Friday, March 18, 2016
Đệ Nhất Thế Chiến - Kỹ Thuật Khoa Học (1)
Quân Mỹ với thiết bị bắt sóng âm từ máy bay của địch (Đức) . Giàn loa này bắt sóng âm từ trên không trung và truyền qua headphones (lính đang mang bên tai) . Ảnh National Archives
Giàn loa bắt sóng âm này là tiền thân của Radar thời thập niên 1940 (Radar = RAdio Detecting And Ranging) .
Đầu máy xe lửa của Áo - Hung đuợc chế tạo với loại thép đặc biệt . Loại tàu lửa này thường dùng cho chiến tranh khi chuyên chở súng đạn và quân lính , nhất là khi đi ngang qua vùng lửa đạn của quân thù . Ảnh Library of Congress, 1915
Bên trong chiếc xe lửa đặc biệt tại Chaplino, Ukraine . Ảnh Central University Library , mùa xuân 1918
Trạm liên lạc / phát tin của Đức tại Mặt Trận Miền Tây . Quân Đức dùng xe đạp , đạp để tạo điện cho trạm liên lạc / phát tin . Ảnh National Arcives, 9/1917
Xe tăng và quân Úc / quân New Zealand đang triển khai lực lượng tại Bapaume, Pháp để đánh quân Đức . Ảnh Library of Scotland, 1917
Một nguời lính dùng xe motorcycle của hãng Harley-Davidson (Mỹ ) . Trong thế chiến thứ 1, Hoa Kỳ gửi sang 20 ngàn chiếc motorcycles loại Harley-Davidson & Indian . Ảnh Space Museum, 1918
Xe tăng của Anh , loại Medium Mark A Whippet , họ đang tiến gần đến vùng Achiet-le-Petit, Pháp . Loại Medium Mark A Whippet nhẹ và đi nhanh và lách lẹ hơn . Ảnh Library of New Zealand, 22/8/1918
Lính Đức đang vuốt pháo loại Langer Max , nặng 750 kg ~ 1650 pounds , với tầm xa 34200 mét ~ 37400 yards. Ban đầu khi sản xuất loại pháo này chỉ nhằm phục vụ cho tàu thuỷ chiến (battleship) . Ảnh National Archives, 1918
Lính Đức mang mặt nạ chống khí độc . Loại mũ sắt (Stahlhelm helmets ) họ đang đội đuợc sản xuất với dạng đặt biệt , nó có phần vành sắt nối thêm vô , khi họ ở trong chiến hào , truớc khi họ nhổm lên để nhìn ra phía truớc , thì họ xoay phần miếng sắt ra truớc mặt để bảo vệ nếu có đạn bắn tới . Miếng sắt "thừa" này đuợc gọi là stirnpanzer . Ảnh AP
Cây giả dựng lên để lính quan sát dễ hơn . Ảnh Library of New South Wales
Línk Thổ Nhĩ Kỳ dùng heliograph - máy quang báo (máy truềyn tin bằng tia phản chiếu ánh sáng mặt trời ) . Heliograph là loại máy wireless (không dây ) dùng truềyn tin qua Morse Code , Morse Code này đuợc chiếu qua tấm kiếng và bên kia nhận đuợc sự phản chiếu của Morse Code qua tia sáng mặt trời . Ảnh Library of Congress, 1917
Xe cứu thương Hồng Thập Tự , đuợc sáng chế ra dùng để bảo vệ những nguời lính bị thương bên trong . Phần thép bọc đàng truớc của chiếc xe xuôi xuống và dài ra là để cản bùn không cho văng vô bên trong .. Ảnh Library of Congress, 1915 .
Lính Mỹ ở trong chiến hào đang mang mặt nạ chống khí độc . Đàng sau lưng họ đang có một rocket đang bay lên là để phát tín hiệu báo cho quân mình biết khí độc đang tấn công chúng ta , hãy mang mặt nạ vô . Ảnh Library of Congress .
Máy của Đức dùng để đào các chiến hào . Phần lớn các chiến hào của các bên tham chiến đều đào bằng tay , chỉ có vài cái là nhờ đến máy mà thôi . Ảnh Space Museum Archive, 8/1/1918
Telephone của quân Đức ngoài trận địa . Ảnh National Archives
Xe tăng của Đức loại A7V . Đức chế tạo loai A7V khoảng vài trăm chiếc để phục vụ thế chiến 1 . Ảnh National Archives
Một con ngựa giả dùng để cho lính ẩn mình . Loại ngựa giả này dùng rất nhiều ở vùng Tử Thần Ypres - No Man's Land . Ảnh US Army
Phụ nữ Mỹ trong hãng xuởng làm thợ rèn thợ nguội (welding ) của chi nhánh xe hơi Lincoln Motor Company , ở Detroit, tiểu bang Michigan . Ảnh Library of Congress
Xe tăng bị kẹt ở trận địa Clapham, Ypres, Bỉ quốc . Ảnh Library of New South Wales , 1918
Một nguời lính Đức đang nắm máy chụp hình đứng bên cạnh chiếc xe tăng Anh loại Mark IV đang cháy và xác của nguời lính Anh cũng bị cháy theo . Ảnh Deutsches Bundesarchiv, 1917
Nguời ta mang mặt nạ chống khi độc tại vùng Mesopotamia (đây là tên vùng cổ xưa thuộc miền Nam Iraq) . Ánh National Of France, 1918
Xem tiếp => Đệ Nhất Thế Chiến - Kỹ Thuật Khoa Học (2)
(Nora sưu tầm và luợc dịch)
:)
:(
;)
:D
:-/
:x
:P
:-*
=((
:-O
X(
:7
B-)
#:-S
:((
:))
=))
:-B
:-c
:)]
~X(
:-h
I-)
=D7
@-)
:-w
7:P
2):)
:!!
\m/
:-q
:-bd
^#(^
Show more Emoticons
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment