You were my best friend.
I hated seeing you go.
It’ll always be in my head till I die.
But, I’m just glad to say you’re on the “Stairway to Heaven.”
You were to young to go.
I guess the good die young.
But, you were better than just good.
Pictures and words can describe Millions, but memories say a billion.
I miss you. My best friend.
And we’ll see each other again.
Until then, I’ll stay strong.
I won’t give up.
And I know that’s what you would want me to do.
And thank you for being apart of my life...
(Nguyễn Ngọc Quang dedicated to the best friend Nguyễn Văn Nghị , R.I.P. Gone but never forgotten!, buddy. )
Nhà thiết kế thời trang Nguyễn Văn Nghị và hai người mẫu ở New York (hình do gia đình cung cấp)
Tôi nghe tên Nguyễn Nghị và đọc nhiều báo chí nói về tài thiết kế quần áo thời trang của anh từ những năm đầu thập niên 90, hình như đây là thời gian Nguyễn Nghị thành công khi bán được những sản phẩm thời trang của mình trên 3 triệu dollars chỉ trong một năm 1989...
Rồi lại bất ngờ hơn nữa, năm 1995, khi báo Thế Giới Nghệ Sĩ nhận đăng quảng cáo CD mới của Ý Lan, tôi lại thấy tên anh trong vai trò người nhạc sĩ sáng tác với những bài hát mới như Bờm Có Quạt Mo, Vỗ Cái Trống Cơm, Màu Hoa Dạ Lý và riêng bài ca Chiếc Áo Hoa Phai với những giòng nhạc slow và lời ca đầy nét tiếc nuối u hoài như:
Năm xưa em ngồi soi bóng Cổ Gừa
Chờ một người, chờ một ngày đi qua
Giờ đây ngôi nhà trong ngõ Quỳnh Hoa
Không còn ai, còn lại chiếc áo hoa phai... nhạt màu
(Chiếc Áo Hoa Phai – Nguyễn Nghị)
Sau đó Nguyễn Nghị còn có một sáng tác khác là Em Đi Xem Hội Trăng Rằm do Như Quỳnh thu âm trong một cuốn băng của Thúy Nga, bài hát này không chỉ phổ biến ở hải ngoại mà còn được xử dụng trong nhiều tiết mục múa ở trong nước (cũng với phần audio music tiếng hát Như Quỳnh), tôi biết nhờ nó phổ biến nhiều trên mạng YouTube...
Ngày 27 tháng 11 tới đây sẽ là giỗ thứ tư của Nguyễn Nghị. Kính mời quý độc giả cùng theo dõi những thành công trên con đường sự nghiệp sáng tác cũng như thiết kế quần áo thời trang của anh Nguyễn Nghị...
Sau biến cố tháng 4 năm 1975, Nghị rời Việt Nam cùng mẹ và 6 anh chị em, đến trại tị nạn Camp Pendleton và sau đó định cư tại San Diego.
Nguyễn Văn Nghị và anh Nguyễn Ngọc Quang (cựu học sinh Sao Mai Đà Nẵng ) 2 người bạn thân từ thời thơ ấu ( CA-1988)
Anh Nguyễn Ngọc Quang photo by Nguyễn Nghị ở Los Angeles, California năm 1988
Từ nhỏ, Nghị đã yêu thích hội họa. Sau khi xem phim, cậu bé Nghị tỉ mỉ vẽ lại hình ảnh những người cao bồi miền Viễn Tây Hoa Kỳ. Lớn hơn một chút, Nghị vẽ lại những trang phục trong các tạp chí thời trang của Pháp.
Rời Việt Nam năm 18 tuổi, Nguyễn Văn Nghị được nhập học trường trung học Clairmont High School ở San Diego. Thầy cô nơi đây nhận ra năng khiếu nghệ thuật của anh và đã khuyến khích anh đi theo ngành hội họa và thiết kế.
