Anh Việt Thu ( bên trái)
Anh Việt Thu (cầm đàn) ở Sài Gòn
Anh Việt Thu lúc sáng tác " Mùa Xuân Đó Có Em "
Anh Việt Thu lúc ở Cao Nguyên
Anh Việt Thu ở tại quần đảo Trường Sa năm 1974
Anh Việt Thu mất sớm. Những ngày còn làm việc tại Phòng Văn Nghệ thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (do Thiếu Tá Ðinh Thành Tiên, tức Thi sĩ Tô Thùy Yên làm trưởng phòng) Anh Việt Thu chắc chỉ mời ngoài 30 tuổi. Nếu chúng tôi nhớ không lầm thì khi ấy, cùng làm việc trong Phòng Văn Nghệ còn có nhạc sĩ Trần Thiện Thanh tức ca sĩ Nhật Trường nữa. Chính trong thời gian này, Anh Việt Thu khám phá bị ung thư nhiếp hộ tuyến,rồi qua đời.
Như thế ca khúc “Dòng An Giang” hẳn đã được Anh Việt Thu viết vào những năm ông còn rất trẻ, ở độ tuổi chưa đến 20, vì bài hát đã nổi tiếng trước đó nhiều năm.
Những người quen biết Anh Việt Thu cho biết, ông là người ít nói. Ông hiền lành và sống với bạn bè rất nhiệt tình.
Có một thời ông muốn làm nhà xuất bản nhạc, nhưng hình như chỉ in được một, hai tập nhạc ngoại quốc lời Việt, rồi thôi.
Có thể coi Anh Việt Thu là thế hệ nhạc sĩ sau cùng sinh trưởng tại miền Nam (nếu lấy ngày 30 tháng 04 năm 1975 làm dấu mốc) những người viết nhạc với tâm hồn đôn hậu của người miền Nam, ít cầu kỳ, cả trong giai điệu lẫn ca từ. Nghe nhạc Anh Việt Thu người ta nghĩ đến những kinh rạch chứ không phải những ao hồ. Ao, hồ có một vẻ gì đó u uẩn, tù túng. Kinh, rạch, như lòng người miền Nam, khi thủy triều rút đi, khô cạn, phơi mở không còn gì giấu giếm, lúc thủy triều trở lại, lại kín đáo, tràn đầy.
Dòng An Giang sông sâu nước biếc.
Dòng An Dang cây xanh lá biếc.
Lả lướt về qua Thất Sơn.
Châu Ðốc dòng sông uốn quanh.
Soi bóng Tiền Giang Cửu Long.
Dòng An Giang xanh xanh khóm trúc.
Dòng An Giang tung tăng múa hát.
Ðêm đến dòng sông thở than.
Bên mấy hàng cây hắt hiu.
Ðã mấy Mùa Xuân thanh bình.
Dòng An Giang đáy nước in sâu.
Nhịp cầu tre ngắm bóng say sưa.
Nắng vẫn chiếu trên làn sóng nhấp nhô.
Nắng vẫn chiếu trên gò má hây hây, mơ màng, ngây thơ.
Cô thôn quê đang giặt yếm trên sông.
Tiếng sáo vẳng trên đồng lúa xanh tươi.
Trâu lang thang dôi cò trăng tung bay dập dìu.
Dòng Anh Giang ai qua vẫn nhớ.
Dòng An Giang lơ thơ bến nước.
Ðâu những thuyền ai lắc lơ.
Ðôi mái chèo trăng lướt qua.
Lơ lửng vầng trăng vỡ tan.
Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn có lần nói rằng, ông rất thích bài hát này của Anh Việt Thu, mặc dầu nghe cả bài trong một lúc khó nắm bắt tác giả nói gì, nhưng nghe từng đoạn tách rời, âm điệu day dứt của nó làm cho rất buồn:
1
Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu
Bàn tay năm ngón mưa sa
Dìu anh trong tiếng thở
Ðưa tiễn anh đi vào đời
Mẹ Việt Nam ơi! Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về.
2
Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu
Bàn tay đón gió muôn phương
Bàn tay đan gối mộng
Ðưa tiễn anh đi vào đời
Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời
3
Tiếng hát hát trên môi
Giấc ngủ ngủ trong nôi
Một đàn đàn chim nhỏ bay khắp trời Việt Nam mến yêu
Ôi tiếng chim muông gọi đàn
Mẹ Việt Nam ơi! Con xin dâng hiến trọn cả đời
4
Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu
Nằm nghe tiếng hát đu đưa
Dìu anh trong giấc ngủ
Ôi tiếng ru ru ngọt nào
Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời
5
Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu
Từng đêm ấp ủ trong tim
Từng đêm khe khẽ gọi
Anh nhớ thương em từng giờ
Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời
(trở lại đoạn 3)
6
Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu
Trùng dương sóng nước bao la
Trùng dương vang tiếng gọi
Ôi sóng thiêng em về trời
Mẹ Việt Nam ơi! Con xin ghi xin khắc nguyện lời thề
7
Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu
Rừng thiêng lá đổ âm u
Rừng thiêng vang tiếng gọi
Ôi núi thiêng em về nguồn
Mẹ Việt Nam ơi! Con xin ghi xin khắc nguyện lời thề
Vì nhu cầu của cơ quan nơi ông làm việc, Anh Việt Thu còn sáng tác nhiều ca khúc khi ấy được gọi chung là “nhạc chiến dịch” nhưng rất có giá trị, đã được nhiều ban hợp ca trình bày, thu thanh, và được phát trên làn sóng điện và truyền hình khắp trong nước.
Anh Việt Thu mất trước khi xảy ra biến cố 1975 không bao lâu. Trước và sau đó, người ta có biết nhiêu điều bận rộn, âu lo, nên sự tưởng nhớ dành cho ông không xứng đáng.
Rồi đất nước lại chìm ngập trong những năm dài đày rẫy những chuyện bi thương, cho đến nay vẫn chưa xong.
Sự quên, nhớ đối với một số tác phẩm cũng không biết thế nào.
Có những bài hát lọt vào trong tiềm thức người ta và trở thành những vết nội thương.
Và có cả những nấm mồ người ta tưởng nhớ nhưng không còn dịp thăm viếng.
Nguyễn Ðình Toàn
No comments:
Post a Comment