Thursday, June 28, 2018

Những tư duy để đời của Thủ tướng vờ cờ Nguyễn Xuân Phúc về địa lý Việt Nam

Ngại bạn đọc hông biết ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là ông nào , tôi xin chú thích:  là ông chỉ tay

Mời bạn bấm vào link của mỗi câu nói nổi tiếng của thủ tướng vờ cờ Nguyễn Xuân Phúc để đọc thêm nhé 😊

Mong rằng trong tương lai người Việt chúng ta sẽ đuợc chứng kiến và đọc thêm những tư duy để đời của Thủ tuớng vờ cờ



Đàn tango sầu mộng - Tình cho không biếu không





Dòng nhạc tango của Argentina một khi du nhập vào châu Âu đã cho ra đời phong trào sáng tác nhạc khiêu vũ. Nhiều ca khúc tiếng Ý, tiếng Pháp hay Tây Ban Nha trở nên ăn khách qua điệu tango. Trường hợp của hai bài  Chitarra Romana (Khúc đàn buồn) và L’amour c’est pour Rien (Tình cho không biếu không).

Nhạc phẩm Chitarra Romana (tựa tiếng Anh là Roman Guitar) ra đời vào năm 1934 dưới ngòi bút của tác giả Eldo di Lazzaro (1902-1968). Sinh trưởng tại Trivento, một thị trấn nằm cách thủ đô Roma khoảng 200 cây số về phía Đông, ông thành danh vào cuối những năm 1920 nhờ vào nghề soạn nhạc.

Nổi tiếng cùng thời với tác giả Giovanni D'Anzi (19063-1974), ông Eldo di Lazzaro đã góp phần làm giàu dòng nhạc tiếng Ý, một mặt duy trì truyền thống viết ca khúc Napoli, mặt khác hấp thụ ảnh hưởng văn hóa nước ngoài để làm mới các bài hát.

Khi sáng tác ca khúc, cả hai tác giả Eldo di Lazzaro và Giovanni D'Anzi thường viết theo kiểu stornello, một dạng ca dao bình dân, lời thơ rất ngắn nhưng phải có vần điệu. Lối sáng tác đoản khúc buộc tác giả phải viết lời cô đọng, biết tiết kiệm câu chữ nhưng vẫn khéo léo trong ẩn dụ, tài tình trong ý tứ

Theo nhà văn Gianni Borgna, tác giả quyển sách mang tựa đề "Lịch sử của các ca khúc tiếng Ý" (Storia della Canzone Italiana), nhạc sĩ Eldo di Lazzaro đã viết nhạc phẩm Chitarra Romana với tham vọng là bản tango tiếng Ý này sẽ nổi tiếng không thua gì bài La Cumparsita của Uruguay và Argentina. Nếu như nhịp điệu bài hát thuần chất tango, thì trong ca từ, tác giả này đã cài rất nhiều hình tượng tiêu biểu của kinh thành La Mã cổ kính.

Trong ca khúc, nhạc sĩ Eldo di Lazzaro gợi lên khung cảnh thủ đô Roma lộng lẫy dưới bầu trời đêm lợp đầy sao sáng. Kỷ niệm tình yêu chốn cũ vẫn còn, tuy rằng hình bóng tình nhân năm nào đã vội tan, cho nên người nghệ sĩ mới ôm đàn thở than, chỉ còn sâu trong tiếng nhạc nỗi cô đơn về làm bạn.
Người đầu tiên ghi âm ca khúc này là ca sĩ Carlo Buti (1902-1963). Sinh trưởng tại Firenze (thành phố Florence), ông nổi tiếng vào đầu những năm 1930 và được mệnh danh là Giọng ca vàng nước Ý, nhờ vào lối vuốt chữ rất mượt như Bing Crosby hay Frank Sinatra của Mỹ. Nhưng đặc điểm của Carlo Buti là ông có chất giọng tenorino, tức là một giọng nam cao (tenor) chuyên hát chẻ giọng óc.
Trong gần 30 năm sự nghiệp, ông Carlo Buti đã lập kỷ lục với gần 1600 ca khúc ghi âm, thể hiện hầu hết các ca khúc nổi tiếng của Ý và mở đường sau đó cho hàng loạt ca sĩ như Lou Monte hay Al Martino, chuyên hát tiếng Ý nhưng lập nghiệp ở Hoa Kỳ. Trong các bản nhạc tủ của họ, dĩ nhiên là phải có Khúc đàn buồn.


Đúng ba thập niên sau ngày phát hành bản nhạc Khúc đàn buồn, một bài tango nổi tiếng khác, viết bằng tiếng Pháp, ra đời vào năm 1964. Đó là nhạc phẩm L’amour c’est pour Rien, rất quen thuộc với người Việt vì bài hát từng được tác giả Phạm Duy dịch thành Tình cho không biếu không.


Bài tango này ra đời dưới ngòi bút của hai tác giả : Enrico Macias soạn nhạc, Pascal René Blanc đặt lời. Thế nhưng điều gì đã thúc đẩy Enrico Macias viết một bản tango trong khi thể điệu này không phải là sở trường của ông ? Enrico Macias thành danh tại Pháp vào năm 1963 với nhạc phẩm Adieu Mon Pays có nghĩa là Vĩnh biệt quê hương nói lên tâm trạng của nhiều gia đình phải rời bỏ Algêri trở về Pháp khi Algêri tuyên bố độc lập.

Bài này cũng như nhiều sáng tác khác cho thấy là Enrico có sở trường viết nhạc bolero, tiêu biểu qua các bài như Beyrouth, Le Voyage, La Nuit Mexicaine hay Solenzara (tựa tiếng Việt là Nắng Xuân), một ca khúc đảo Corse mà Enrico đã chuyển thể theo điệu nhạc này.

Vào năm 1964, Enrico Macias là giọng ca tuy chỉ vừa xuất hiện, nhưng lại rất thành công. Cùng với ca sĩ Richard Anthony, ông nắm giữ kỷ lục số bán nhờ sáng tác nhiều ca khúc ăn khách. Sự thành công đó giúp cho Enrico Macias đoạt nhiều giải thưởng âm nhạc trong năm 1964, trong đó có giải sáng tác Vincent Scotto.

Tại Pháp, tác giả người gốc Ý Vincent Scotto (1874-1952) nổi tiếng nhờ viết ca khúc J’ai deux Amours cho Joséphine Baker, bản Prosper (Youp la boum) cho Maurice Chevalier, bài Marinella cho Tino Rossi. Ngoài ra, ông còn có sở trường viết nhạc khiêu vũ, trong đó có nhiều bài tango.

Nổi tiếng nhất vẫn là bản Le plus beau des tangos du monde (Bài tango đẹp nhất thế giới), mà tác giả Vincent Scotto đã viết cho con rể của ông là ca sĩ Henri Alibert. Luis Mariano và Tino Rossi sau đó đều có ghi âm bài này. Trong tiếng Ý bài hát này do Carlo Buti ghi âm với tựa đề Il Piu Bel Tango.
Khi được trao giải sáng tác Vincent Scotto, Enrico Macias do không hề chờ đợi, nên rất ngạc nhiên bất ngờ. Xúc động trước những tình cảm ưu ái mà khán thính giả dành cho ông trong bước đầu sự nghiệp, ông mới ngẫu hứng ôm đàn soạn ra một giai điệu trong vòng chưa đầy một tiếng đồng hồ, thể điệu được chọn là tango để đánh dấu giải thưởng Vincent Scotto.

Người đặt lời cho ca khúc này là Pascal René Blanc, chứ không phải là tác giả Jacques Demarny, theo một số nguồn ghi chú, cho dù Jacques Demarny đã viết lời cho gần 150 ca khúc của Enrico Macias. Nhờ vào bài tango này và bản nhạc Solenzara, mà Enrico trở nên rất nổi tiếng ở Nhật Bản.

Năm 2013 đánh dấu 50 thành công sự nghiệp của ca sĩ Enrico Macias. Còn điệu tango truyền thống tiếp tục thành công cho tới năm 1974, thời kỳ trỗi dậy của tango đương đại, còn được gọi là tango mới, làm khựng lại phong trào sáng tác nhạc khiêu vũ không lời. Chỉ có những bản tango kinh điển, mới không trở nên lỗi thời.

