đường biên giới được biểu tượng bởi một vạch vôi màu trắng, có bề rộng bằng mu bàn tay, được quét hình chữ thập lên con đường rải bê-tông rộng chừng 5m, là nơi được tránh mọi mũi tên hòn đạn và mìn nổ. Các bạn Việt Nam lưu ý chúng tôi bằng mọi giá đừng có bước lên đường biên, vì sẽ có cớ để bên kia coi như một sự khiêu khích.
Tiến đến gần biên giới, chúng tôi liếc nhìn thấy những người Hoa. Ở hai bên của con đường, các quân nhân có vũ trang đứng làm hai hàng, trước họ là một người có vẻ như quan chức ngoại giao vận áo kiểu Tôn Trung Sơn, bên cạnh người này là một nhóm ký giải, phóng viên ảnh đang nhộn nhạo chuẩn bị máy quay.
Thời đó còn chưa có - ít nhất là tại Việt Nam và Trung Quốc - loại máy quay cầm tay đa chức năng TV - máy quay - đầu phát video - mà người quay phim ở cả hai bên đều dùng máy quay chạy bằng pin, hoặc loại “lên dây” bằng lò xo. Cả hai bên đều rất hăng hái chụp ảnh lẫn nhau, cố nhiên lý do không đơn thuần chỉ là sự tò mò của các nhà báo.
Trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan quân báo Trung Quốc có thể cũng có vài chục tấm ảnh chụp tôi thời đấy. (Dầu sao, hơn chục năm sau, khi tôi đã chuyển sang Bắc Kinh trên cương vị phóng viên thường trú của “Tự do Nhân dân”, chưa bao giờ có viên chức Trung Quốc nào bảo tôi “thưa ngài, chúng tôi đã thấy ngài ở bên kia biên giới phía Nam, bên Việt Nam”. Nói thêm là đến lúc đó các mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã được bình thường hóa...).
Trở lại năm 1981. Tại biên giới phía bên Việt Nam, một sĩ quan Quân đội Nhân dân đứng lên và đọc một bài đã được viết sẵn, rồi các tù binh Trung Quốc, từng người một, đi sang phía bên kia biên giới. Tất cả đều mặc bộ quần áo giản dị và sạch sẽ màu xanh xám, mỗi người cầm một túi nhỏ, bên trong là những món quà.
Trong vụ trao đổi tù binh này có một tấn tuồng gì đấy mang tính kỳ quặc và buồn bã. Nhiều tù binh Trung Quốc, khi vừa bước qua biên giới, đã quẳng ngay túi quà với động tác ngoạn mục. Cứ mỗi người như thế lại có hai y tá mặc áo choàng trắng tiến đến gần, ôm lấy, dìu đi như thể bị ốm nặng - mặc dù họ hoàn toàn khỏe mạnh, được ăn uống đầy đủ, và đây là điều mà không phải mọi người Việt đều có được trong những thời gian đói kém ấy.
Rồi sau đó đến lượt tù binh Việt Nam được trao trả từ phía Trung Quốc. Những người lính Việt cũng mặc đồng phục sạch sẽ, tay cầm túi quà, nhưng không cư xử hề như một bộ phận tù binh Trung Quốc. Ở phía Việt Nam, một sĩ quan trong Ủy ban đón tiếp ôm chầm lấy từng người, nói “các đồng chí đã trở về quê hương”, rồi những người này lặng lẽ lùi ra sau để nhường chỗ cho người khác.
Mỗi cuộc trao đổi tù binh như thế kéo dài không quá một tiếng rưỡi. Sau đó chúng tôi quay trở lại cũng trên con đường mòn chật hẹp ấy để trở lại xe, đi qua thị trấn Đồng Đăng bị tàn phá tan hoang đượm buồn, qua các làng bản và rồi một lát đã về tới Lạng Sơn.
Các phóng viên báo chí chứng kiến sự trao trả tù binh tại biên giới Việt - Trung - Ảnh: Dunai Péter
Cuộc chiến Việt - Trung 1979 (còn được gọi là cuộc chiến Đông Dương thứ ba) có mối quan hệ gì với chính trường thế giới? Trung Quốc, như họ muốn, muốn “cho Việt Nam một bài học” vì nước này vào năm 1978 đã khởi quân chống thể chế diệt chủng Pol Pot ở Cam Bốt, vốn được Bắc Kinh bảo trợ.
Họ chỉ chờ thời, và thời cơ tới khá nhanh: đầu năm 1979, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã sang thăm Hoa Kỳ để có được sự ủng hộ ngầm của Washington. Nếu không có được điều đó, khả năng là sau đó sáu tuần Bắc Kinh đã không dám hủy bỏ Hiệp ước Hữu nghị với Liên Xô, và hai ngày sau thì mở một cuộc tấn công quân sự trên bộ đối với Việt Nam với một sức mạnh chưa từng thấy ngay cả trong những năm diễn ra cuộc chiến Việt - Mỹ.
