Friday, October 14, 2016

Bước đường cùng của Tổng Binh Thành Sơn Hầu Vương Thông





Giọng đọc của Mai Hương - Vương Đạo


Mùa đông năm Bính Ngọ (1426), quân Minh trên đất nước ta đang lâm vào tình thế rất khốn quẫn. Để cứu nguy cho chúng, tháng 10 năm đó, vua Minh liền sai Thành sơn hầu là Vương Thông làm Tổng binh, cùng với bọn Tham tướng Mã Anh, đem năm vạn quân và năm ngàn con ngựa, tiến thẳng sang Thăng Long.

Trước hết chúng tôi xin được lược qua về tiểu sử của Tổng binh Vương Thông. Vương Thông người Hàm Ninh, tỉnh Hồ Bắc, nối nghiệp cha là Vương Chân làm đô chỉ huy sứ. Cả hai cha con ông đều theo binh nghiệp, lập nhiều chiến công và đều được phong chức lên đến Đô đốc.

Sau khi cha mất, Vương Thông được ban tước Vũ Nghĩa bá, hưởng lộc nghìn thạch, được hưởng quyền thế tập. Năm Vĩnh Lạc thứ 11 (1413) được ban tước Thành Sơn hầu, lộc tăng thêm 200 thạch. Năm Vĩnh Lạc thứ 12, được cử làm tả dịch đi tham chiến ở phía Bắc. Khi Minh Nhân Tông lên ngôi, Vương Thông được giao quản hậu phủ, hàm gia thêm thái tử thái bảo.

Vào lúc đó, tình thế quân ta sau 8 năm khởi nghĩa gian khổ, nghĩa quân Lam Sơn ngày càng trở nên vững mạnh, quân ta đã chiếm lại được vùng đất rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào đến Tân Bình, Thuận Hóa. Quân và dân trên dưới một lòng quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

Vừa đem quân đến Đại Việt, Vương Thông đã đụng phải sự chiến đấu dũng cảm của quân dân ta, bị thất bại ngay trong trận Tốt Động – Chúc Động. Năm vạn quân Minh bị tiêu diệt, 1 vạn quân Minh bị bắt sống. Một lực lượng lớn tháo chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối nhiều đến mức “làm nghẽn cả khúc sông Ninh Giang”.Các chỉ huy của quân Minh là Trần Hiệp, Lý Lượng, Lý Đằng bị giết tại trận. Ngay cả Vương Thông cũng bị trọng thương.

Trận Tốt Động – Chúc Động là một chiến thắng quân sự lớn của nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã nhắc đến trận này trong Bình Ngô Đại Cáo qua hai câu:

Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm;
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.

Kết quả của trận Tốt Động-Chúc Động đã làm phá sản kế hoạch phản công của Vương Thông đồng thời tạo ra lợi thế cho nghĩa quân Lam Sơn buộc quân Minh phải rút về cố thủ và chấp nhận đàm phán. Có thể nói đây là trận đánh cuối cùng kết thúc một đời chiến trận của Tổng Binh Thành Sơn Hầu Vương Thông. Sau khi rút quân về nước ông bị triều đình nhà Minh luận tội chết, sau đó bị hạ ngục hơn 12 năm.

Do mất rất nhiều vũ khí trong trận chiến này, quân Minh buộc phải tìm cách chế tạo vũ khí. Trong khi đó, quân Lam Sơn lại được thêm rất nhiều vũ khí và có thể đã tiếp thu thêm công nghệ chế tạo súng của quân Minh. Riêng về phần Vương Thông do bị trọng thương, ông cố thủ trong thành Thăng Long và kêu cứu khẩn thiết. Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép rằng :

Vua Lê Lợi thân đốc suất tướng sĩ vây đánh thành Đông Quan (tức thành Thăng Long – ND) suốt cả ngày đêm. Bọn tướng nhà Minh là Vương Thông, Sơn Thọ đánh trận nào thua trận đó, lấy làm lo sợ lắm. Thấy hết cả mưu hay chước lạ, viện binh thì không đến, chúng bèn cho người mang thư tới xin hòa, mong được an toàn về nước.