Nguồn: RFI / Tuấn Thảo

Wednesday, June 27, 2018

Bắt bớ đánh đập không giết được lòng yêu nước của người dân



Mời bạn nghe cuộc phỏng vấn của Đài SBS với chị Nguyễn Thanh Loan


Tự do luôn luôn đổi bằng máu và nước mắt


"Tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh đánh người dã man như vậy.Thật sự trước đây tôi cũng còn chút niềmtin vào lực lượng thi hành pháp luật. Nhưng sau ngày hôm đó tôi bị đánh và chứng kiến cảnh người ta đánh người khác như vậy, tôi thấy họ thật sự không còn là con người. Họ quá dã man tàn ác. Họ như bị một cái lực nào đó ma quỷ xui khiến để đàn áp, chà đạp, vùi dập cái dân tộc này, để đưa dân tộc này xuống bùn đen, để xóa sổ dân tộc này. Nếu chúng ta ai cũng sợ, ai cũng sợ hãi, thì dần dần đất nước này sẽ bị mất. Tuy tôi bị đánh, nhưng tôi sẽ không sợ, nó sẽ nuôi cho tôi thành ý chí kiên cườn gđể chống lại tà quyền những kẻ ác độc đang dìm đất nước này trong tội lỗi của sự độc ác."

Đó là những lời anh Trịnh Toàn nói lúc nằm trên giường bệnh vì những trận đòn của công an và an ninh đánh dã man hôm 17/6/2018 khi anh cùng vợ bị bắt về Tao Đàn lúc cả hai đang đứng trước Nhà Thờ Đức Bà.

Anh Toàn bị đánh ngất xỉu nhiều lần và lần cuối cùng công an đưa hai vợ chồng vào bệnh viện Sài Gòn và bỏ đó.

Biện viện sau nhiều lần người bệnh yêu cầu mới đưa giấy chứng nhận "Đa chấn thương do công an đánh' mà không nói thêm gì hơn.

Anh Toàn hiện nay vẫn chưa đi lại được bình thường, bũng còn và đầu còn đau.

Mới đây vợ anh chị Nguyễn Thanh Loan

Chị Nguyễn Thanh Loan vào lúc 21h tối ngày 25/6/2018 khi đang một mình đi trên đường về nhà từ Tân Bình về Quận 12 đã công an theo đuôi và đe dọa.

Chỉ kêu cứu và được người dân giúp đỡ nhưng sau đó công an Phường Thạnh Lộc nơi chị ở đã đưa chị về phường và giữ lại gần ba tiếng đồng hồ.

Trong câu chuyện với Mai Hoa, chị nói chị không oán hận những kẻ đã đánh vợ chồng chị vì dù sao họ chỉ làm theo lệnh. Trong sự đàn áp kinh hoàng mới nhận ra một cách rõ ràng là chính quyển coi nhân dân như kẻ thù, và nỗi lo mất nước chưa bao giờ rõ rệt như bây giờ. Và đó là điều làm chị lo lắng hơn cả.


Nguồn: SBS / Mai Hoa - Nguyễn Thanh Loan  (đăng ngày 26/6/2018)

Tuesday, June 26, 2018

Câu chuyện thuyền nhân: Nguyễn Vy Túy



Mời bạn nghe Cuộc đàm thoại giữa Đài SBS và Ông Nguyễn Vy Túy



Hàng năm cứ đến ngày 20 tháng 6, các cựu thuyền nhân Việt Nam ở Úc lại thắp nến để tưởng niệm những người đã bỏ mình trên đường vượt biển đi tìm tự do. Một trong những người có mặt trong buổi lễ ở Saigon Place, Bankstown năm nay là ông Nguyễn Vy Túy, Chủ bút Văn Nghệ Tuần Báo phát hành ở Sydney.


Ảnh của Tạp Chí Da Màu

Chúng tôi rời Cần Thơ ngày 8.11.1979, tại điểm hẹn tàu rời bến mang theo 154 người. Một chuyến đi đông  như vậy trong lúc này ai cũng nghĩ là đi "đăng ký", nhưng thực sự chúng tôi đã  phải lén lút đi thành nhiều toán nhỏ và tự tìm cách đến được bến bãi vì không có người dẫn đường, và có  lúc cả nhóm suýt bị bắt vì quá hớ hênh trong việc dọ hỏi dân chúng địa phương.

Chiếc ghe bầu chạy đường sông dài 14 mét ngang hơn 2  mét, cũ kỹ và chật chội đậu ẩn trong một khúc sông có cây cối um tùm. Không ai dám gây tiếng động khi được chuyển vội vã từ các ghe nhỏ lên ghe lớn, dù ngoài trời tối đen như mực, khiến mấy người trợt chân suýt bị té xuống sông.

Khi việc chuyển người hoàn tất, người tài công cho nở máy và cho  ghe từ từ rời chỗ núp. Ông phải nhoài cả người ra ngoài để định hướng và tránh cho ghe không chạy lạc vào cồn cát, có lúc ông còn phải giảm tốc độ và  tắt máy vì nghe thấy tiếng động cơ của ghe tàu khác chạy gần. Cả ghe được căn dặn hạn chế tối đa  mọi sinh hoạt, dù thế vẫn có tiếng la khóc của trẻ nhỏ, tiếng  nôn oẹ của người say sóng, và tiếng cự nự của những người không có chỗ ngả lưng...

Khi ánh bình minh  vừa ló dạng, cũng là lúc chiếc ghe  của chúng tôi đã ra đến biển. Nhờ sương  mù và tài công khéo  léo chuyến đi đã lẩn  thoát được 2 chiếc tàu đánh cá "quốc doanh", và một trạm  kiểm soát ở cửa sông lớn. Niềm vui chưa tròn thì có người phát giác ra khoang chứa nước ngọt đã bị nước biển tràn vô, vì sự rạn  nứt của những tấm ván trét  keo không kín bên hông tàu.  Thế là số nước ngọt dự trữ cho chuyến hải trình đã không còn xử dụng được, ai nấy đều lo sợ vì không biết còn phải lênh đênh thêm bao nhiêu ngày trên biển.

Ngày đầu tiên không có chuyện gì xảy ra, vì ghe còn trong hải phận Việt Nam và đến chiều mới thoát ra khỏi hải phận quốc tế. Vài người trên ghe qua ống nhòm đã thấy lác đác vài chiếc tàu hàng của nước ngoài, nhưng không ai ra dấu hiệu  cầu cứu vì  các thuyền này ở vị trí  quá xa và  hướng thuyền đi đối nghịch với ghe tị nạn.

Qua ngày thứ  nhì của chuyến đi, khi mọi  người bắt đầu mệt lả vì  khát và say sóng thì chiếc tàu đầu tiên của bọn hải tặc Thái xuất hiện.

Bọn hải  tặc trên chiếc tàu  đánh cá mang số  T.1287 ra dấu cho  ghe chúng tôi giảm tốc độ và chạy kè sát bên hông.  Mọi người ra dấu cần nước, chúng cầm vòi thảy qua bơm cho 1 phi đầy, rồi nhảy  qua bắt giữ 4 người đưa qua thuyền chúng để làm con tin. Mấy tên khác cầm dao bắt đầu lục soát từ trên xuống dưới hầm ghe và  lấy đi những gì  mà chúng muốn. Lúc  này không ai dám  nghĩ đến chuyện phản ứng lại, bởi chúng có tới gần 20  người, và số phận của 4 người đồng hành đang bị  giữ bên kia. Bọn cướp cười hả hê  sung sướng vì lấy được nhiều vàng và tiền đô, cướp xong bọn chúng thả 4 người ra  và húc một cái thật mạnh vào bên hông của ghe  tị nạn trước khi  tăng tốc độ bỏ  đi. Ông tài công  của ghe chúng tôi thật là người  tài giỏi, đoán được ý của  bọn chúng nên ông đã vội  rồ ga lách ghe ra tránh, nên đã hạn chế được phần  nào sự thiệt hại do sự  đụng chạm gây ra.

Bọn cướp đi rồi, cả ghe mới ồn lên  từ những người mất của, có  người chỉ mất vòng nhẫn, bông tai, nhưng có người xui hơn dấu vàng lá ở dép cũng bị cướp moi ra lấy. Có anh gặp cướp nhe răng ra cười cầu hòa, may mà tên cướp không mang theo kìm, nếu không anh đã bị vặn mất mấy cái răng vàng trông rất hấp  dẫn - khiến từ sau lần cướp này, ai nói gì anh cũng không dám hở miệng.

