Wednesday, March 29, 2017

Cộng sản Việt Nam Huỷ Hoại Tuyến Đuờng Sắt Răng Cưa Tháp Chàm - Đà Lạt

Con đuờng sắt răng cưa (huyền thoại) Tháp Chàm - Đà Lạt  không chỉ của Việt Nam mà là của Châu Á và Thế Giới

Gọi là con đường huyền thoại vì đây là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi của Thế giới:
- Một của Việt Nam;
- Một của Thụy sĩ.

Con đuờng sắt răng cưa ở Việt Nam  kỳ vĩ hơn vì nó vừa dài lại có độ độ dốc lớn hơn con đường của Thụy sĩ.:
- Việt Nam dài 84 km, trong đó có tới 43 km đường răng cưa;
- Thụy Sĩ chỉ có gần 25 km ở đoạn vượt qua đèo Furka trên dãy Alpes

Con đường sắt răng cưa nối liền Phan Rang – Đà Lạt được bắt đầu thi công vào năm 1908 (có tài liệu nói sớm hơn vài năm) theo lệnh của Toàn quyền Paul Doumer. Sau nhiều năm gian khổ xây dựng, đến năm 1932 chính thức hoạt động.




Con đường sắt này một thời là cầu nối hữu ích và thơ mộng giữ miền biển Nam Trung bộ với thành phố du lịch Đà Lạt trên cao nguyên Lâm viên.

An SLM HG4/4 0-8-0T rack-and-pinion locomotive negotiates the Bellevue Pass in early 1927
Chiếc đầu máy tại ga Bellvue vào đầu năm 1927

Nhưng vì chiến sự ác liệt nên đến năm 1972 con đường sắt huyền thoại này phải tạm ngừng hoạt động.

Sau khi 30/4/1975, Việt cộng “giải phóng miền nam”, lẽ ra họ phải khôi phục lại con đường sắt đặc biệt quý giá này, thì vào năm 1986 Liên hiệp Đường sắt Việt nam đã cho tháo ray và tà vẹt để phục vụ cho việc sửa chữa đường sắt Thống nhất.

Những đoạn đường ray răng cưa hiếm hoi và giá trị, cùng những cái gì gọi là sắt đều bị người ta bán làm sắt vụn dần dần từ năm 1980- 2004 thì hết sạch ( cả cây cầu đường sắt Đ’ran đẹp như trong tranh cũng bị tháo ra bán nốt). Cứ vậy mà từ một con đường sắt dài gần 100km, nay chỉ còn lại một phần ngắn ngủn là hoạt động, đó là đoạn từ Dalat đi Trại mát.

Câu chuyện đau buồn này chưa dừng lại ở đây.

Sau khi tuyến đường sắt gần như bị khai tử, thì ngay sau đó Cục Đường sắt Việt Nam đã hạ bút ký bán lại cho công ty Dampfbahn Furka-Bergstrecke (DFB) của Thuy sĩ 7 (bảy) đấu máy hơi nước cộng một số toa hạng nhất với cái giá rẻ mạt là 650000 USD  .  Người ta gọi đây là chiến dịch “Back To Switzerland “. Chiến dịch kết thúc, những người Thụy sĩ khôn ngoan đã mang món hàng quá hời này về nước tu sửa lại. Rồi từ đó những đầu máy hơi nước độc đáo và hiếm hoi này ngày ngày rong ruổi vuợt dãy Alpes, hốt bạc đổ vào túi các ông chủ của công ty DFB( 60 USD/vé <= ngày xưa)






************************
 Oái oăm thay, mùa hè 2017 này tôi sẽ đến thăm đỉnh núi Swiss Alps,  hy vọng tôi sẽ tìm đuợc đầu tàu ngày xưa  của Việt Nam bán với giá cho không

Đây là quảng cáo của Thuỵ Sĩ:

Board a cogwheel train to the UNESCO-listed Jungfraujoch, known as the Top of Europe, on this day trip from Zurich to the spectacular Swiss Alps. After a scenic coach journey through the Bernese Oberland, ride up to Europe's highest railway station, located 11,333 feet (3,454 meters) above sea level. From the Sphinx Observatory, look out over Aletsch Glacier and past the snow-capped Alpine peaks toward France and Italy. (Nguồn: https://www.viator.com/tours/Zurich/Jungfraujoch-Top-of-Europe-Day-Trip-from-Zurich/d577-2460JUNG )
************************

Sau này tại ga Đà Lạt, Việt cộng đã mua một đầu máy leo núi từ Trung cộng (gọi là Made in Japan ???) . Việc làm mập mờ này khiến bao người lầm tưởng là Đuờng Sắt Việt Nam của việt cộng vẫn giữ lại được đầu máy của Thuỵ Sĩ.   

Hiện bây giờ đầu máy này đuợc trưng bày cho dân chúng  thoải mái leo trèo lên để chụp hình làm kỷ niệm (khách du lịch vẫn cứ ngỡ đó là đầu máy Thuỵ Sĩ) .

Đầu máy chạy bằng hơi nuớc giả từ Trung cộng đưa qua . Việt cộng thì lừa du khách
Thuỵ Sĩ chỉ mua 7 đầu máy hơi nuớc đi trên đuờng sắt có răng, cùng với những toa tàu tốt, Việt cộng chỉ còn lại mấy toa tầu hang bét .  Nay những toa hạng bét được kéo bằng đầu máy chạy điện, ngày ngày lọc xọc đưa khách du lịch chạy đi chạy lại từ ga Đà Lạt đi Trại Mát (!?)


Nguồn:
- Wikipedia (Furka Cogwheel Steam Railway)
http://www.historicvietnam.com/langbian-cog-railway/
- Nguyễn Bảo Châu;

Mời bạn đọc thêm => Câu Chuyện Về Đường Xe Lửa Đà Lạt - Vũ Lâm

No comments:

Post a Comment