Bắc Kinh, khí đó cũng mới chỉ ra khỏi thời kỳ “cách mạng văn hóa” đẫm máu và để lại sự tàn phá ghê gớm, nghi rằng đằng sau sự trợ giúp của Việt Nam đối với nhân dân Cam Bốt là dụng ý của Moscow, nhằm cô lập hóa Trung Quốc. Tất nhiên vào dạo ấy điện Kremlin cũng có đủ vấn đề phải lo nghĩ, vì Liên Xô đang bên bờ vực thẳm của sự sụp đổ về kinh tế.
Cuộc chiến với Hoa Kỳ về công nghệ, được đẩy lên cực điểm trong cuộc chạy đua quân sự mang tên “Chiến tranh giữa các vì sao” của Ronald Reagan, rốt cục đã khiến Liên bang Xô-viết sụp đổ. Trung Quốc có thể an tâm, rằng trong một thời gian dài Moscow sẽ không đe dọa họ về quân sự, và gần như đồng thời với sự tan rã của đế chế này, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hóa.
Vào thời điểm các sự kiện kể trên xảy ra - cách đây cũng đã hơn 35 năm -, Hoa Kỳ còn chưa có đại diện ngoại giao tại Hà Nội. Nếu ai đó nói với tôi, một phóng viên nước ngoài ở Hà Nội năm 1981, “cậu sẽ thấy, vài thập niên nữa USA sẽ là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam”, khả năng là tôi sẽ phì cười. Điều đó giờ đã là một thực tế...
...
"
Những tấm ảnh dưới đây là của ông khi tới vùng biên giới phía Bắc do Bộ Ngoại giao Việt cộng tổ chức cho nhóm phóng viên ngoại quốc chỉ có vỏn vẹn vài người lúc đó đang ở Hà Nội, mà ông là nhà báo Hungary duy nhất.
Một tòa nhà xây năm 1976 tại Cao Bằng, bị quân đội Trung Quốc san bằng trong cuộc chiến xâm lược 1979
Nguồn: Nhịp Cầu Tri Âm / Nhà báo Hungary Dunai Péter
Bản thân việc trao đổi tù binh diễn ra theo một nghi thức nghiêm ngặt do hai bên tham chiến ấn định. Tại đây đường biên giới được biểu tượng bởi một vạch vôi màu trắng, có bề rộng bằng mu bàn tay, được quét hình chữ thập lên con đường rải bê-tông rộng chừng 5m, là nơi được tránh mọi mũi tên hòn đạn và mìn nổ. Các bạn Việt Nam lưu ý chúng tôi bằng mọi giá đừng có bước lên đường biên, vì sẽ có cớ để bên kia coi như một sự khiêu khích.
Tiến đến gần biên giới, chúng tôi liếc nhìn thấy những người Hoa. Ở hai bên của con đường, các quân nhân có vũ trang đứng làm hai hàng, trước họ là một người có vẻ như quan chức ngoại giao vận áo kiểu Tôn Trung Sơn, bên cạnh người này là một nhóm ký giải, phóng viên ảnh đang nhộn nhạo chuẩn bị máy quay.
Thời đó còn chưa có - ít nhất là tại Việt Nam và Trung Quốc - loại máy quay cầm tay đa chức năng TV - máy quay - đầu phát video - mà người quay phim ở cả hai bên đều dùng máy quay chạy bằng pin, hoặc loại “lên dây” bằng lò xo. Cả hai bên đều rất hăng hái chụp ảnh lẫn nhau, cố nhiên lý do không đơn thuần chỉ là sự tò mò của các nhà báo.
Trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan quân báo Trung Quốc có thể cũng có vài chục tấm ảnh chụp tôi thời đấy. (Dầu sao, hơn chục năm sau, khi tôi đã chuyển sang Bắc Kinh trên cương vị phóng viên thường trú của “Tự do Nhân dân”, chưa bao giờ có viên chức Trung Quốc nào bảo tôi “thưa ngài, chúng tôi đã thấy ngài ở bên kia biên giới phía Nam, bên Việt Nam”. Nói thêm là đến lúc đó các mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã được bình thường hóa...).
Trở lại năm 1981. Tại biên giới phía bên Việt Nam, một sĩ quan Quân đội Nhân dân đứng lên và đọc một bài đã được viết sẵn, rồi các tù binh Trung Quốc, từng người một, đi sang phía bên kia biên giới. Tất cả đều mặc bộ quần áo giản dị và sạch sẽ màu xanh xám, mỗi người cầm một túi nhỏ, bên trong là những món quà.