Chiều 12.11  (4 ngày sau) bọn cướp thứ hai xuất  hiện trên chiếc tàu đánh cá mang số 003. Chúng hạ cờ Thái và  nói sẽ kéo chúng tôi  đi Singapore khiến ai nấy đều hớn hở mừng rỡ vì đã qua  4 ngày mà chưa thấy đâu  là bến bờ, đã vậy nước uống cũng không đủ cung cấp cho 154 người nên ai cũng cảm tạ Thượng Đế đã cho gặp "cứu tinh".  Chúng kéo tàu đi suốt đêm hôm đó, sáng hôm sau chúng thả neo lại giữa biển, ai nấy lầm tưởng là  chúng cặp tàu để cho sang nên hết thảy đều vội vã rời bỏ ghe. Thấy người tị nạn sang quá đông, tên lái tàu Thái vội húc chiếc ghe của chúng tôi cho dang   ra xa, khiến chiếc ghe bé nhỏ bị bể khoang đầu, nước biển trào vào làm cho chúi mũi trông như sắp chìm.

Những tên cướp vạm vỡ và đen đủi, trên tay dơ cao  những con dao nhọn hoắt để thị uy. Đầu tiên bọn chúng nhốt một số thanh niên xuống hầm cá rồi đậy nắp hầm lại vì sợ bị tấn công ngược, sau đó chúng khám xét kỹ từng người ngồi co cụm ở một góc tàu để tìm vàng. Cướp xong, 3 tên bơi qua chiếc ghe bể để cướp tiếp vì chúng nghĩ là người tị nạn dấu vàng trong ghe. Lục soát mãi vì thấy số vàng tịch thu được quá ít, chúng giận dữ phá hỏng động cơ và bánh lái, cậy phá tan nát nhiều chỗ dưới lườn ghe, vứt xuống biển tất cả những vật dụng cần thiết trên ghe như hải bàn, hải đồ, kể cả đồ dùng và thức ăn.


Hoàn tất  việc cướp của, chúng  bắt tất cả trở  về ghe cũ. Nhìn chiếc ghe ngả nghiêng gần chìm trong cơn sóng dữ ai  nấy đều sợ hãi không dám nhấc chân. Mọi người quỳ xuống khóc lóc van xin, vì biết  nếu phải về lại ghe là cầm bằng cái chết. Hò hét mãi mà không ai chịu qua, mất kiên nhẫn và bực bội nên tên lái tầu ra dấu cho một tên khác kéo neo, trong khi tên khác đang đẩy người xuống biển. Thấy sự việc xảy ra ngoài dự đoán và biết mọi người sắp gặp hiểm nguy, Đại úy Hải  quân Nguyễn Hoàng Lương, người tài công của chuyến đi  vội vàng nói lớn:

-Tất cả đàn bà con nít giả bộ lạy van tụi nó, còn đàn ông phải nghe theo tôi. Tôi hô vào là  tất cả phải vào. Phải sống chết với  chúng, không thôi thì chết hết!

Thế là sau tiếng hô ra lệnh của ông, tất cả nhào vào hỗn chiến với bọn cướp để dành lại sự sống.

Tên cướp thứ  nhất đang còn lui cui khám xét thêm vài người  cuối cùng, chiếc dao sáng loáng cắm ở bên cạnh. Nó còn  đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì thì 4 thanh niên đã nhào vào ôm chặt lấy nó, Thiếu úy dù T.H Đức mau chóng đoạt lấy con dao và đâm túi bụi vào người tên cướp, và đây là  thứ vũ khí đầu tiên mà nhóm người tị nạn có được.

Tên cướp thứ hai đứng gần mé thuyền bị Đại úy Lương nhào vô với tay  không, ông ôm chặt nó nhưng vì mấy ngày trên biển  không ăn uống gì nên ông đã đuối sức  và bị nó vùng ra. Nó đâm ông liên hồi toàn vào chỗ hiểm, thấy vậy anh Tài phóng tới đẩy nhào nó rơi xuống biển khi nó chưa kịp rút dao khỏi người Đại úy Lương. Nhưng oái oăm thay, anh Tài quá đà và trượt chân cũng ngã theo xuống biển!

Tên cướp thứ ba  đang kéo neo, đứng chênh vênh ở mũi  tàu nên không có lợi thế để chống đỡ khi một nhóm đàn ông tị  nạn ùa đến, nên nó đã vội nhảy xuống biển tìm đường thoát thân.

Cùng lúc ấy Anh Tế tay không đang thủ thế với tên cướp thứ tư, sau lưng anh Tế lại là buồng  lái của tên tài công, nó  bỏ tay lái nhoài người ra  đâm lén một nhát dao trí mạng từ sau lưng anh. Anh  nín đau phóng lại ôm chặt tên cướp thứ tư, hai người  vật lộn rồi cùng bị  lăn xuống biển khi tàu  nghiêng một bên vì sóng dữ. Mạng đổi mạng!

Tên cướp thứ năm  là tên nhanh nhẹn nhất, thấy tình hình  không khá hắn vội vã leo lên trên nóc ca-bin và ném hàng  loạt những thùng gỗ, thùng thiếc đựng cá xuống đầu mọi người. Khung cảnh thật hoảng loạn, vì ai nấy đều lo tránh các loại đồ  vật đang ném xuống, và có mấy người  đã bị thương. Nhiều thanh niên khác đang hò hét vang dội và tìm cách leo lên  định bắt sống tên  cướp, quá hoảng sợ nó liền cắt phao tròng vào người và phóng mình xuống biển.

Tên cướp  thứ sáu là tên  tài công, nó vội  vã đóng lại hai cánh cửa ra vào và luôn miệng hét những tràng tiếng Thái. Lúc  ấy Đại úy Lợi đã lấy được một cái xẻng, ông thọc chiếc xẻng  vào mặt kính trước cửa phòng lái. Thấy nguy nó kéo chiếc máy liên  lạc và cầu cứu, trong khi một số  thanh niên khác đang phá cửa vào. Nó lạng tàu cho ngả nghiêng, rồi bất chợt bỏ tay lái và tông cửa trèo lên nóc ca-bin. Thấy nhiều người trèo đuổi theo, nó chắp tay và luôn miệng nói:

-Singapore! Singapore!

Nhưng cái chết của anh Tế vì bị nó đâm lén đã được nhiều người chứng kiến, nên không ai  ngăn chận được sự  phẩn uất khi máu  đã đổ. Nó leo  lên cột tháp cao nhất của tàu, nhưng một cây gậy đã phóng trúng vào đầu, khiến nó loạng choạng và buông tay rơi xuống giữa thuyền. Nhiều người nhào vào đập nó túi bụi bằng đủ thứ vũ khí mà họ có được trong tay, và có người dùng xẻng  để hất xác nó xuống biển khi thấy nó đã bất động.

Tên cướp thứ bảy và thứ tám bị vây cứng trong hầm  máy. Không ai dám xuống vì sợ hai  tên này liều lĩnh  phá máy, hoặc phóng  hỏa đốt tàu vì lúc ấy ai cũng ngửi thấy mùi dầu xăng. Lợi dụng lúc hỗn loạn và chưa ai biết chúng ẩn núp chỗ nào, hai tên phóng mình xuống biển qua ngõ cửa sổ bên hông hầm máy.

Anh Hậu Tử Bình  nhảy lên cố điều khiển chiếc tàu vừa  lấy được từ tay bọn hải tặc. Chiếc tàu cứ quay vòng vòng vì  anh không thể nào nhập được vào vòng quay của bánh lái, trong khi những người khác  nhờ thời gian này quăng đủ thứ phao, thùng xuống biển với hy vọng cứu được những người rớt xuống biển trong lúc hỗn chiến. Một anh tên  Dũng vì biết bơi và may mắn nắm  được cái phao nên đã được cứu, còn anh Tài và anh Tế đã bị sóng biển cuốn đi không còn dấu tích.

