Sunday, January 17, 2016

Đại chiến thế giới II - Đức tấn công Anh (Phần 4)

Sang mùa thu năm 1940, Đức bắt đầu tấn công Anh . German Air Force (Luftwaffe) muốn chiếm Anh nhanh chóng , ông đã dùng chiến thuật có tên là 'Operation Sea Lion" hay “Air battle for England” - thả bom ở những nơi có quân Anh đang cấm trại và những nơi công nghiệp nặng . Đức gặp phải sự chống trả mãnh liệt của không quân Anh (Roal Air Force) . Và Đức đã chuyển chiến thuật qua thả bom những nơi có dân ở .

Khoảng 23 ngàn nguời dân Anh bị chết từ tháng 7 đến tháng 12, 1940 .

Tháng 8, 1940, thủ tuớng Anh - Winston Churchill đã gởi lời động viên chiến đấu đến không quân và phi công: "Never in the field of human conflict was so much owed by so many to so few"

Hầu hết những phi công của Anh đuợc tập trung lại để chiến đấu . Và bên Đức cũng lực lượng phi công không quân bên Đức cũng không kém . Cuối năm 1940, số phi cơ bị bắn rớt ở mỗi bên gần tương đuơng nhau là 1500 phi cơ cho mỗi bên .


Nhà thờ St. Paul's Cathedral trong khói lửa , vẫn còn nguyên sau những trận mưa bom của Đức . Ảnh AP, 29/12/1940

May bay thả bom của Đứa loại Heinkel He 111 trên English Channel . Nó đang dàn trận để đổ bom vào thành phố London . Ảnh Deutshes Bundesarchiv, năm 1940

Tại English Channe, bom của Đức Messerschmitt BF 110, nó còn có tên là "Fliegender Haifisch - Flying Shark" , loại này nó đuợc bồi propellant gấp đôi nên nó phóng đi rất nhanh . Ảnh AP , 8/1940

Các em học sinh trong truờng phải bịt tai lại khi nghe bom của Đức thá. Ảnh AP, 20/07/1940

Một bà mẹ và 3 con , ở phố nhỏ Kentish , bà ôm 3 đứa con vào lòng khi Đức thình lình thả bom . Ảnh AP, 18/10/1940

Tại Plymouth, phía tây nam của London , nơi đây Đức thả bom dữ dội . Ảnh AP, 11,1940

Giàn máy để bắt đuợc âm từ phi cơ Đức bay tới . Anh biết sớm để di tản kịp thời, và chuẩn bị đối phó. Ảnh AP, 30/7/1940

Đây là nơi xuất nhập thực phẩm lớn nhất cho dân ở Tilburythành phố Luân Đôn . Nó bị Đức oanh tạc thả bom liên tục . Khi Đức thả bom đợt đầu, bom rới trúng tàu chiến Anh đang neo trên giòng sông Thames . Ảnh AP, 4/10/1940

Hoàng cung Westminster , London . Ảnh Library Of Congress, Hoa Kỳ

Những nguời lính chữa cháy thành phố London. Ảnh AP, 9/9/1940


Hàng trăm nguời Anh , nhà cửa họ tan nát , họ chạy giặc đến hang ở Hasting, phía đông nam của English town . Họ đã ở đây nhiều ngày , có nguời còn coi đây là căn nhà tạm. Ảnh AP 12/12/1940


Mặc dù lính Đức đã đánh vào từ đêm truớc . Ngày hôm sau , nguời chủ tiệm vẫn mở cửa bình thường. Ảnh AP, 1940


Dân Anh đang phân từng mảnh của phi cơ Đức bị Anh bắn rơi . Ảnh AP, 26/8/1940 







Chiếc xe bus hai tầng ở trong thành phố London . Ảnh Ap, 10/9/1940



Phi cơ He111 của Đức bay trong vùng trời của Anh . Giòng sông Thames ở phía duới . Ảnh AP, 1940



Vùng Dockland, Anh bị Đức thả bom tan nát . Ảnh AP, 17/9/1940


Một cậu bé bị lạc trong cuộc chiến . Ảnh Ap, 1940

Phi cơ Đức đang thả hàng loạt bom . Ảnh AP, 20/9/1940

Những đứa trẻ ở thành phố Luân Đôn đang mừng Noel duới hầm . Ảnh AP, 25/9/1940


Những hãng xuởng, kho chứa gần Vitories Dock đang bốc cháy . Ảnh AP, 7/9/1940

Thành phố London trong khói lửa chiến tranh . Ảnh Library Of Congress, 1940

Công chúa Elizabeth - 14 tuổi , Anh , đang đọc đoạn văn 3 phút gửi đến các em và dân chúng đang tị nạn xa tổ quốc Anh . Nguời ngồi bên là công chúa Margaret Rose . Ảnh AP, 22/10/1940

Mặc dù bom sa đạn lạc và những tiếng còi hụ báo động vang rền , nhưng ở rạp hát Windmill , London (Windmill Theatre) vẫn ca múa hát phục vụ cho dân . Ảnh AP, 24/9/1940

Hố bom giữa hai con đuờng Elephant & Castle, London . Ảnh Ap, 7/9/1940 

Hai đứa trẻ bên hàng rào kẽm gai tại miền nam nuớc Anh . Ảnh Library Of Congress

Một nguời dùng ống dòm để xác định vị trí máy bay Đức . Ông đang đứng gần nhà thờ St. Paul's Cathedral . Ảnh 1940

Hoạ sĩ người Pháp - Ethel Gabain đuợc chính phủ Anh phái đến phía đông của London (East End) , để vẽ lại cảnh chiến tranh này . Ảnh AP, 28/11/1940
(Bộ tranh của bà vẽ Thế Chiến II , rất sắc )

Một em đang ngồi đọc sách "Lịch sử của thành phố Luân Đôn" , giữa một thành phố Luân Đôn đổ nát . Ảnh AP, 08/10/1940

Và Anh đã thắng Đức . Đức bại trận có thể vì những lý do: 

  • Lính Đức đã tấn công một nuớc quá xa so với căn cứ của họ . Cho nên việc nghỉ ngơi, thêm lính thêm sức chiến đấu, đạn duợc ... rất khó khăn 
  • Trong khi lính Anh ngay tại nuớc của họ, nên nhận đuợc sự tiếp tế nhanh lẹ .
  • Những vị chỉ huy không quân Đức , trong thời gian quá ư là hạn hẹp , họ không kịp suy nghĩ thay đổi chiến thuật cách nào là tốt nhất , thắng nhanh, ít thiệt hại nhiều . Họ chi còn cách duy nhất là thả bom giết dân Anh làm đối phương yếu thế , nhưng Đức đã lầm vì không quân của Anh được trang bị kỹ càng và riêng về phi cơ chiến đấu của Anh , nó có nhiều ưu điểm để bắn phá thủng phi cơ Đức .

Một câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Anh - Winston Churchill trong cuộc chiến Anh - Đức này :


Never in the field of human conflict was so much owed by so many to so few.



 (Nora sưu tầm và luợc dịch)


No comments:

Post a Comment