Friday, May 5, 2017

Thăm Tháp nghiêng Pisa (phần 2)

Xem lại => Thăm Tháp nghiêng Pisa (phần 1)

Bạn có biết không , tôi đi chơi không những phải tínk kỹ cho việc chi tiêu vé máy bay , chốn ở nơi ăn mà còn phải tính that kỹ thời gian khi thăm viếng . Hễ tính vuột thăm một chuyến là các chuyến sau phải trễ theo , và nhiều khi mình phải bỏ không thăm đuợc vì thời gian có hạn
Khi tôi mua đuợc vé thăm 4 nơi tại Vùng đất Tháp Nghiêng Pisa, tôi phải tính toán chon giờ sao cho không hoang phí thời gian .

Và tôi đã chon nơi nhà mộ thăm truớc
Trong những căn nhà đều có mộ phần của những nguời nổi tiếng xưa nay 
Những khung hình chữ nhật màu sậm là những ngôi mộ. Duới những hầm toàn là hòm làm bằngn đá
Có ngôi vẫn còn trống , có những ngôi có them bức tuợng tạc , mình nhìn vô mình có thể biết chút it , có nhềiu ngôi mộ chôn từ thời xa lắc viết bằngn chữ La Tinh going chữ Hy Lạp vậy, mình nhìn vô chẳng biết đọc vần ra sao

Vài vĩ nhân của nhân loại cũng đuỢc chôn nơi đây
Bức tranh vẽ trên tuờng từ ngàn năm truớc , nay đã mờ nhạt dần, và nhữn glop vôi trên tường tróc dần , Nhưng nguời Ý muốn giữ nguyên thủy của nguời xưa để lại .
Một ngôi mộ điển hình . Bạn xem nắp mộ , bạn có đọc đuợc không , tôi thì thua. Chỉ nhớ những mẫu số La Mã cũng đủ ... lộn lung tung rồi

Một ngôi mộ khác it chữ hơn . Bạn có thấy hầm mộ nguời La Mã xưa that kiên cố nhỉ

Nơi đây rất rộng , chắc có lẽ chỉ bán cho quý tôc. và những gia đình giàu , và những danh nhân vào thời xưa.

Du khách đi giẫm tứ tung trên nền "nhà". Tôi không dám buớc trên mặt ngôi mộ , mà buớc trên lối đi khoảng cách giữa những ngôi mộ . Một phần, vì tôi cảm thấy đi trên ngôi mộ nguời ta như vậy là điều không tôn kính , một phần thì tôi sợ .
Như ngôi mộ này vừa mới chôn. Bạn có thấy nền đá trắng sángn hơn những ngôi mộ khác không ? Nguời ta để hoa lên chắc có lẽ nhắc du khách đừng giẫm lên mộ . Phía này còn nhiều ngôi mộ trống .

Một ngôi mộ có ký tự là lạ . Nguời La Mã xưa, khi họ chết , và đuợc đem chônn, trên hòm của họ đều đuợc khắc những ký tự hình ảnh , tuợng trưng để về với Chúa, hay có cơm ăn áo mặc, hay đánh cá đầy thuyền , hay giàu có, hay nhiều lúa gạo etc ... Truớc khi tôi đến thăm khu Tháp Nghiêng Pisa này , lúc tôi ở La Mã (ROme) tôi có đi thăm Catacombs, huớng dẫn viên nơi ấy có cho chúng tôi xem khá nhiều ký tự , hình ảnh và ngôn ngữ xưa trên hòm nguời chết . Tôi nghe rồi , xem rồi , rời La Mã tôi quên hết :-)
Những ai that giàu có hay quyền cao gì đó thì đuợc phần mộ nằm bên vách . Những ngôi mộ nằm bên vách đuợc có quyền đắp them hình tuợng trên vách ngay ngôi mộ đó



Ngôi mộ này đuợc giăng dây chung quanh



Mộ của vị Vua Amdeo đệ nhất của Tây Ban Nha



Một cái hòm chônn con nít đuợc đào lên triển lãm



Bạn nhìn có đoán ra ai không ? :-)

Ông là Leonardo Fibonacci, một nhà toán học tài ba nhất thời Trung Cổ (sinh năm 1170 tại Ý (Pisa) và mất năm 1250 cũng tại Ý ). Ngày nay ta học toán , chúng ta đều phải học qua những luật Leonardo Fibonacci .

Một trong những luật trong toán học mà ông tìm ra làluật "Life & Numbers - Cuộc sốngn và những con số " như vòng xoắn của ốc , những đuờng gân trên lá, những cánh hoa , nhụy hoa ... Cuộc sống của tất cả các loài trên trái đất này đều lien quan mật thiết với nhau qua những con số và kích thuớc nhất định của nó.

Đặc biệt trong tranh hoạ của các hoạ sĩ từ thời xưa đến nay đều tuân theo "Golden Rule" , nguời hoạ sĩ họ đã sẵn có các tính toán trên khung vẽ theo golden rule mà họ mà họ không cần biết "Golden Rule" là gì , đây là tính thiên phú cho hoạ sĩ mà không phải ai cũng có đuợc . Những bức tranh nổi tiếng của hoạ sĩ Da Vinci đều nhất nhất tuân theo luật vàng "Golden rule"
Trong quyển truyện giả tưởng "The Da Vinci Code - Mật Mã Da Vinci" do ông Brown xuất bản năm 2003 , trong quyển này có nhắc đến Leonardo Fibonacci code để mở mật mã của Da Vinci .

The Fibonacci sequence is one of the most famous mathematical progressions in history

Xem tiếp =>  Thăm Tháp nghiêng Pisa (phần 3)

No comments:

Post a Comment