Lúc ấy, bên chiếc ghe nhỏ, hai tên cướp bị đánh rơi xuống biển đã ráng hết sức bơi lại gần  với hy vọng leo lên được  để khống chế số người ít oi còn bị kẹt lại trên đó. Nhưng tất cả đều đã sẵn sàng gậy gộc để đối phó. Một tên vừa ngóc đầu lên, miệng còn cắn chặt con dao đã bị dộng xuống một gậy vào đầu loang máu khiến cả hai vội lặn ra xa.
Hôm ấy biển động mạnh, gió bão gào thét như niềm phẫn  nộ của những người tìm cái sống trong cái  chết. Trên mặt biển đầy rẫy những mảnh áo quần, khuôn gỗ, phao đánh  cá, thùng nhựa...  do cả hai  bên vứt xuống. Trong tiếng khóc  gào của những người mất  con, mất chồng qua cuộc  hỗn chiến, biển rộng bao  la hôm ấy cũng còn  tiếng khóc mừng như điên  dại của hàng trăm sinh mạng con người khi vừa thoát qua một cửa tử.

Lúc ấy mọi người định thần nhìn lại mới thấy chiếc  tàu của bọn hải tặc quá lớn và quá vững chãi, so với chiếc ghe bầu là cả  một trời cách biệt. Mặc dù chưa quen xử dụng, anh Bình cũng  làm cho chiếc tàu cặp lại gần  chiếc ghe, những người còn lại trên chiếc ghe sắp chìm ném dây qua  và bên này kéo ghì sát để họ nhảy qua an toàn. Khi biết không còn ai bên ghe  nhỏ, chiếc ghe được thả dây và chỉ một lát sau chúng tôi đã thấy nó biến mất trong cơn biển động.

Đại úy HQ Nguyễn Hoàng Lương chết sau đó vài giờ, trong sự thương tiếc của mọi người vừa được ông cứu sống. Chúng tôi đưa ông xuống hầm đá để giữ xác, với hy vọng khi vào bờ sẽ có nấm mộ tử tế cho ông.

Chiếc tàu cứ nhắm hướng phía trước chạy đại, bởi vì ai  cũng sợ còn nằm trong vùng ảnh hưởng của bọn cướp. Đêm hôm đó tàu chúng tôi bị rượt bắt, vì trước đó tên tài công Thái  đã gọi máy cầu cứu với đồng bọn.  Tàu chúng tôi tắt hết đèn điện và tăng  tốc độ hết sức, trong  khi ba chiếc tàu đánh  cá khác của chúng pha đèn sáng choang cả một vùng biển để tìm kiếm. Có lúc bọn chúng đã đuổi đến gần kề, mà  không hiểu tại sao chiếc  tàu đó lại đánh vòng  quành ra, khiến ai nấy thở phào nhẹ nhõm.

Sáng hôm sau thì chúng tôi mới biết con tàu chiếm được của bọn hải tặc đã đưa chúng tôi vào tới hải phận Mã Lai (và đó  là lý do mà đồng bọn của chúng đã bỏ cuộc không dám đuổi theo vì sợ bị Hải  quân Mã bắt). Mọi người hớn hở mừng vui khi thấy xa xa  một hòn đảo nhỏ với những cánh buồm trắng  nổi bật trong vùng trời xanh - nhưng đúng lúc ấy thì tàu bỗng dưng tắt máy, và dù với bao cố gắng sửa chữa máy cũng không nổ lại được.

Niềm hy vọng bến bờ đã ở trước mắt  mà tàu không thể tiến thêm được một  bước, khiến có người quẩn trí muốn  dùng phao bơi đến hòn đảo đằng trước để xin cầu cứu  nhưng bị can ngăn, vì tuy mắt nhìn thấy đảo nhưng muốn bơi đến không phải là chuyện dễ. Nhiều người kiếm bao bố và mùng  mền trên tàu hải tặc ra để làm buồm, với hy vọng nhờ gió sẽ đưa thuyền  vào gần đảo hơn, nhưng  ỗi khi thủy triều dâng  thì con thuyền lại bị đẩy trôi ra ngoài biển lớn, và ngày một xa đất Mã.

Từ lúc tàu bị chết máy, nó bị nghiêng hẳn về một bên và  khi có sóng lớn là nước biển tràn ập vào tàu. Sức lực  của thanh niên được dồn  hết vào việc tát nước và sửa máy. Sở dĩ máy tàu không  khởi động trở lại được vì hai tên cướp sau cùng trước khi phóng xuống biển đã khóa  vòi dầu dẫn vào máy, và cắt bỏ hệ thống đề máy từ bình  ắc-quy. Bình ắc-quy  hết điện vì  không được xạc,  nhóm thanh niên cố dùng sức người để  quay máy, có lúc máy kêu xình xịch  như sắp nổ nhưng rồi sau đó lại im luôn khiến mọi niềm hy vọng đều tắt ngấm!

Rất may trên tàu bọn cướp đã để lại một mẻ cá lớn mà chúng đã đánh bắt trước khi gặp ghe tị nạn. Và chắc để trang  bị cho chuyến đi biển dài ngày, nên trên tàu cũng có tới hai bể nước ngọt đầy  ắp, và một tạ gạo thơm. Số thực phẩm này được chia đều cho tất cả mọi người trên tàu, nhưng rồi cũng  đến lúc nước cạn và cá hết...

Ngày cứ  dần trôi qua... Mọi người đã  phải tìm ăn đến những con cá ươn sau cùng, mấy thanh niên còn sức lực dùng cọng thép bẻ cong làm lưỡi câu, và gỡ dây cước từ lưới ra để câu cá, và thỉnh thoảng cũng câu được vài con cá đói mồi. Trong thời gian này có một ông cụ người Hoa, bị bệnh từ lúc lên tàu nên khi bị đói ăn đã đột ngột xuôi tay nhắm mắt,  không ai dám giữ xác ông lại vì sợ bệnh lây lan qua cả tàu, nên đã bó xác ông vào mấy cái bao tải và thả xuống biển.

Hầm đá lạnh dùng để ướp cá cũng tan gần hết, xác Đại úy Lương đã tụt xuống gần đáy hầm và nằm trên vũng nước. Mọi  người dù thương tiếc nhưng cũng đồng ý với nhau là nên "thủy táng", vì nay đá chưa tan hết mà trên tàu đã ngửi thấy mùi tử khí, để thêm mấy ngày nữa với nắng cháy của biển chắc không ai chịu nổi!

Đêm nào chúng tôi cũng đốt lửa cầu cứu, ngày nào chúng tôi cũng trông mong các con tàu  lớn đi qua cứu  vớt - nhưng không  chiếc tàu nào chịu dừng lại  để cứu chúng tôi  cả! Kể từ ngày  ra đi đến nay đã hơn hai mươi ngày nổi trôi trên biển, đã gặp hàng chục chiếc tàu  của đủ loại quốc gia, có chiếc chạy sát đến độ chúng tôi nhìn thấy cả thủy thủ trên tàu nhưng lại bỏ đi, chắc vì họ không tin chiếc tàu lớn như thế mà lại chết máy, mặc dù chung quanh tàu chúng tôi đã  kẻ nhiều hàng chữ cầu cứu. Có lần để tạo sự chú ý, có người còn đổ dầu  phóng hỏa đốt nóc trên của tàu, lửa cháy dữ dội trong khi  chiếc tàu hàng lại không có dấu hiệu tiếp cứu khiến cả nhóm lại phải dùng hết tàn lực để múc nước biển dập tắt ngọn lửa.

Qua ngày thứ 22, mọi người đều mệt lả, không ai còn sức để mà tát nước, tàu sắp chìm, và mọi người đành nằm chờ chết! Không còn một  tiếng nói chuyện, chỉ còn  tiếng rên rỉ và thều  thào của những đứa trẻ  đói và khát. Thỉnh thoảng còn   có tiếng mê  sảng của ai  đó kể toàn chuyện ăn  uống với những món  mà ai cũng ao  ước được có một  miếng trong lúc này. Trong lúc không khí trên tàu ảm đạm và thê lương như một bãi tha ma thì bỗng có người ráng hết sức kêu lên:

- Có tàu đang đi tới... Có tàu đang đi tới...


Có tàu là có cứu tinh, thế mà cũng chẳng có ai thèm đứng dậy, chẳng có ai buồn dơ tay vẫy, vì 22 ngày qua họ đã hồi hộp, hy vọng và thất vọng cũng nhiều rồi. Nhưng mỗi lúc chiếc tàu khổng lồ ấy lại tiến đến gần hơn, có vài người cố gắng dơ lên hàng chữ: "No Food! S.O.S", "Vietnamese Refugees".

