Nam Phong Tạp Chí mỗi năm chia làm hai quyển, mỗi quyển sáu số . Số đầu tiên bắt đầu từ tháng bảy năm 1917 . Chủ bút của Nam Phong Tạp Chí là hai ông Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác
Ông Phạm Quỳnh
(17/12/1892 – 6/9/1945)
Phạm Quỳnh là con nhà nho, cháu nhà nho, chắt nhà nho, mà đều là nhà nho nghèo, loại hàn sĩ cả. Từ cụ Dưỡng Am Phạm Hội , đến ông nội rồi cha đẻ đều dạy học mà không thu học phí, chỉ sống với những gì học trò đem biếu, khi thì thúng gạo, rổ khoai, lúc con gà, con cá, mớ rau. Chín tháng mất mẹ, bà nội và bà cụ tú cho hưởng thừa tự phải bế đi bú chực nhà hàng xóm. Rồi chín tuổi mất cha, gia đình khốn khó, hai cụ phải bòn những quả ổi, quả bồ hòn trong vườn nhỏ sau nhà đem bày bán trước cửa cùng mớ hàng xén lặt vặt để có cái cơm cháo qua ngày nuôi cháu khôn lớn. Sau đó lại lo cháu “Không có cái chữ thì làm sao sống được với đời”, bèn cho theo học trường tiểu học Pháp Việt mới mở ở phố Hàng Bông gần nhà . Chỉ vì ở đấy học không mất tiền. Rồi tiếp đến lại học Trường Thông ngôn (Collège Des Interprètes) ở bờ sông Hồng, cũng lại vì học ở đấy không mất tiền!
Nghèo khổ như thế lại ham học và có hiếu với hai bà cụ, Phạm Quỳnh chỉ mong cố gắng học để đổi đời, đền đáp ơn hai bà nuôi dạy. Mặt khác “Ông, cha Phạm Quỳnh có liên hệ mật thiết với các tổ chức Cần Vương, Phục Việt chống Pháp đương thời (…) Vì thế, không lạ gì chuyện cậu thanh niên Phạm Quỳnh đã nhiệt tình tham gia ủng hộ phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, tham gia bãi khóa ngay tại Trường Thông ngôn, phản đối đàn áp Đông Kinh Nghĩa Thục, bắt giam các sĩ phu yêu nước đến nỗi đã từng bị Pháp bắt giữ, năm mới 15 tuổi”
Năm 1908, đỗ thủ khoa trường Trung học thuộc địa (Collège Du Protectorat) tức trường Bưởi, nay là trường Chu Văn An, Phạm Quỳnh được tuyển vào làm nhân viên Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Êxtrême – Orient). Tại đây do yêu cầu công việc, Phạm Quỳnh phải tự học Hán văn đến mức đọc và viết được văn chữ Hán. Trường Viễn Đông Bác Cổ là cả một kho tư liệu sách vở, “kho báu tri thức’ cho chàng trai hiếu học, yêu nước, thiết tha với lịch sử cha ông. Phạm Quỳnh đã tìm trong mớ giấy bản phủ bụi và tìm ra những áng văn thơ yêu nước. Ông đọc, chọn lọc trong sách Lệ ngữ Văn tập rồi dịch ra Pháp văn, đưa đăng trong tạp chí của Trường Viễn Đông Bác Cổ như tài liệu tham khảo lịch sử hai bài của Nguyễn Viết Lụy tế các tướng sĩ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Từ đấy hai bài này mới được người đời biết đến ...
Từ 1913, hai mươi tuổi, Phạm Quỳnh đã thử sức trên Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh với những bài khảo cứu, bình luận văn học nghệ thuật. Đến 1917, mới 24 tuổi nhưng đã có thâm niên 9 năm công tác nghiên cứu viết lách, ông chớp thời cơ nhận làm chủ bút phần quốc ngữ tạp chí Nam Phong, giành lấy cho mình và những người cùng chí hướng, yêu nước, đặc biệt yêu tha thiết tiếng ta, có chỗ để thi thố tài năng, góp sức xây dựng nền quốc học, mở mang dân trí, tăng tiềm lực cho đất nước sau này.
Trên tạp chí Nam Phong, ngoài những việc không thể không làm trong một tờ báo mà thực tế là do người Pháp chi tiền và điều hành, ông đã khôn khéo đăng những bài văn yêu nước của người xưa và cả người đương thời, những bài về lịch sử chống ngoại xâm,v.v… làm nên cả một bộ bách khoa thư về lịch sử và đời sống Việt Nam phong phú. Cũng từ đó tập hợp được lực lượng yêu quốc văn, yêu quý lịch sử nước nhà, tạo điều kiện cho biết bao thanh niên nâng cao hiểu biết về nhiều mặt đời sống, vun bồi thêm lòng yêu nước sẵn có trong họ. ...
