Friday, June 24, 2016

Châu Âu trong tình trạng khủng hoảng 24/6/2016

Bây giờ là 7:30 sáng giờ Đông Bắc Hoa Kỳ , tôi vừa xem nửa giờ tin buổi sáng .  "PM Cameron của Anh Quốc từ chức. What a shocking news.

Trong mấy ngày qua tôi theo dõi tin tức bên châu Âu và Anh quốc , nhất là từ hôm bà Jo Cox  đứng đầu trong vụ bầu cho nuớc Anh phái ở lại trong nhóm EU , bà ấy bị chết do một nguời lạ mặt tấn công, nhưng theo tôi thấy thì bà ấy bị ám sát . 



 Từ vụ ám sát tôi đã đoán biết kết quả của cuộc bầu cử này rồi, và càng theo dõi sát sao hơn bên châu Âu .  Cho đến sáng hôm nay 24/6/2016 xem kết quả , đúng là theo tôi dự đoán : Anh Quốc rời khỏi khối châu Âu .

Còn vài ngày nữa tôi đến thăm châu Âu vào thời điểm mà bên ấy đang khủng hoảng trong về chính trị, kinh tế, di dân , và sự tấn công của ISIS.  Chắc có lẽ chuyến đi của tôi sẽ thấy nhiều điều lạ 

Hôm nay Trung quốc không nín thở theo dõi nữa mà là cùng nhau tuột dốc

Trung Quốc nín thở theo dõi và sẽ đau khổ nhất nếu Anh rời EU

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện rất bối rối và thực sự sốc trước cuộc trưng cầu Brexit của Anh.

Tờ Natiobal Interest dẫn bình luận của Ivan Lidarev, một nghiên cứu sinh tại Đại học Hoàng gia London và một cố vấn tại Quốc hội Bulgaria, ngày 19/6 cho biết việc Mỹ sẽ phải gánh chịu rất nhiều tổn thất khi Anh rời EU (gọi là Brexit) không có gì đáng nghi ngờ. Nhưng các nhà phân tích tin rằng điều này cũng đúng với cả Trung Quốc. 

Theo nhà phân tích, việc Anh rời EU sẽ là một đòn kinh tế và chính trị tốn kém đối với Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh rất lo ngại. Do đó, Trung Quốc đã lặng lẽ nhưng kiên quyết phản đối việc London rời EU mà ông Tập Cận Bình phát đi trong thông điệp ban hành trong chuyến thăm Vương quốc Anh hồi tháng 10/2015.

Trong chuyến thăm này, bên cạnh việc chỉ trích các nước khác không được can thiệp vào công việc nội bộ của mình, Bắc Kinh đã ban hành một tuyên bố nói rằng: "Trung quốc hy vọng sẽ nhìn thấy một châu Âu thịnh vượng và sự đoàn kết của EU".

Việc Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới sự ra đi của Vương quốc Anh, theo tác giả bài viết, do xuất phát từ 3 lý do:

Thứ nhất, Bắc Kinh hy vọng sẽ sử dụng mối quan hệ ngày càng chặt chẽ với Anh để gây ảnh hưởng tới chính sách của EU đối với Trung Quốc.

Trong bối cảnh đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ Mỹ, Nhật ở châu Á, Trung Quốc ngày càng hướng về EU để theo đuổi các cơ hội kinh tế như một phần của chiến lược "một vành đai, một con đường" mà nước này đã theo đuổi những năm qua.

Trong bối cảnh này, Trung Quốc đã vun đắp một mối quan hệ chính trị và kinh tế ngày càng chặt chẽ với Anh, với hy vọng biến London thành đối tác chính và ủng hộ chính của mình trong EU.

Lãnh đạo của Trung Quốc đã có những nỗ lực đặc biệt để thu hút đảng bảo thủ cầm quyền của Vương quốc Anh, đặc biệt là Bộ trưởng Tài Chính George Osborne, một người kế nhiệm tiềm năng của Thủ tướng David Cameron.

Chiến lược này đã bắt đầu đem lại kết quả trong 2 vấn đề chính. Thứ nhất, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ ở trong nước và quốc tế, chính phủ Anh đã vận động EU cấp cho Trung Quốc cái gọi là "tình trạng kinh tế thị trường", trong đó cho phép Bắc Kinh giảm các mối đe dọa nghiêm trọng từ các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc. 

London cũng công khai ủng hộ thỏa thuận thương mại tự do EU-Trung Quốc trị giá 1 tỉ USD vốn được Bắc Kinh xem là một cơ hội duy nhất để mở rộng đáng kể mối quan hệ thương mại và đầu tư khổng lồ với châu Âu. Theo quan điểm của Trung Quốc, một thỏa thuận như vậy sẽ làm cho các quan hệ thương mại và đầu tư được Mỹ hậu thuẫn ở châu Âu gặp khó khăn hơn.

Thứ hai, Trung Quốc sẽ mất đi cánh cửa để thâm nhập vào thị trường châu Âu.

Anh cung cấp cho Trung Quốc cánh cửa tiếp cận quan trọng đối với thị trường khổng lồ nhưng khó thâm nhập do có yêu cầu rất cao là châu Âu. Nhiều công ty Trung Quốc đã đầu tư vào nền kinh tế tương đối tự do Anh như một bước đệm để thâm nhập thị trường EU vốn có nhiều quy định rất chặt chẽ, với hơn 500 triệu khách hàng tiềm năng.