Chiếc tàu dầu đã sáp lại, lúc trước tôi thấy chiếc tàu đánh cá của bọn hải tặc to thế  nào đối với  chiếc ghe tị   nạn, thì nay  chiếc tàu dầu  mang hàng chữ "Entalina London" trên mũi còn to lớn hơn gấp bội. Trong lúc các thủy thủ của chiếc tàu cứu tinh  thả lưới để mọi người trèo lên, thì  việc đầu tiên của tôi là ngẩng đầu lên cảm tạ Thiên Chúa, đấng đã đáp lại lời cầu xin của chúng tôi, trong lúc mọi người gặp cơn nguy khốn nhất.

Lên được chiếc tàu ân nhân, hôm ấy là ngày 29.11.1979  lúc 10 giờ sáng, chúng tôi đã  qua 22 ngày lênh đênh trên  biển, nhiều người  đã được đưa  vào phòng cấp cứu vì  sức khoẻ quá  suy sụp. Vị  thuyền trưởng người  Anh, tên Norman Sloan cho  chúng tôi biết sáng hôm  ấy ông đang tập thể  dục trên boong tàu thì được báo cho biết có một chiếc tàu đánh cá sắp chìm nằm chắn ngang hải lộ mà tàu ông sắp  đi qua, và hình như trên tàu không còn  sự sống. Ông ra lệnh cho tàu đến gần và nhìn thấy nhiều phụ  nữ và trẻ em đang rũ liệt trên sàn tàu và thực sự cần sự cấp cứu nên đã ra tay...

Như vậy chiếc tàu của chúng tôi đã trôi từ Mã Lai, qua Tân Gia Ba, Nam Dương... rồi mới gặp được vị đại ân nhân cứu giúp. Ông hỏi có ai muốn kéo theo chiếc thuyền đánh cá đến Úc hay không, thì ai cũng lắc đầu từ chối. Vì thế khi chiếc tàu dầu tăng  tốc độ, các thủy thủ đã cho thả  dây để đánh chìm chiếc tàu của bọn hải tặc, nhưng thật ma quái, chúng tôi  nhìn thấy nó ngả nghiêng chòng chành dữ dội nhưng rồi lại  đứng vững như không muốn bị nhận chìm dưới  làn nước biển. Có người lên tiếng:

-Thế cũng  được, để cho ngư  dân trong vùng này ra lấy, vì  chiếc tàu đánh cá đó là cả một gia tài chứ không phải là chuyện nhỏ...

Vì chiếc tàu dầu đang trên đường tới  Úc để giao nhiên liệu, nên ngày 4.12 tàu đã ghé bến Darwin thuộc miền bắc nước  Úc, mang theo 150 người còn lại. Tất cả được chính phủ Úc  chấp thuận cho lên bờ tạm trú, trong khi chờ đợi đi Anh Quốc định cư.

Gia đình tôi và một  số lớn người khác đã được Úc nhận, và  đó là lý do tôi có mặt ở Úc, trong khi một số người khác chung chuyến tàu đã được định cư tại Anh.

Nguồn: SBS / Quốc Vinh phỏng vấn Nguyễn Vy Túy tại Sydney (22/6/2018)

Monday, June 25, 2018

Hệ thống camera điều khiển từ xa nhìn như chim bồ câu thật ở Trung Quốc


Sẽ có lúc bạn ngước nhìn bầu trời và tận hưởng hình ảnh những chú chim sải cánh bay lượn. Nhưng hãy cảnh giác: nó có thể là một chú chim giả được điểu khiển từ xa của Trung Quốc nhằm theo dõi mọi động thái của bạn.

Thiết bị bay điều khiển từ xa công nghệ cao di chuyển như chim thật đã xuất hiện tại khu vực Tân Cương.

Ý tưởng này ban đầu nghe có vẻ xa vời, nhưng chim robot rất là có thật, và Trung Quốc đã sử dụng chúng để giám sát người dân trên khắp đất nước.

Tờ South China Morning Post đã thu nhận những nguồn tin cho biết hơn 30 cơ quan quân sự và chính phủ đã triển khai thiết bị bay điều khiển từ xa và các thiết bị liên quan khác tại ít nhất năm tỉnh trong những năm gần đây.

Công nghệ mới này đã được sử dụng rộng rãi tại khu tự trị Tân Cương Uygur, ở khu vực phía tây của Trung Quốc. Khu vực này vốn rất rộng lớn, giáp với Mông Cổ, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ, là nơi sinh sống của một tập thể người Hồi Giáo khá lớn, và từ lâu đã được chính quyền Bắc Kinh xem là địa điểm ‘nóng’ của chủ nghĩa ly khai. Kết quả là khu vực này đã bị giám sát nặng nề bởi chính quyền trung ương.


Chương trình mới “chim gián điệp” này có mã là “Bồ câu”, được dẫn dắt bởi giáo sư Song Bifeng của trường Đại học Bách khoa Tây Bắc Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, thuộc Tây Bắc Trung Quốc.

Giáo sư Song vốn là nhà khoa học cấp cao trong chương trình máy bay phản lực tàng hình J-20 và đã được vinh danh bởi Quân đội Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc cho quá trình làm việc của ông trên dự án ‘Bồ Câu’.

Một giáo sư khác tại trường Hàng không ở Tây Bắc, Yang Wenging, cũng là một thành viên trong nhóm của Song đã xác nhận việc áp dụng công nghệ mới này là có thật, nhưng không được phổ biến rộng rãi.

“Quy mô vẫn còn nhỏ,” so với nhiều thiết bị bay điều khiển từ xa khác được sử dụng ngày nay, giáo sư cho biết.

“Chúng tôi tin rằng công nghệ này có tiềm năng tốt trong việc áp dụng với quy mô lớn trong tương lai. Nó có một số lợi thế nhất định, đáp ứng được nhu cầu sử dụng thiết bị bay điều khiển từ xa trong các lĩnh vực dân sự và dân sự,” bà nói.

Không giống với các thiết bị bay không người lái có cánh cố định, hoặc cánh quạt, các thiết bị điều khiển từ xa mới này bắt chước hoạt động vỗ cánh của loài chim để bay lên cao, lượn, và chuyển động nhẹ nhàng trong không trung.

Một nhà nghiên cứu khác cũng tham gia trong dự án ‘Bồ câu’ cho biết mục tiêu phát triển của họ là một thế hệ thiết bị bay mới với kỹ thuật được lấy cảm hứng từ sinh học, động vật, để tránh được sự phát hiện của con người và thậm chí là cả rada.

Các thiết bị robot hiện tại của Trung Quốc đã bắt chước 90% chuyển động của một con chim bồ câu thực sự, và tạo ra rất ít tiếng ồn, sống động như thật và khó có thể bị phát hiện từ mặt đất.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành gần 2,000 chuyến bay thử nghiệm trước khi triển khai thiết bị này trong các tình huống thực tế.

Một thí nghiệm được thực hiện ở vùng Nội Mông, Bắc Trung Quốc, đã cho thiết bị bay này bay lượn trên một đàn cừu. Cừu vốn là loại động vật rất nhạy cảm với tiếng ồn và thường dễ bị kích động. Thế nhưng đàn cừu này mảy may chẳng có một động thái hoảng sợ nào khi thiết bị bay bay lượn trên đầu chúng.


Mặc dù công nghệ vẫn còn trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, tuy nhiên với phạm vi sử dụng rộng rãi, chúng sẽ không chỉ được dùng cho cảnh sát và quân đội, mà còn trong các lĩnh vực cần sự ứng phó khẩn cấp và cứu trợ thiên tai, bảo vệ môi trường, quy hoạch đô thị.

Điều này có nghĩa là thị trường cho thiết bị bay điều khiển từ xa này có thể lên đến trị giá 10 tỷ Nhân Dân tệ (1.54 tỷ Mỹ kim), chỉ tính riêng Trung Quốc.

Loài chim vốn dĩ là những bậc thầy bay lượn. Lấy ví dụ từ loài chim Choắt mỏ nhác, mặc dù có trọng lượng chỉ 290 gram, vẫn có thể bay 11,000km không ngừng từ Alaska đến New Zealand mỗi mùa thu. Chuyến hành trình khổng lồ này chỉ mất vỏn vẹn có 8 ngày.

Trong khi đó, thiết bị bay ‘Bồ câu’ nặng 200gram, có sải cánh khoảng 50cm và có thể bay với tốc độ lên tới 40km/giờ trong tối đa 30 phút.

