Hồi nào giờ tôi cứ ngỡ lâu đài Castello Sforzesco chắc là đẹp lắm , nhưng khi tôi buớc gần đến khu có lâu đài này mới biết .. không như là mơ , chắc có lẽ tôi vào từ ngã sau chăng , ngõ sau vắng người , có nhiều bụi cây rậm rạp, và đó cũng là nơi lý tưởng cho các anh các ông trốn trong bụi để pee. Tôi thật sự quá bất ngờ khi thấy 4 ông đứng chỉa vô bụi cây mà pee , thiệt mắc cỡ hết sức .
Sau này khi tôi rời khỏi lầu đài qua ngõ chính, mới biết phía truớc có hồ phun nuớc , du khách tấp nập, ca nhạc , nhảy múa và những bàn bán hàng quà lưu niệm.
Castello Sforzesco, gọi là castle nhưng thực ra đó là viện bảo tàng . Du khách mới buớc vô trông cảnh thật vắng vẻ , nhưng khi mua vé xem qua một luợt mới biết nơi đây quá rộng lớn . Bạn đi thăm museums nơi đây , bạn phái đi thật sớm nhé
Tích xưa của toà lâu đài này là của gia đình họ Visconti và Sforza . Giới quí tộc Visconti giữ quyền điều khiển thành phố Milan trong hai trăm năm (1277 - 1477) và Giới quí tộc Visconti giữ quyền điều khiển thành phố Milan trong gần một trăm năm sau nữa (1450 - 1535).
Viện bảo tàng Sforzesco gồm 5 viện khác nhau, chỉ có một viện giữ bức tuợng cuối cùng của nhà hoạ sĩ / điêu khắc Michelangelo là nhỏ nhất, vào đó không có gì để xem ngoài bức tượng.
Bốn viện (nếu tôi nhớ không lầm) thì nó rộng vô cùng , có rất nhiều thứ để bạn chiêm nguỡng . Riêng tôi thì thích nhất là viện bảo tàng World Musical Instruments (những loại nhạc cụ trên thế giới?) . Nếu bạn thăm chỉ riêng toà nhà về music history là bạn cũng mất sơ sơ 3 tiếng đồng hồ . Nếu bạn có ghé đến thăm thành phố Milan , nhớ đừng bỏ qua viện bảo tàng musical instruments, đây là nơi tôi có thể nói là lớn nhất và có hàng ngàn nhạc cụ cổ xưa nhất để bạn chiêm nguỡng . Thật là tuyệt vời bạn ạ , bạn nên tận mắt xem những musical instruments đó mới biết âm nhạc của loài nguời từ thời cổ xưa thật phong phú thật đa dạng
Tuy nhiên, tôi là nguời Việt nên có thể biết chút chút về nhạc cụ truyền thống Việt Nam , tôi thấy viện bảo tàng âm nhạc Sforzesco hình như không có đàn đá , đàn T'Rưng , etc ...
Tôi gửi bạn xem vài tấm tôi chụp
Harpsichord converted to pianoforte - "đàn tì bà" đuợc chuyển sang đàn dương cầm
đàn harmonica với những phím đàn làm bằng thủy tinh
Một loại đàn dương cầm xưa đuợc gọi là Spinetta (1735)
Pianoforte - đàn dương cầm với hàng dây đứng (1815)
Virginale Doppio - đàn dương cầm đôi (nhìn mặt mà bắt hình dong là tôi ấy , them chữ doppio giống double trong tiếng Anh)
Đàn dương cầm đuợc hiện đại dần
đàn dương cầm hiện đại dần (1804)
Và đây là grand piano cuối thế kỷ 19
Xem tiếp => Thăm viện bảo tàng World Musical Instruments tại Castello Sforzesco ở Milan, Ý (phần 2)
No comments:
Post a Comment