Thế là chỉ sau hơn một năm ở Hoa Kỳ, anh Nguyễn Văn Nghị đoạt giải cuộc thi toàn quốc mang tên “Nhà Thiết Kế Tương Lai” (Designer of Tomorrow) do Viện Thiết Kế Thời Trang và Hàng Hóa (Fashion Institute of Design and Merchandising - FIDM) tại Los Angeles tổ chức. Trong số hàng ngàn tác phẩm thời trang dự tranh năm 1976, tác phẩm vừa Tây vừa ta lấy cảm hứng từ chiếc áo dài Việt Nam cách tân với những đường nét Tây Âu đã vượt trội lên hàng đầu trong mắt các giám khảo. Bà Edith Head, một nhà tạo mẫu thời trang nổi tiếng thế giới trong ban giám khảo quá sức yêu thích kiểu mẫu của anh Nghị nên đã tặng cho anh một bằng tưởng lục của riêng bà.
Có lẽ anh Nguyễn Văn Nghị là người Việt tị nạn ở Mỹ đầu tiên đoạt được một giải thưởng cao quý do một học viện danh tiếng về thời trang bình chọn. Cùng với giải thưởng này, anh được học bổng toàn phần một năm để theo học ngành thời trang tại học viện FIDM, cùng với một chuyến đi Âu Châu để thăm các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng ở Paris.
Năm 1978, Nguyễn Văn Nghị tiếp tục đoạt một giải thưởng khác trong ngành thiết kế thời trang. Cũng trong cuộc thi này, anh của Nghị là Nguyễn Văn Khiêm đoạt giải nhất; anh Khiêm có cùng đam mê ngành thời trang và đang học chung với Nghị tại FIDM. Giải này do Công Đoàn Dệt May Trang Phục Nữ Quốc Tế (International Ladies’ Garment Workers Union) bảo trợ.
Sau hai năm học tại FIDM, Nguyễn Văn Nghị làm việc cho một số nhà thiết kế nổi tiếng ở New York City, thủ đô của thời trang tại Mỹ, trong đó có Cathy Hardwick. Năm 1983, anh Nghị về lại Nam California cộng tác với anh Khiêm tại một số công ty thời trang ở Los Angeles. Hai anh em mở công ty The Khiem and Nghi Design Co. vẽ kiểu y phục nam giới cho Trio Collezione, trang phục nữ giới cho Basic Club, và quần áo trẻ em cho Kidd Kootoor, cùng nhiều nơi khác. Hàng hóa thời trang do hai anh em thiết kế thu vào hơn 3 triệu Mỹ kim năm 1989, theo một bài báo đăng trên tờ Los Angeles Times cuối năm 1990.
Năm 1993, Nguyễn Văn Nghị qua Thái Lan làm phụ tá cho một nhà thiết kế thời trang, đồng thời tham gia nhóm làm phim “Heaven and Earth” của đạo diễn Oliver Stone.
Xem thêm 👉👉 Nữ diễn viên gốc Việt Lê Thị Hiệp được tưởng nhớ tại Oscar 2018
Trên ảnh là minh tinh Lê Thị Hiệp mất ngày 19 tháng 12 năm 2017
Trung Tâm Thúy Nga cũng đưa các ca khúc của anh vào một số cuốn DVD, đặc biệt là cuối thập niên 1990, Ý Lan hát bài Vỗ Cái Trống Cơm, mặc chiếc áo dài tay ngắn màu vàng do chính nhạc sĩ kiêm nhà thiết kế Nguyễn Nghị vẽ kiểu riêng cho dịp này. Bài hát này cũng được thu hình một lần nữa mới đây trong DVD Thúy Nga số 114 chủ đề “Tôi Là Người Việt Nam” phát hành năm 2015.
Từ năm 2008 cho tới khi lìa đời năm 2014, Nguyễn Văn Nghị sinh sống tại Việt Nam, làm việc cho một công ty giày của Mỹ tại Saigon. Năm 2013, anh và hai người khác mở tiệm thời trang nhãn hiệu MONO ở Hà Nội.
Đúng ngày Lễ Tạ Ơn 27 tháng 11 năm 2014, Nguyễn Văn Nghị trút hơi thở cuối cùng thật bình yên sau một cơn bạo bệnh tại Hà Nội trong sự tiếc nhớ của bạn bè và gia đình.
Trần Quốc Bảo
Nguồn: Việt Tide
No comments:
Post a Comment