Mỗi chú ‘Bồ câu’ được trang bị camera với độ nét cao, ăng-ten định vị, hệ thống điều khiển từ xa và liên kết dữ liệu, cùng với cả khả năng liên lạc với vệ tinh.

Cơ chế đập cánh bao gồm một cặp ‘crank-rockers’ được điều khiển bởi động cơ điện, trong quá trình chuyển động, hệ thống đập cánh này không hề chỉ giúp thiết bị di chuyển lên cao và xuống thấp, mà còn đẩy thiết bị bay về phía trước.

Phần mềm trong thiết bị còn được thiết kế rất đặc biệt để chống rung giật, đảm bảo máy ảnh tích hợp đạt được hình ảnh sắt nét và video có chất lượng ổn định.

Giáo sư Li Yachao, một nhà nghiên cứu radar quân sự tại Phòng thí nghiệm công nghệ quốc phòng về xử lý tín hiệu rađa ở Tây An, cho biết sự di chuyển cánh của ‘Bồ câu’ thật sống động đến nỗi nó có thể đánh lừa ngay cả những hệ thống radar nhạy cảm nhất.

Việc sử dụng ngụy trang, gắn lông vũ thật lên thiết bị, còn có thể đánh lừa rada ghê gớm hơn thế.
Mặc dù những tiến bộ công nghệ được thực hiện trên dự án Dove, những thiết bị bay điều khiển từ xa của Trung Quốc vẫn còn xa cái gọi là hoàn hảo, giáo sư Song nói.

Bên cạnh việc không thể di chuyển quá xa hoặc duy trì hoạt động trong gió mạnh, hiệu suất của chúng có thể bị cản trở nặng nề bởi mưa lớn hoặc tuyết.

Ngoài ra, do thiếu đi cơ chế chống va chạm, có nghĩa là các thiết bị bay này dễ bị rơi khi va vào những vật cản khi bay ở độ cao thấp, và mạch điện tử của chúng cũng có thể dễ dàng bị nhiễu bởi điện từ.

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực để khắc phụ những khiếm khuyết này. Cùng với những tiến bộ trong công nghệ trí thông minh nhân tạo, ông Song cho biết rằng ông hi vọng thế hệ chim robot tiếp theo sẽ có thể bay trong các điều kiện phức tạp và thậm chí là ra quyết định xử lý tình huống độc lập khi bay.

Khi ngày đó đến, các chú ‘Bồ câu’ này sẽ ngang hàng hoặc thậm chí vượt xa trí thông minh của các sinh vật trong tự nhiên, ông nói.

Nguồn: SBS / Minh Phuong (đăng ngày 25/06/2018) / South China Morning Post

Wednesday, June 20, 2018

Trả Ta Sông Núi - Tao Đàn Thi Nhạc Hào Hùng - Hoàng Oanh Cassette 2





Trả Ta Sông Núi - Vũ Hoàng Chương


Hội Nghị Diên Hồng


Lửa Rừng Đêm - Nguyễn Hữu Ba


Giòng Sông Hát - Hoàng Phú


Bên Kia Sông Đuống - Hoàng Cầm


Ải Chi Lăng


Bạch Đằng Giang



Ngàn Dặm - Ngàn Năm - Hồng Yến - Diệp Minh Hoàng


Hổ Nhớ Rừng - Thế Lữ



Ta Sẽ Về - Cục Chính Huấn

Monday, June 18, 2018

Cantinero de Cuba, ruợu sầu hoang vắng hương cà phê đắng



Moliendo Cafe - Julio Iglesias





Trong số những bản nhạc Tây Ban Nha rất nổi tiếng, mà nhiều người La Tinh cứ nghĩ rằng nguyên tác là một bài ca Trung Mỹ, có bài Cantinero de Cuba, với giai điệu nồng thắm mặn mà, tiết tấu mềm mại lụa là. Tựa đề nguyên gốc khiến cho người ta tưởng lầm đây là một bản tình ca ra đời tại La Havana. Nhưng bài này được viết tại Sevilla, thủ phủ vùng Andalucia.

Nhạc phẩm Cantinero de Cuba (tạm dịch là Điệu sầu quán vắng) đã ra đời vào năm 1964, tức cách đây gần đúng nửa thế kỷ, dưới ngòi bút của nhà soạn nhạc Manuel Pareja Obregón (1933- 1995). Ông sinh trưởng tại vùng Andalucia, trong một gia đình quý tộc, thuộc dòng dõi bá tước Tây Ban Nha.

Gia đình ông Manuel Pareja Obregón còn có dòng máu nghệ sĩ, thừa hưởng năng khiếu từ song thân và nhờ được sống trong môi trường nghệ thuật thuận lợi. Ngoài âm nhạc, ông còn học hội họa và điêu khắc, bắt đầu sáng tác từ năm lên mười. Đến khi qua đời ở độ tuổi ngoài 60, ông để lại một di sản đồ sộ, với gần ba ngàn tác phẩm đủ loại.

Cantinero de Cuba - Semino Rossi

Sở trường của ông Manuel Pareja Obregón là nhạc dân tộc, ông chuyên sáng tác theo thể điệu sevillana tiêu biểu của vùng Andalucia và nhất là điệu fandango, biến thể từ điệu flamenco. Những công trình nghiên cứu của ông sẽ giúp quảng bá các ca khúc flamenco theo cả hai hướng : Điệu flamenco hát chậm, còn được gọi là cante jondo mang nhiều tính chất tự sự, kể lể nỗi niềm, nội dung uyên bác thâm thúy thường nói về cái chết và số phận. Còn điệu flamenco hát nhanh gọi là cante chico thì bình dân và ít triết lý hơn, thích hợp với các điệu vũ cho nên dễ phổ biến trong dân gian.
Từ cuối những năm 1950 trở đi, ông bắt đầu sáng tác nhạc nhẹ, hợp tác với các tác giả như Rafael de León và Manuel Quiroga để viết ca khúc cho rất nhiều ca sĩ (Enrique Montoya, Sergio y Estíbaliz, Paloma San Basilio, Rocío Jurado, Marisol, Los Amigos de Gines …). Trong số các bản nhạc ăn khách của ông, nổi tiếng nhất vẫn là bài Cantinero de Cuba, mà hầu như nghệ sĩ nào ở châu Mỹ La Tinh cũng biết tới, và bài này thường được phối theo điệu bolero.

Tuy nổi tiếng là một bản bolero, nhưng trong nguyên tác, bài Cantinero de Cuba ban đầu được viết cho thể điệu changuí. Đây là một điệu nhạc truyền thống của Cuba, còn được gọi là dân ca miền đông (Oriente) và là tiền thân của thể điệu ‘‘son cubano’’ gồm bốn nhịp chắc, và thường đánh với nhạc cụ dân tộc vùng cao nguyên.

Một dàn nhạc changuí chỉ gồm có ba nhạc khí : Đầu tiên là đàn hộp marimbula, kế đến là đàn dây ba cặp gọi là tres, giống như ghi ta nhưng kích cỡ nhỏ hơn và sáu dây đàn được chia thành ba bộ riêng biệt, cuối cùng là bộ trống đôi bongo, một cặp gồm hai chiếc gắn liền với nhau.

Âm thanh mượt trầm của cặp trống bongo rất tiêu biểu cho changuí. Các nghệ sĩ sau này chuyển thể điệu changuí thành điệu ''son cubano'' khi sử dụng thêm kèn đồng và trống thiết. Khi đánh theo điệu rumba hay bolero, các nhạc sĩ sử dụng trống đơn quinto nhiều hơn là trống đôi bongo.

Cantinero de Cuba - Welfo


Theo nhà dân tộc học Fernando Ortiz (1881-1969), tác giả của quyển Africania de la musica folklorica de Cuba, chuyên nghiên cứu ảnh hưởng của các nhạc cụ châu Phi do người nô lệ da đen đem vào Cuba, về mặt ngữ vựng, changuí xuất phát từ chữ "quissangüi" có nghĩa là ca múa, nhưng trong thổ ngữ của người du mục, changuí đồng nghĩa với bội ước, bội tình. Một bài ca theo điệu changuí là khúc sầu tuyệt vọng, chứ không thể nào mà trẻ trung yêu đời như điệu calypso hay tươi thắm lạc quan như điệu salsa.