Đương nhiên, nếu London rời EU, sợi dây tiếp cận của Trung Quốc sang thị trường EU qua Anh sẽ bị cắt đứt. Wang Jianlin, người sáng lập ra tập đoàn bất động sản và giải trí trị giá hàng tỉ đô la Dalian Wanda, và một nhà đầu tư lớn của Trung Quốc ở Anh, từng cảnh báo rằng: "Brexit sẽ không phải là một sự lựa chọn thông minh cho Vương quốc Anh, vì nó sẽ tạo ra nhiều trở ngại và thách thức cho các nhà đầu tư".

Ông dự đoán rằng trong trường hợp Brexit xảy ra, nhiều công ty Trung Quốc sẽ phải xem xét việc di chuyển trụ sở châu Âu của họ sang các nước khác. "Theo tin nội bộ, các công ty Trung Quốc ở Anh đang án binh bất động và nín thờ chờ kết quả trưng cầu dân ý".

Thứ ba, tan tành giấc mộng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ vì mất bàn đạp tài chính. 

London chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc đối với việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ. Là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, nằm bên trong EU và có chung múi giờ với nhiều nước Đông Á, các thị trường châu Âu và Mỹ, London là một bàn đạp hoàn hảo cho việc thúc đẩy nhân dân tệ bên ngoài châu Á.

Việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ là một mục tiêu chính và đặc biệt quan trọng của chính phủ Trung Quốc. Nó sẽ cho phép Bắc Kinh phát hành trái phiếu bằng nhân dân tệ, tạo ra tăng trưởng tài chính, chấm dứt sự phụ thuộc vào ngoại tệ và chứng minh rằng nhân dân tệ là một đồng tiền ổn định, mà các nước khác có thể giải quyết các giao dịch của họ với Trung Quốc.

Về cơ bản, việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ sẽ cho phép Trung Quốc trở thành một trong những nhà hoạch định tài chính thế giới và một sức mạnh tuyệt vời, bởi vì như nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Robert Mundell lưu ý, "cường quốc phải có đồng tiền mạnh". Do đó, sự lựa chọn London là trung tâm của chiến lược quốc tế hóa nhân dân tệ là có tầm quan trọng đặc biệt đối với Trung Quốc. 

Có thể thấy chiến lược này đang hoạt động thông qua một số biểu hiện. Sau khi chứng kiến sự gia tăng ổn định trong các giao dịch nhân dân tệ những năm gần đây, London đã trở thành các trung tâm lớn thứ hai cho giao dịch nhân dân tệ sau Hồng Kông. Hệ thống thị trường tiền tệ của Bắc Kinh, một công ty con của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, vừa thông báo kế hoạch mở chi nhánh ở London.

Nếu Anh rời khỏi EU, không chắc London sẽ còn là một chiếc xe tốt cho tham vọng quốc tế hóa nhân dân tệ của Trung Quốc và các kế hoạch liên quan của nó nhằm giúp Trung Quốc đóng một vai trò lớn hơn trong thế giới tài chính.

Đặc biệt, vai trò quan trọng của London là trung tâm dịch vụ tài chính của châu Âu cung cấp "passporting", cho phép bất kỳ công ty tài chính nào có trụ sở tại Anh có thể hoạt động và mở chi nhánh ở tất cả các nước thành viên EU mà không cần đăng ký thêm, sẽ phải chịu một cú sốc lớn.

Ngoài những lý do lớn hơn, Trung Quốc cũng quan ngại về những tác động ngay lập tức một Brexit trên thị trường EU, đối tác thương mại lớn nhất của nó, mà Bắc Kinh có trao đổi hơn 520 tỉ euro hàng hóa và dịch vụ trong năm 2015.

Anh rời EU sẽ có tác động nghiêm trọng đối với EU và các nền kinh tế thế giới, và có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong một hoặc hai năm tới. Đối với Trung Quốc - quốc gia mạnh về xuất khẩu và đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế, thì một kịch bản như vậy sẽ đặt ra một thách thức vô cùng lớn.

Tác giả bài viết cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện rất bối rối trước cuộc trưng cầu Brexit của Anh. Họ cảm thấy khó hiểu về việc làm thế nào Thủ tướng David Cameron lại sẵn sàng cược quá nhiều vào một canh bạc không thể đoán trước và có khả năng không thể đảo ngược nhất là trưng cầu dân ý.

Các nhà lãnh đạo luôn luôn thực dụng của Trung Quốc cũng bị sốc, theo chuyên gia Trung Quốc Kerry Brown, khi nước Anh có thể chọn cách quay lưng lại với những lợi ích kinh tế và chính trị mà một mạng lưới quốc tế lớn như EU đem lại vì những lý tưởng trừu tượng của chủ quyền tuyệt đối.

Tóm lại, một Brexit sẽ là một thảm họa đối với Trung Quốc, với những hậu quả chiến lược và kinh tế của nó là rất đáng kể. Do đó, khi cuộc trưng cầu dân ý của Anh về việc đi hay ở lại EU, dự kiến ​​diễn ra vào ngày 23 tháng 6, chừng nào còn chưa có kết quả thì chừng đó các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn phải nín thở.


nguồn: Hoàng Hải, người đưa tin

No comments:

Post a Comment