Tuyển mộ lính
Việc tuyển mộ lính được nhà vua An Nam và Campuchia khuyến khích. Hoàng đế Duy Tân nói rõ rằng "ngày Pháp ca khúc khải hoàn, những người lính tình nguyện sẽ được triều đình trọng thưởng". Sissowath, nhà vua 80 tuổi của Campuchia nói "nếu trẻ lại 20 năm tuổi, ông sẽ đi chiến đấu". Phan Châu Trinh, người theo chủ nghĩa dân tộc sống lưu vong ở Pháp cũng không phản đối việc nhập ngũ của những người đồng hương; ngày 12/11/1915 ông tuyên bố mong muốn "thấy người Việt Nam đổ máu cùng những người Pháp và xả thân bên những người dân chính quốc để sau này họ sẽ nhiệt tâm giúp đỡ người dân Đông Dương"
Tờ rơi về lính Việt tại Pháp. Phần lớn ảnh được chụp tại trung tâm quân vụ Saint Raphael
Những người tình nguyện đăng lính bị hấp dẫn bởi khoản tiền thưởng đã hứa, mơ ước thực hiện chuyến đi xa, nắm bắt cơ hội học tiếng Pháp và kiến thức chuyên môn. Một số người tính đến các thành tích chiến đấu trong tương lai được thưởng huy chương giúp họ có cơ hội thăng tiến. Trong khi đó những người khác hy vọng sẽ được nhập quốc tịch hoặc ít nhất là được bổ nhiệm vào một công việc hành chính. Vậy nên 13 lính mộ của huyên Nga Sơn rời làng quê ra đi hát vang bài quốc ca Pháp tự đặt lời (La Marseillaise Locale) trong đó có đoạn “Hỡi trai tráng An Nam, những con người dũng cảm - Nếu muốn nắm bắt cơ hội lập công – Hãy tuốt giáo gươm diệt bầy lang sói” (ý nói tới kẻ thù).
Kết thúc thủ tục của hội đồng xét duyệt, những người đủ tiêu chuẩn tòng quân nhận được một dấu hiệu được vẽ trên ngực bằng một cây bút lông phủ một lớp nitrat bạc. Vì vậy họ tự hào đi lại cởi tung "cai ao" (cái áo) để khoe dấu hiệu này. Sau đó, họ đi tập trung tại một trong năm trung tâm quân đôi thiết lập ở Đông Dương, do Cảnh binh bản xứ huấn luyện, họ được đào tạo trong ba tháng trước khi xuống tầu. Thấy họ, nhiều người trong Liên minh tin rằng Pháp nhất định phải ở trong một tình thế rất xấu khi gọi cả những người châu Á sau khi đã huy động lính châu Phi và Bắc Phi tham gia vào cuộc xung đột.
Để thuận lợi cho việc tuyển mộ lính, những bộ phim tuyên truyền cho cuộc sống sung sướng của những người lính tình nguyện ở bên Pháp được mang ra chiếu ở các làng quê. Ngày 10/09/1917 tại Hà Nội, trước sự có mặt của toàn quyền Pháp, tướng Sarraut, người ta biểu diễn một vở kịch có tên là "Tổ quốc trên cả gia đình" « La patrie avant la famille ». Một cái tiêu đề như vậy rõ ràng là xúc phạm những con người lớn lên trong sự sùng bái chữ Hiếu. Cuối cùng, trên các bức tường của thành phố người ta cho dán những tấm áp phích một người lính tập tươi cười chỉ cho một người "nhà quê" danh sách các lợi ích tài chính dành cho tân binh đăng lính.
Mộ lính để giúp về việc y viện và lính thợ để làm ở các xưởng pháo thủ bên Tây
Tiền thưởng lúc đăng lính là 20 đồng bạc; Tiền cấp cho nhà có người đăng lính là mỗi tháng 3 đồng bạc; Ăn lương mỗi ngày độ chừng 3 hào và những lính thợ nào làm việc giỏi được thưởng thêm. Được đồ ăn, đồ uống, quần áo, chỗ ở; Được danh vọng
Những tòa mộ lính là: Tòa đốc lý Hà Nội, Tòa đốc lý Hải Phòng, Tòa Công xứ các tỉnh
Loạt bưu ảnh dưới đây được phát hành từ những bức ảnh của Văn phòng chiến tranh Pháp quốc, chú thích bằng hai thứ tiếng thông dụng với dân Việt thời bấy giờ: chữ Quốc ngữ và chữ Nôm. Hoặc do sự thay đổi của từ vụng trong một thế kỉ qua, hoặc do chữ Quốc ngữ được diễn đạt bởi người Tây nên những chú thích trên ảnh khá khó hiểu. Cơ = đơn vị; tiểu đoàn.
Áo Khữ lanh (áo khoác chống rét )
Luyện thử lực với trò nhảy ngựa (nhảy choi) & trò bật đẩy theo cặp
Thực hành dựng trại tại trung tâm quân vụ
Tắm giặt bên những dòng suối thượng nguồn sông Marne
Đũa tre và nước mắm trong bữa cơm của lính ở trung tâm quân vụ
Lính nấu ăn trên chiến trường
Lín Annam làm việc ở Tarbes - hãng sản xuất đạn pháo (1916)
Những người lính An Nam làm việc tại Tarbes - hãng sản xuất đạn pháo
Những người lính An Nam xếp hàng trong cung điện Versaille đi làm nhiệm vụ trồng trọt.
Những thảm cỏ trang trí của cung điện được biến thành những mảnh ruộng trồng rau. Chuyện thật tưởng như đùa này được ghi chú rõ đằng sau tấm bưu thiếp
Bộ trưởng thuộc địa (Quan Thượng Thư thuộc địa) trao tặng huân chương (long tinh) cho các quan Đông Dương thuộc địa
Xem tiếp => Người Lính Việt Nam trong Đệ Nhất Thế Chiến (phần 3)
Nguồn: http://www.ecpad.fr/laide-des-colonies-a-la-france/
No comments:
Post a Comment