Bả nhạc Cantinero de Cuba được viết theo ý tứ này, tác giả dựng lên bối cảnh của một quán vắng, nơi mà người đàn ông uống rượu giải sầu, nhưng càng uống bao nhiêu thì càng khổ bấy nhiêu. Cách đặt ca từ trong bài này rất khéo vì bài hát không một lần dùng nghịch dụ mà vẫn nói lên được nghịch lý tình yêu.

Nhân vật trong bài hát cố tình uống cho say, nhưng người hầu rượu (cantinero) càng rót, thì người uống càng chua xót. Uống để làm tê đi cơn đau nhức nhối, uống để quên hết những mất mát trong đời. Nhưng tất cả đều phản tác dụng : Say cũng không xong, uống cũng bằng thừa.

Có người cho là khi sáng tác bài Cantinero de Cuba, nhà soạn nhạc Manuel Pareja Obregón đã vay mượn thủ pháp của bài Moliendo Café, do tác giả Hugo Blanco người Venezuala sáng tác vào năm 1958. Bài này sau đó chiếm hạng đầu thị trường Nam Mỹ và Nhật Bản vào năm 1961.

Ở đây, hình tượng cà phê xay nhuyễn thay thế cho rượu mạnh (aguardiente). Người đàn ông thất tình chán nản, dù không uống cà phê nhưng vẫn không sao tìm được giấc ngủ, cả đêm thức trắng nên phải ngồi dậy làm việc (xay cà phê) quần quật, dùng công việc chân tay để cho tâm trí không còn tưởng nhớ đến bóng hình người yêu.

Nhưng làm sao để quên những gì ta không quên được. Trí óc đi một đằng, con tim đi một nẻo. Bài Moliendo Café trở nên tiêu biểu cho nghịch lý tình yêu. Hai tác giả dù ở hai phương trời khác nhau nhưng vẫn có cùng ngẫu hứng đồng cảm trong cách đi tìm hình tượng. Rượu ru điệu sầu hoang vắng, cà phê say đêm thức trắng. Đằng sau nụ hôn tình nồng thường nấp bóng đam mê vết cắn. Thuốc độc dưới cái vỏ bọc ngọt ngào còn đáng sợ hơn cả mật đắng.

Nguồn: RFI / Tuấn Thảo

Johnny Guitar - Đàn Trong Đêm Vắng

Johnny Guitar (Victor Young - Peggy Lee)




Đàn Trong Đêm Vắng (Huỳnh Anh - Thanh Thúy)

Thanh Thúy 6 - Tiếng hát Thanh Thúy - Sóng Nhạc Cassette (nhạc thu truớc 1975)



Sunday, June 17, 2018

Công dụng của chiếc khăn trải ngang trên giuờng ngủ ở khách sạn


Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại có chiếc khăn vắt ngang trên giường trong phòng ngủ ở khách sạn chưa ? Nếu bạn thắc mắc mà chưa có câu trả lời thì xin mời bạn xem tiếp phần dưới bài này nhé.

Dùng để trang trí

Thường tất cả các khách sạn, nhà nghỉ đều sử dụng ra gối trên giường là màu trắng, vậy nên chiếc khăn trải cuối giường thường được thiết kế bởi màu sắc khác để làm nổi bật chiếc giuờng .

Dùng để chân

Có một số người thường có thói quen không cởi giày hoặc đi nguyên vớ và nằm lên giường. Với những người có thói quen này thì hãy đặt chân lên tấm khăn trải để tránh mùi hôi, bụi bẩn ám vào chăn gối cũng như ra giường nhé .

Dùng để đồ dùng cá nhân

Thường khi vừa vào phòng khách sạn, bạn mang theo những vật dụng như túi xách, ba-lô, điện thoại, máy ảnh, mũ, nón…vv. chiếc giường chính là nơi để đồ thuận thiện của đa số khách trọ.

Thế nhưng, đừng vội vàng đặt những vật dụng này lên phần ga trải giường màu trắng, tấm vải ngang đặt trên giường chính là nơi để bạn đặt các vật dụng cá nhân của mình đấy nhé.

Công dụng của tấm vải trải ngang đó là để cho bạn đặt những vật dụng lỉnh kỉnh đó để tránh vi khuẩn, bụi bẩn bám trên giường.

Dùng đặt thức ăn

Với những vị khách có thói quen ăn uống trên giường thì miếng khăn trải này có tác dụng vô cùng hữu ích. Trong mỗi lần ăn vặt, uống trà hay thậm chí là ăn sáng tại giường, bạn có thể sử dụng tấm khăn này để tránh đồ ăn thức uống làm bẩn ra giường.

Dùng để lót khi làm “chuyện ấy” (vụ này tôi chưa nghe qua 😊)

Tấm khăn trải này còn có một lợi ích vô cùng tế nhị là giành cho các đôi uyên ương xử dụng làm miếng lót bên trên vải ga trắng của nệm khi làm “chuyện ấy” để chăn nệm không bị vấy bẩn.

Bạn có còn biết thêm công dụng nào nữa không, cho tôi biết với nhé 😊

(siu tìm)

Miên Đức Thắng và Tiếng hát Việt Nam - Việt Nam Cassette 1




Mặt A


Mặt B


(sưu tầm từ internet)

Như Tiếng Thở Dài - Tiếng hát Trịnh Công Sơn - Diễm Xưa 69 - Cassette



Tình khúc Đức Huy - Xin Một Ngày Mai Có Nhau - Ý Lan - Diễm Xưa 50 - Cassette



Một Chiều Đông - Tình khúc Tuấn Khanh - Giáng Ngọc CD



Còn Tuổi Nào Cho Em - Khánh Ly CD



Lễ Father's Day 17June18, mình tự thưởng

Hôm bữa mình hỏi người ta chỉ mình tìm cách mua xe, bởi người ta sửa xe người ta biết chiếc nào bền chiếc nào không .  Vậy mà người ta chỉ vòng vòng rồi quay lại hỏi đố tôi .  Thấy ghét quá , tôi hông thèm hỏi nữa,  vậy là ở sở buổi trưa nào tôi đi bộ cũng nhín lại 15 phút đi trong parking lot để ngắm xe .  Chiếc thì đẹp nhưng hiệu thì tôi không ưa , chiếc thì quá đẹp nhưng nhìn nhãn hiệu là mình hông dám rờ , quanh đi quẩn lại chỉ có Toyota là vừa túi tiền mình thôi .  Vậy là tôi tìm RAV4, Highlander and 4Runner trên online .

Online cũng lắm trò, may mà tôi tìm được Costco Auto program giá cũng vừa phải , tôi dùng giá đó đi mặc cả với người bán xe .

Sáng nay tự nhiên tôi muốn đi xem xe, mang tiền mặt theo nếu gặp được giá rẻ thì mua luôn, còn không thì thôi  .  Đi từ 10 giờ sáng, kẻ tăng người hạ , lên lên xuống xuống , cuối cùng hỏi ra tôi mới biết RAV4 AWD 2019 vẫn chưa về , người ta bảo tới tháng 10 xe mới được đưa về , nhưng giá của nó sẽ không được như bây giờ .

Tôi tính toán một chút , uhm  mua xe sớm một năm thì mất giá một năm , mà hễ xe khoảng 5 năm tuổi là giá còn chỉ 50% ,  và sau đó thì giá tụt như xe không phanh .  Nhưng mà mình mua xe để đi chứ đâu phải để mua bán gì đâu .  Thôi kệ , 2018 thì 2018 .

Hai bên đôi co giá cả một hồi, tôi đói bụng quá vì đồng hồ đã chỉ hơn 1 giờ chiều .  Tôi xin kiếu để đi ăn trưa nhưng ông bán xe cứ năn nỉ ỉ ôi ... Cô biết không, ngày hôm nay hông có khách vì Father's Day , tôi cũng muốn hạ giá để bán được một chiếc .  Cô xem đó, giá cô hỏi chỉ còn hơn $150 bạc ,  mà sáng giờ 3 tiếng đồng hồ, nào giải thích , nào chạy giấy tờ, nào đưa xe cho cô đi , nào  ....  Mong cô nghĩ lại mấy giờ làm việc của tôi với cô , nếu cô mang giấy tờ đó đến nơi bán xe khác , có lẽ họ sẽ bán cho cô với giá cô muốn , mong cô nghĩ lại công cho tôi .