Vua Lê Lợi truyền nói với nghĩa quân rằng:

Lời ấy đúng với ý ta. Vả chăng, binh pháp nói là không đánh mà khuất phục được đối thủ mới là kế hay nhất.

(Nói rồi), bèn bằng lòng cho giảng hòa, lại hẹn ngày cho gọi quân sĩ ở khắp các thành tề tựu để kịp trở về một lúc. Vua sai bề tôi bàn với quân Minh, cho chúng được phép đi lại, mua bán như dân thường.

Bấy giờ, bọn ngụy quan là Đô ti Trần Phong, Tham chính Lương Nhữ Hốt, Đô chỉ huy Trần An Vinh… đã can tội bán nước làm tay sai cho giặc, sợ rằng sau khi quân Minh rút về, chúng sẽ không còn sống sót, nên cố ngấm ngầm làm kế phá hoại. Chúng nói với quân Minh rằng :

– Trước kia, Ô Mã Nhi bị thua ở sông Bạch Đằng, phải đem quân về hàng. Hưng Đạo Vương cũng cho hàng, nhưng lập mưu dùng thuyền lớn chở họ về nước, xong, lấy người giỏi bơi lặn làm phu chèo thuyền. Thuyền ra đến ngoài biển, nhân lúc mọi người ngủ say, đang đêm, bọn phu thuyền lặn xuống, đục thủng đáy thuyền, làm cho những người đầu hàng đều bị chết đuối cả, không một ai sống sót trở về.

Bọn Vương Thông tin lời ấy, bèn ngờ vực mà nảy ý khác, sai quân đắp thêm thành lũy, đào hào và thả chông để tính kế chống đỡ, ngoài mặt nói hòa hiếu nhưng bên trong thì toan đánh lại. Chúng bí mật sai người mang thư bọc sáp, theo lối tắt mà về nước để xin viện binh.

Vua ta bắt được người đưa thư, ghét chúng nuôi lòng tráo trở, liền bí mật mai phục khắp bốn phía thành Đông Quan, đón bọn giặc do thám, bắt được hơn ba ngàn tên và hơn năm ngàn con ngựa. Từ đấy, quân Minh đóng chặt cửa thành, không dám ra ngoài, sứ giả hai bên cũng chấm dứt qua lại.

Do mất rất nhiều vũ khí trong trận chiến này, quân Minh buộc phải tìm cách chế tạo vũ khí. Trong khi đó, quân Lam Sơn lại được thêm rất nhiều vũ khí và có thể đã tiếp thu thêm công nghệ chế tạo súng của quân Minh. Riêng về phần Vương Thông do bị trọng thương, ông cố thủ trong thành Thăng Long và kêu cứu khẩn thiết. Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép rằng :

Vua Lê Lợi thân đốc suất tướng sĩ vây đánh thành Đông Quan (tức thành Thăng Long – ND) suốt cả ngày đêm. Bọn tướng nhà Minh là Vương Thông, Sơn Thọ đánh trận nào thua trận đó, lấy làm lo sợ lắm. Thấy hết cả mưu hay chước lạ, viện binh thì không đến, chúng bèn cho người mang thư tới xin hòa, mong được an toàn về nước.

Vua Lê Lợi truyền nói với nghĩa quân rằng:

Lời ấy đúng với ý ta. Vả chăng, binh pháp nói là không đánh mà khuất phục được đối thủ mới là kế hay nhất.

(Nói rồi), bèn bằng lòng cho giảng hòa, lại hẹn ngày cho gọi quân sĩ ở khắp các thành tề tựu để kịp trở về một lúc. Vua sai bề tôi bàn với quân Minh, cho chúng được phép đi lại, mua bán như dân thường.