Nghèo khổ như thế lại ham học và có hiếu với hai bà cụ, Phạm Quỳnh chỉ mong cố gắng học để đổi đời, đền đáp ơn hai bà nuôi dạy. Mặt khác “Ông, cha Phạm Quỳnh có liên hệ mật thiết với các tổ chức Cần Vương, Phục Việt chống Pháp đương thời (…) Vì thế, không lạ gì chuyện cậu thanh niên Phạm Quỳnh đã nhiệt tình tham gia ủng hộ phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, tham gia bãi khóa ngay tại Trường Thông ngôn, phản đối đàn áp Đông Kinh Nghĩa Thục, bắt giam các sĩ phu yêu nước đến nỗi đã từng bị Pháp bắt giữ, năm mới 15 tuổi”
Năm 1908, đỗ thủ khoa trường Trung học thuộc địa (Collège Du Protectorat) tức trường Bưởi, nay là trường Chu Văn An, Phạm Quỳnh được tuyển vào làm nhân viên Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Êxtrême – Orient). Tại đây do yêu cầu công việc, Phạm Quỳnh phải tự học Hán văn đến mức đọc và viết được văn chữ Hán. Trường Viễn Đông Bác Cổ là cả một kho tư liệu sách vở, “kho báu tri thức’ cho chàng trai hiếu học, yêu nước, thiết tha với lịch sử cha ông. Phạm Quỳnh đã tìm trong mớ giấy bản phủ bụi và tìm ra những áng văn thơ yêu nước. Ông đọc, chọn lọc trong sách Lệ ngữ Văn tập rồi dịch ra Pháp văn, đưa đăng trong tạp chí của Trường Viễn Đông Bác Cổ như tài liệu tham khảo lịch sử hai bài của Nguyễn Viết Lụy tế các tướng sĩ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Từ đấy hai bài này mới được người đời biết đến ...
Từ 1913, hai mươi tuổi, Phạm Quỳnh đã thử sức trên Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh với những bài khảo cứu, bình luận văn học nghệ thuật. Đến 1917, mới 24 tuổi nhưng đã có thâm niên 9 năm công tác nghiên cứu viết lách, ông chớp thời cơ nhận làm chủ bút phần quốc ngữ tạp chí Nam Phong, giành lấy cho mình và những người cùng chí hướng, yêu nước, đặc biệt yêu tha thiết tiếng ta, có chỗ để thi thố tài năng, góp sức xây dựng nền quốc học, mở mang dân trí, tăng tiềm lực cho đất nước sau này.
Trên tạp chí Nam Phong, ngoài những việc không thể không làm trong một tờ báo mà thực tế là do người Pháp chi tiền và điều hành, ông đã khôn khéo đăng những bài văn yêu nước của người xưa và cả người đương thời, những bài về lịch sử chống ngoại xâm,v.v… làm nên cả một bộ bách khoa thư về lịch sử và đời sống Việt Nam phong phú. Cũng từ đó tập hợp được lực lượng yêu quốc văn, yêu quý lịch sử nước nhà, tạo điều kiện cho biết bao thanh niên nâng cao hiểu biết về nhiều mặt đời sống, vun bồi thêm lòng yêu nước sẵn có trong họ. ...
Ông Phạm Duy Tốn (trong hình bên trái) là cha của nhạc sĩ Phạm Duy . Ông
Phạm Duy có viết về cha ông trong Hồi Ký Phạm Duy - Thơ Ấu Vào Đời .
Nguồn: Phạm Quỳnh Word Press
o0o
Ông Nguyễn Bá Trác
(1881 - 1945)
Nguyễn Bá Trác sinh năm Tân Tỵ, 1881 tại làng Bảo An, Điện Bàn, Quảng Nam. Địa danh làng nầy đã được đề cập trong bài viết về nhà văn Phan Khôi (1887-1959) ở vùng đất Gò Nổi gồm có các làng Tư Phú, Bảo An, La Kham, Xuân Đài, Trường Giang, Đông Bàn, Phú Bông... vùng đất đã mang lại niềm tự hào cho quê hương Quảng Nam vì đã sản sinh ra những nhân vật gắn liền với lịch sử và văn học nước nhà.
Thuở nhỏ ông theo học ở Quảng Nam, năm 1906, ông đỗ cử nhân ở Huế. Hưởng ứng lời kêu gọi của các nhà ái quốc trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu và Duy Tân của Phan Chu Trinh và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, ông ra Hà Nội học tiếng Pháp và năm 1908, ông tìm cách theo du học sinh sang Nhật. Khi chính phủ Nhật giải tán học sinh du học, ông sang Trung Hoa rồi trở về Việt Nam năm 1914.
Ông làm chủ bút phần Hán văn tờ Cộng Thị Báo từ năm 1914 đến 1916. Năm 1917, dưới sự bảo trợ của Louis Marty, Phạm Quỳnh sáng lập Nam Phong tạp chí, chủ nhiệm kiêm chủ bút và Nguyễn Bá Trác đảm trách chủ bút phần Hán văn.
Nguồn: chút lưu lại
No comments:
Post a Comment