Tôi bước ra khỏi cửa nhưng lòng còn vuơng vấn tới những câu nói sau cùng của ông lính già đó (vâng, ổng là lính giải ngũ).  Chỉ là $150, thôi thì mình cho đó là tiền bo vậy .  Nghĩ đoạn , tôi quay lại nói với ông: "I may see you again . Thôi , bây giờ tôi đi kiếm chút gì lót bụng trước đã"

Tôi đi đến 3 giờ mới quay lại , ông ấy vui như đi chơi Tết khi thấy tôi .  Vậy là chúng tôi làm giấy tờ , tôi rút sấp bạc trả hết một lần .

Chiếc Toyota XLE AWD RAV4 , mình ít tiền thì đi xe này , mai mốt có anh nào thương cảm cho tiền thì mình sẽ mua chiếc sang hơn  .  Chứ hông phải như người ta nói xa nói gần ... Ahhhh anh lái xe Honda92 vẫn còn tốt chán .   Bộ người ta sợ mình xin khéo hay sao chớ , hmmmmmmmm.

Chuyện tai nạn xe ở parking lot nọ đã gần một tháng , vậy mà hổm rày hổng nghe bảo hiểm phía ông già dịch kia nói gì hết .  Còn chị bạn của tôi thì thôi, làm sao mà mình mắc đền chị,  hông lẽ mượn con trâu già, mà trả con trâu mộng sao cho được . Tôi đành cho chị trôi luôn , không hỏi han chi nữa


Tại nơi bán xe





Tại nhà

Tôi nghèo túi xách nhìn cũng hông sang.  Thôi kệ , có nhiêu xài nhiêu , đua đòi làm chi cho khổ mình 😊 .


Chiếc xe xám nâu nay được đưa ra ngoài làm ông Từ giữ cửa

Phần bô nếch free , ai có thương thì rinh dìa

Friday, June 15, 2018

Lời Cho Việt Nam Yêu Quý - Việt Nam Cassette3


Cay Đắng Tình Đời - Hương Lan Thái Châu - Thúy Nga 39 - Cassette


Đời Vẫn Buồn Xót Xa - Hải Âu 10 - Cassette


Tiffany Phạm, CEO website Mogul - Nơi chia sẻ của chị em phụ nữ trên thế giới.

Tiffany Phạm, http://www.onmogul.com CEO 32 tuổi tốt nghiệp hai trường hàng đầu tại Mỹ là Yale và Harvard, và tự học lập trình. Ảnh: Harvard Business School.

Mogul là một diễn đàn dành riêng cho các chị em phụ nữ trên khắp thế giới. Đây là nơi họ có thể chia sẻ tâm tư, kinh nghiệm hay các mẹo vặt về tình yêu, công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Theo thống kê, mỗi tuần Mogul có khoảng 18 triệu lượt truy cập từ 196 quốc gia và 30,470 thành phố.

Nhờ việc xác định rõ mục tiêu của mình từ khi còn nhỏ, Tiffany đã từng bước đi lên, đạt nhiều danh hiệu lớn và là chủ nhân của Mogul, doanh nghiệp start-up nức tiếng tại New York, Mỹ.


Xinh đẹp, bản lĩnh và tài năng có lẽ là những tính từ chính xác nhất để miêu tả cô gái người Mỹ gốc Việt - Tiffany Pham. Dù mới chỉ 29 tuổi nhưng cô đã khiến bao người ngưỡng mộ với bề dày thành tích của mình khi là người sáng lập ra công ty truyền thông Mogul nổi tiếng nhất nhì New York, Mỹ.

Tiffany Pham - cô gái vàng của truyền thông Mỹ


Được biết, Tiffany từng được Forbes vinh danh là một trong số những người thành công nhất trong lĩnh vực truyền thông ở độ tuổi U30. Bên cạnh đó, cô gái gốc Việt này cũng được tạp chí uy tín Business Insider bầu chọn là một trong số 30 người phụ nữ quyền lực nhất ở lĩnh vực Kỹ Thuật. Hơn nữa, cô còn lọt vào danh sách 30 người phụ nữ dưới 30 tuổi có thể thay đổi thế giới của tạp chí Elle nức tiếng. Ngoài ra, cô còn đạt vô số các giải thưởng và danh hiệu khác.

Không chỉ vậy, Tiffany còn từng vinh dự là phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc, Microsoft, Bloomberg, bảo hiểm Prudential, đại học Harvard, đại học Wharton, Columbia và nhiều tổ chức danh tiếng. Với những thành tích đạt được, cô gái trẻ luôn khiến người ta phải cảm phục. Thế nhưng, ít ai biết được rằng, Tiffany đã phải nỗ lực rất nhiều mới có thể thành công như hôm nay.

Bùng nổ sáng tạo với những ý tưởng đột phá


Bố Tiffany vuợt biển từ Việt Nam tới Paris, Pháp  rồi rồi chuyển đến Texas, Hoa Kỳ, để theo đuổi sự nghiệp viễn thông và công nghệ. Nhờ vậy, cô gái sinh năm 1986 lớn lên cùng đam mê truyền thông và tiếp cận thông tin. Trước khi đến Mỹ, Tiffany cũng giống như bao cô gái bình thường khác. Cô thậm chí không thể nói một từ tiếng Anh cơ bản nào. Tuy nhiên, nhờ chăm chỉ đọc báo, xem phim và nghe radio nên các kĩ năng ngoại ngữ của cô ngày càng được cải thiện đáng kể. Sau này, cô còn đạt thành tích đáng nể khi xuất sắc tốt nghiệp đại học Yale và Harvard danh tiếng.

Ngay từ khi còn nhỏ, Tiffany cũng đã được cả mẹ lẫn bà truyền cảm hứng sáng tạo và làm việc. Tới năm 15 tuổi, cô bắt đầu lên ý tưởng tạo ra một thế giới riêng cho các chị em phụ nữ, cho phép họ chia sẻ tâm sự, nêu lên những ý kiến và suy nghĩ cá nhân của mình. Đến năm 2014, Tiffany đã chính thức bắt tay gây dựng Mogul.

Thời gian trôi qua, Mogul dần trở nên lớn mạnh và được hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới yêu mến, ưa chuộng. Theo thống kê, mỗi tuần Mogul có khoảng 18 triệu lượt truy cập từ 196 quốc gia và 30,470 thành phố. Lượt truy cập đáng mơ ước tạo nên danh tiếng của cô gái nhỏ nhắn sở hữu trí tuệ, tài năng đáng kinh ngạc.

Tiffany Phạm (thứ ba từ phải sang) và đồng nghiệp đặt những mục tiêu "không tưởng" trong công việc và bằng mọi cách thực hiện. Ảnh: Mogul.

Để có thể đạt được thành công như ngày hôm nay, Tiffany đã từng phải làm tới 3 công việc một lúc: xây dựng chiến lược cùng Mạng lưới phát thanh Columbia (CBS), liên doanh với chính quyền Bắc Kinh và sản xuất phim ảnh cũng như phim tài liệu. Nhờ đó, Tiffany đã nhận được một số phản hồi, chia sẻ của phụ nữ trên khắp thế giới. Bằng việc trao đổi thư từ với họ, cô đã có thêm nhiều dữ liệu để phát triển nền tảng thông tin cho Mogul.

Trong quá trình gây dựng sự nghiệp, cô cũng gặp không ít thử thách trong việc quản lý công ty do tốc độ phát triển của Mogul đã vượt quá sự mong đợi của Tiffany. Chia sẻ với báo giới, cô cho biết bí quyết để thành công quản lý doanh nghiệp chính là việc bạn phải biết giữ ngọn lửa đam mê để không ngừng phát triển dù gặp nhiều thử thách.


Lời khuyên của Tiffany là:

"Hãy viết ra mọi ý tưởng có trong đầu, đừng lo lắng việc nó phải hoàn hảo ngay lập tức. Trước hết cần sự khởi đầu: bắt đầu lập trình, bắt đầu xây dựng, bắt đầu tạo lập... Có thể mới chỉ giản đơn, không đẹp mắt như Mogul thuở sơ khai, nhưng dần dần bạn sẽ tinh chỉnh để sau cùng đạt hình ảnh mong muốn".

Nguồn: Huffington Post & Forbes
https://www.forbes.com/sites/geekgirlrising/2017/07/18/how-this-female-founder-took-on-sexism-and-raised-millions/#718638f01dfe