Bấy giờ, bọn ngụy quan là Đô ti Trần Phong, Tham chính Lương Nhữ Hốt, Đô chỉ huy Trần An Vinh… đã can tội bán nước làm tay sai cho giặc, sợ rằng sau khi quân Minh rút về, chúng sẽ không còn sống sót, nên cố ngấm ngầm làm kế phá hoại. Chúng nói với quân Minh rằng :

– Trước kia, Ô Mã Nhi bị thua ở sông Bạch Đằng, phải đem quân về hàng. Hưng Đạo Vương cũng cho hàng, nhưng lập mưu dùng thuyền lớn chở họ về nước, xong, lấy người giỏi bơi lặn làm phu chèo thuyền. Thuyền ra đến ngoài biển, nhân lúc mọi người ngủ say, đang đêm, bọn phu thuyền lặn xuống, đục thủng đáy thuyền, làm cho những người đầu hàng đều bị chết đuối cả, không một ai sống sót trở về.

Bọn Vương Thông tin lời ấy, bèn ngờ vực mà nảy ý khác, sai quân đắp thêm thành lũy, đào hào và thả chông để tính kế chống đỡ, ngoài mặt nói hòa hiếu nhưng bên trong thì toan đánh lại. Chúng bí mật sai người mang thư bọc sáp, theo lối tắt mà về nước để xin viện binh.

Vua ta bắt được người đưa thư, ghét chúng nuôi lòng tráo trở, liền bí mật mai phục khắp bốn phía thành Đông Quan, đón bọn giặc do thám, bắt được hơn ba ngàn tên và hơn năm ngàn con ngựa. Từ đấy, quân Minh đóng chặt cửa thành, không dám ra ngoài, sứ giả hai bên cũng chấm dứt qua lại.

Quân Minh và chủ tướng là Vương Thông vào thế bị vây hãm trong thành Đông Quan suốt từ năm 1426, sau cùng đành phải tuyên bố bãi binh. Hội thề Đông Quan diễn ra ngày 10 tháng 12 năm 1427, giữa thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi và chủ tướng quân Minh là Vương Thông, đã kết thúc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, giành lại độc lập cho Đại Việt.

Từ khi được cử làm Tổng binh đi đàn áp lực lượng Lam Sơn. Vương Thông đã mắc phải ba lần đại nhục. Lần thứ nhất là lần bị thảm bại ở Tốt Động – Chúc Động, thân bị trọng thương, quân bị vây chặt trong thành Đông Quan, tiến không được, thoái cũng không xong, bi đát không thể tưởng tượng được.
 Lần thứ hai là lần bị vây trong thành, trong thì trí quẫn lực kiệt, ngoài thì bọn ngụy quan vì quá lo cho số mạng của bản thân mà xúi đông giục tây, kế cùng đâm ra phản trắc, hao binh tổn tướng mà chẳng thu được lợi lộc gì, thê thảm lại càng thêm thê thảm. Lần thứ ba là lần phải cúi đầu kí vào văn kiện đầu hàng vô điều kiện để được rút quân khỏi nước ta. Ba lần ấy đủ để thiêu hủy toàn bộ uy danh của tướng quân thiên triều.

Thưa quý thính giả, câu hỏi là có phải Vương Thông và các tướng phụ tá cùng bọn ngụy quan quá bất tài chăng? Cứ như sử Trung Quốc chép mà xét thì chính Vương Thông là một tướng tài trong số những tướng tài ba của quân Minh chứ chẳng phải là thường. Có chăng là lúc đất nước suy vong quân và dân ta đoàn kết, trên dưới một lòng quyết tâm không chấp nhận cuộc sống nô lệ. Dưới sự điều động của Bình Định Vương Lê Lợi, Nguyễn Trãi cùng các tướng lĩnh Lam Sơn, quân dân ta đã đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi giành lại độc lập cho nước nhà.

Thưa quý thính giả, để chia tay quý vị ở đây xin hãy cùng chúng tôi ôn lại một giai đoạn vinh quang của lịch sử qua một đoạn của Bình Ngô Đại Cáo:

Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng

Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới.

 Tác giả Nguyễn Khắc Thuần 

(sưu tầm từ internet)




No comments:

Post a Comment