Tuesday, September 20, 2016

Indonesia - Nam Dương bắn bỏ những ai vào biển của họ

Tàu cá Việt Nam đi lạc vào vùng biển Nam Dương cũng bị họ cho nổ tung



----------------------------------

13 tàu cá Việt Nam bị Indonesia đánh chìm và lời kêu cứu từ Biển Đông!

Ngư trường truyền thống của ngư dân các nước Đông Nam Á đang bị thu hẹp do sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông.


Các ngư dân Việt Nam bị Malaysia bắt giữ.


Chỉ trong ngày hôm qua (5/4), Indonesia đã phá hủy 23 tàu cá nước ngoài, trong đó có 13 tàu của Việt Nam, 10 tàu của Malaysia, bị cáo buộc là đang hoạt động đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của nước này.

Trước đông đảo báo giới, Bộ trưởng Hàng hải và Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti tuyên bố sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt tương tự với bất kỳ tàu cá của bất cứ nước nào đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển của nước này, cho dù có là tàu cá của Mỹ đi chăng nữa.

Một tàu cá bị Indonesia cho nổ tung trên biển



Nữ Bộ trưởng “thép” của Indonesia - Susi Pudjiastuti cũng ra lệnh cho các quan chức tại 7 địa điểm trên đất nước nghìn đảo sẵn sàng nổ tung bất cứ tàu cá nào vi phạm chủ quyền của Indonesia. Chính bản thân bà Susi Pudjiastuti cũng đã chứng kiến vụ phá tàu cá nước ngoài qua video trực tuyến từ văn phòng của mình ở Jakarta, do lực lượng hải quân và cảnh sát biển, cảnh sát địa phương phối hợp thực hiện.



Kể từ khi Tổng thống Joko Widodo lên cầm quyền vào năm 2014, Indonesia đã thể hiện quyết tâm trừng phạt các tàu cá nước ngoài đánh bắt trong vùng biển nước này một cách kiên quyết. Cho đến nay, Indonesia đã đánh chìm 174 tàu thuyền nước ngoài hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển nước này.

Cách xử lý của Jakarta xem ra rất cứng rắn, kiên quyết. Nhưng cũng chính vì thế mà việc Jakarta chỉ dừng lại ở mức phản đối, chỉ trích Bắc Kinh sau vụ một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc ngang nhiên giải cứu một chiếc tàu cá Trung Quốc hoạt động phi pháp ở vùng biển quần đảo Natuna của Indonesia hôm 20/3 mới khiến người ta phải đặt dấu hỏi hoài nghi về thái độ của Jakarta.

Không chỉ có Indonesia “nhẹ nhàng” với các tàu cá Trung Quốc và “mạnh tay” với các tàu cá của các nước khác, mà ngay cả Malaysia cũng vậy.

Đối với việc khoảng 100 tàu thuyền đánh cá Trung Quốc hiện diện bất hợp pháp tại cụm bãi cạn Luconia ở gần bờ biển của Malaysia, Kuala Lumpur cũng chỉ triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản đối ngoại giao.

Trong khi đó, mới đây, trong các cuộc tuần tra ngày 10/3 và 11/3, Cơ quan thực thi pháp luật trên biển Malaysia (MMEA) đã chặn 3 tàu cá nước ngoài cách Tanjung Mat Amin, Kuala Terengganu khoảng 51 hải lý. Lực lượng này tuyên bố đã bắt giữ 42 ngư dân người Việt Nam, trong đó có ba thuyền trưởng, tịch thu thiết bị đánh bắt và hơn 8 tấn hải sản trị giá 200.000 Rm, tương đương hơn 48.000 USD.

Có thể thấy Indonesia và Malaysia đều rất thận trọng khi xử lý các vấn đề này với Trung Quốc, ở thời điểm cả hai đều rất cần Bắc Kinh với vai trò một nhà đầu tư lớn, một đối tác thương mại đối với nền kinh tế của họ.

Cách xử lý và thái độ của Indonesia, Malaysia trong việc trừng phạt các tàu cá nước ngoài đánh bắt trong vùng biển của họ thực sự đang gióng lên một hồi chuông báo động về an ninh trên Biển Đông.

Biển Đông vốn là không gian sinh tồn của hàng trăm triệu người, là nơi kiếm kế mưu sinh từ bao đời nay của hàng triệu triệu ngư dân các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Cả Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đều nằm trong Top 15 nước xuất khẩu cá và hải sản của thế giới, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc. Tất cả các nước này đều triển khai đội tàu đánh cá lớn ở Biển Đông, vốn cung cấp khoảng 1/10 sản lượng thủy sản toàn cầu.

Tuy nhiên, chính những nỗ lực theo đuổi yêu sách chủ quyền ngày càng quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm gần đây đã khiến các nước Đông Nam Á - vốn phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên phong phú trên biển buộc phải gia tăng các biện pháp bảo vệ, đi kèm theo các biện pháp trừng phạt mạnh tay với các tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vào vùng biển chủ quyền của mình.

Bên cạnh sự đánh bắt quá mức sau nhiều năm làm suy giảm nguồn cá, thì chính sự xâm nhập ngày càng rõ ràng của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp và thậm chí ở các vùng biển thuộc chủ quyền của các quốc gia láng giềng Đông Nam Á, đã khiến ngư trường truyền thống của ngư dân các nước này ngày càng bị thu hẹp. Tần suất “đi lạc” qua ranh giới biển của các đội tàu đánh bắt cá trong quá trình theo đuổi nguồn cá ngày càng tăng dần, gây xích mích giữa các chính phủ.

Một khi Bắc Kinh vẫn khăng khăng nhận vơ chủ quyền với tất cả các khu vực biển nằm trong ranh giới “đường 9 đoạn” mơ hồ và phi lý mà họ tự vẽ ra trên Biển Đông, cũng như khẳng định quyền của tàu cá Trung Quốc hoạt động tại “ngư trường truyền thống” này; và một khi chính phủ các nước Đông Nam Á vẫn “nhất bên trọng, nhất bên khinh” khi xử lý các hành vi xâm phạm chủ quyền trên biển của mình, thì chừng đó, vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông sẽ vẫn còn phức tạp và căng thẳng, sinh mạng và đời sống của hàng triệu triệu ngư dân các nước ven Biển Đông vẫn bị đe dọa.

Trong bài phân tích mang tựa đề “Cuộc chiến tranh “tàu vỏ trắng” trên Biển Đông” đăng trên Tạp chí The National Interest (Mỹ) mới đây, tác giả Koh Swee Lean Collin - một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam có trụ sở tại Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore, đã đánh giá khá đầy đủ tương quan lực lượng giữa các tàu tuần duyên Trung Quốc và các nước Đông Nam Á trên Biển Đông. Theo đó, “tàu trắng” Trung Quốc đã trở thành “hung thần” ở Biển Đông và đang có một cuộc chiến không cân sức giữa các tàu tuần duyên của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu!

Có lẽ chưa bao giờ Trung Quốc lại thể hiện khẩu khí quyết tâm chiếm Biển Đông một cách ngông cuồng ra mặt như bây giờ! Phải chăng Bắc Kinh đang muốn đẩy nhanh tiến độ phát động một cuộc chiến trên Biển Đông?

Nguồn: Báo Mới / Linh Phương

No comments:

Post a Comment