Chùa Thanh Lương làm bằng san hô và sọ dừa (ngôi chùa độc nhất vô nhị tại Tuy An, Phú Yên, Việt Nam )
Video: Chùa Thanh Lương huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Chùa Thanh Lương tọa lạc tại thôn Mỹ Quang Nam, Xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách trung tâm Thành phố Tuy Hòa 10 km về phía Bắc.
Chùa được bao bọc bởi cộng đồng dân cư đông đúc, quanh năm sinh nhai bằng nghề chài lưới. Phía Đông cận giáp Biển, phía Tây giáp những động cát trải dài với đẹp bình yên vốn có. Khí hậu nơi này bốn mùa mát mẻ, sơn thủy hữu tình
Động Xương quanh năm cát trắng, mây phủ, với mưa ngàn hiu quạnh, ngay cả cái tên gọi của cái làng này thôi là đã khiến người ta phải khiếp sợ rồi (đó là Ma Linh – Ma Liên vào thập niên 60 của thế kỷ 20 thì đổi lại thành Mỹ Quang. Năm 2003 được chia làm hai làng: Mỹ Quang Nam – Mỹ Quang Bắc.)
Không biết Chùa Thanh Lương được thành lập từ lúc nào,những cụ già lớn tuổi trong làng cho biết từ khi hình thành làng này là đã có chùa rồi. Chư Vị Tổ Sư đến rồi đi như “ Nhạn Qúa Trường Không, Ảnh Trầm Hàn Thủy “, không lưu lại dấu vết gì để hàng hậu thế chiêm bái đảnh lễ.
Thấy bữa ăn sáng của sư trong này đạm bạc. Không thấy có máy lạnh, giải khát có ga như sư miền bắc quê mình. Bà cụ quét chùa Thanh Lương
Ngư dân làng này chỉ làm một nghề duy nhất, đó là đánh bắt cá để nuôi sự sống cho gia đình, quanh năm tiếp xúc với sóng to gió dữ, vì vậy lời kinh tiếng kệ cầu an không thể thiếu vắng trong cảnh chồng đi biển, vợ ở nhà gửi lời cầu nguyện lên Bà Quan Âm, mong cho chồng được bình an trở về. Cứ như thế, ngày qua ngày, năm qua năm hình ảnh bà Quan Âm đã hiện sâu trong tiềm thức của bà con nơi đây cùng những câu chuyện linh thiêng về Phật Bà.
Vào sáng sớm ngày 24 tháng 12 năm 2004, một nhân duyên lịch sử lớn đã đến với chùa Thanh Lương. Một pho tượng Bồ Tát Quan Âm bằng gỗ quý trong dáng đứng trên một con rồng, với chiều cao 2m20 phân, đã từ ngoài khơi xa trôi vào Hòn Dứa, cạnh chùa không xa, được ngư dân phật tử trong làng phát hiện và báo cho chùa. Sau đó nhà chùa thông báo đến chính quyền và tổ chức phật tử ra làm lễ rước. Tượng Phật được an trí tại chùa Thanh Lương.
Cho đến hiện nay chùa Thanh Lương là ngôi chùa đầu tiên trên đất nước Việt Nam sử dụng những đá San Hô và gáo Dừa , nét kiến trúc độc đáo thu hút sự quan tâm của rất nhiều người con Phật.
Google map dẫn đến Chùa Thanh Lương
Đường bờ biển mát lành trong gió sớm mai.
Thôn Mỹ Quang Nam, một làng chài nghèo thuộc xã An Chấn (huyện Tuy An - Phú Yên), chùa Thanh Lương bao năm qua bình dị, thưa thớt khách vãng lai. Ngư dân làng này chỉ làm một nghề duy nhất, đó là đánh bắt cá, quanh năm tiếp xúc với sóng to gió dữ, lời kinh tiếng kệ cầu an không thể thiếu vắng trong cảnh chồng đi biển, vợ ở nhà gửi lời cầu nguyện.
Bắt đầu vào làng đã thấy nhộn nhịp một sớm mai mùa lộng cùng một buổi đi làm nơi trại nuôi tôm cá.
Mọi người nhường chỗ cho xe du lịch.
Bao đời sư trụ trì đến rồi đi không lưu dấu ấn. Thế nhưng hơn chục năm nay, ngôi chùa bình dị này lại mang trong mình một bức tượng Phật kỳ lạ, được ngư dân Phật tử nơi đây thờ cúng đó là một pho tượng được vớt lên từ Hòn Dứa ngày 24-12-2004.
Thấy cổng chùa hình như luôn đóng, rẽ trái qua đường vào, bên là khu dân cư với những vườn dừa nhà thấp, ngói "tây" (ngoài bắc không thấy dùng nữa)
Nhiều ngôi chính điện chùa được làm bằng sành sứ, mảnh ve chai, nhưng ở đây với những mảng san hô biển khơi, tưởng vô dụng đã tận dụng làm vật liệu trang trí mặt ngoài và chung quanh chính điện. Phần nội thất là những miếng muỗng dừa thô ráp, được xử lý để trở nên nguyên liệu chính trang trí.
Trong chính điện, bên trái là tượng Pháp tướng Quán Thế Âm Bồ Tát (như là pháp tướng Vô úy Quán Âm, ở đây có 3 mắt, tay cầm binh khí (gươm), nhưng không thấy có 4 tay.
Giữa Chính điện là tượng A Di Đà với pháp ấn Địa xúc.
Địa xúc ấn (Bhumisparsha-mudra)
Phía bên phải là tượng ADi Đà với thế tay Giáo hóa ấn.
Giáo hóa ấn (Vitarka-mudra)
Chùa Thanh Lương toạ lạc trong ngôi làng bình dị như vậy , trong một không gian bao rộng như lòng người dân biển miền Trung (Ở ngoài bắc với ngôi chùa to và rộng như này, sẽ có nhiều khu tượng, kể cả dãy Thập điện diêm vương, hai hàng 18 vị bồ tát la hán và vô số những bát hương đĩa đựng cùng hòm công đức.)
Tòa Điện Quán Âm Linh Ứng
Khuôn viên chùa Thanh Lương
Một hang đá phía sau Điện, bên phải.
Phía trước ngôi chính điện là hồ Long Thủy, bức tường che bờ là các tranh đắp về Pháp Tướng Quán Thế Âm Bồ Tát, nếu đủ thì Quán Thế Âm có 33 Pháp Tướng, nhưng chưa thấy đắp hết.
Những mảng san hô biển khơi trang trí mặt ngoài và chung quanh chính điện
No comments:
Post a Comment