Trong vụ trao đổi tù binh này có một tấn tuồng gì đấy mang tính kỳ quặc và buồn bã. Nhiều tù binh Trung Quốc, khi vừa bước qua biên giới, đã quẳng ngay túi quà với động tác ngoạn mục. Cứ mỗi người như thế lại có hai y tá mặc áo choàng trắng tiến đến gần, ôm lấy, dìu đi như thể bị ốm nặng - mặc dù họ hoàn toàn khỏe mạnh, được ăn uống đầy đủ, và đây là điều mà không phải mọi người Việt đều có được trong những thời gian đói kém ấy.
Rồi sau đó đến lượt tù binh Việt Nam được trao trả từ phía Trung Quốc. Những người lính Việt cũng mặc đồng phục sạch sẽ, tay cầm túi quà, nhưng không cư xử hề như một bộ phận tù binh Trung Quốc. Ở phía Việt Nam, một sĩ quan trong Ủy ban đón tiếp ôm chầm lấy từng người, nói “các đồng chí đã trở về quê hương”, rồi những người này lặng lẽ lùi ra sau để nhường chỗ cho người khác.
Mỗi cuộc trao đổi tù binh như thế kéo dài không quá một tiếng rưỡi. Sau đó chúng tôi quay trở lại cũng trên con đường mòn chật hẹp ấy để trở lại xe, đi qua thị trấn Đồng Đăng bị tàn phá tan hoang đượm buồn, qua các làng bản và rồi một lát đã về tới Lạng Sơn.
Các phóng viên báo chí chứng kiến sự trao trả tù binh tại biên giới Việt - Trung - Ảnh: Dunai Péter
Cuộc chiến Việt - Trung 1979 (còn được gọi là cuộc chiến Đông Dương thứ ba) có mối quan hệ gì với chính trường thế giới? Trung Quốc, như họ muốn, muốn “cho Việt Nam một bài học” vì nước này vào năm 1978 đã khởi quân chống thể chế diệt chủng Pol Pot ở Cam Bốt, vốn được Bắc Kinh bảo trợ.
Họ chỉ chờ thời, và thời cơ tới khá nhanh: đầu năm 1979, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã sang thăm Hoa Kỳ để có được sự ủng hộ ngầm của Washington. Nếu không có được điều đó, khả năng là sau đó sáu tuần Bắc Kinh đã không dám hủy bỏ Hiệp ước Hữu nghị với Liên Xô, và hai ngày sau thì mở một cuộc tấn công quân sự trên bộ đối với Việt Nam với một sức mạnh chưa từng thấy ngay cả trong những năm diễn ra cuộc chiến Việt - Mỹ.
Bắc Kinh, khí đó cũng mới chỉ ra khỏi thời kỳ “cách mạng văn hóa” đẫm máu và để lại sự tàn phá ghê gớm, nghi rằng đằng sau sự trợ giúp của Việt Nam đối với nhân dân Cam Bốt là dụng ý của Moscow, nhằm cô lập hóa Trung Quốc. Tất nhiên vào dạo ấy điện Kremlin cũng có đủ vấn đề phải lo nghĩ, vì Liên Xô đang bên bờ vực thẳm của sự sụp đổ về kinh tế.
Cuộc chiến với Hoa Kỳ về công nghệ, được đẩy lên cực điểm trong cuộc chạy đua quân sự mang tên “Chiến tranh giữa các vì sao” của Ronald Reagan, rốt cục đã khiến Liên bang Xô-viết sụp đổ. Trung Quốc có thể an tâm, rằng trong một thời gian dài Moscow sẽ không đe dọa họ về quân sự, và gần như đồng thời với sự tan rã của đế chế này, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hóa.
Vào thời điểm các sự kiện kể trên xảy ra - cách đây cũng đã hơn 35 năm -, Hoa Kỳ còn chưa có đại diện ngoại giao tại Hà Nội. Nếu ai đó nói với tôi, một phóng viên nước ngoài ở Hà Nội năm 1981, “cậu sẽ thấy, vài thập niên nữa USA sẽ là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam”, khả năng là tôi sẽ phì cười. Điều đó giờ đã là một thực tế...
...
"
Những tấm ảnh dưới đây là của ông khi tới vùng biên giới phía Bắc do Bộ Ngoại giao Việt cộng tổ chức cho nhóm phóng viên ngoại quốc chỉ có vỏn vẹn vài người lúc đó đang ở Hà Nội, mà ông là nhà báo Hungary duy nhất.
Làng mạc tan hoang
Trung quốc Việt Nam trao trả tù binh
Nguồn: Nhịp Cầu Tri Âm / Nhà báo Hungary Dunai Péter
No comments:
Post a Comment