Sunday, January 31, 2016

Thác Bản Giốc và những miền phụ cận - Chuyến du lịch của Chị Thuỳ Linh (phần 4)

Đường vô Động Ngườm Ngao phải leo lên cao rồi xuống thung lũng thấp đi bộ tiếp...

Động Ngườm Ngao là một hang động nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.

Động này toạ lạc trong lòng một quả núi, cách thác Bản Giốc 5 km.

Theo khảo sát của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh năm 1995, hang động này có tổng chiều dài 2144 mét, có 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Bản Thuôn.

Trong động có nhiều nhũ đá và măng đá với các hình dạng phong phú đa dạng. “Ngườm Ngao” theo tiếng Tày có nghĩa là động Hổ (Ngườm: động, Ngao: Hổ).

Do tương truyền rằng ngày xưa trong động có nhiều hổ dữ sinh sống, chúng thường vào các bản xung quanh để bắt gia súc của dân địa phương, Họ đã đặt bẫy bắt hết được hổ và từ đó được sống yên lành. Động này được phát hiện năm 1921 nhưng được đưa vào du lịch từ năm 1996. Đây là một trong những địa điểm du lịch chính của tỉnh Cao Bằng ... (trích từ Wikipedia)   


Đường vô Động Ngườm Ngao phía tay phải


Những tảng thạch nhủ bên trong Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao này rộng lớn và rất đẹp, có suối ngầm nước chảy qua róc rách, có những vân đá do nước hình thành những cái hồ nhỏ nhỏ được như vậy cũng mất cả 100 năm ... nhưng vì mới khai thác, còn hoang sơ, đèn không đủ, tối đen, không thấy gì cả ...

So với động lớn như động Phong Nha ở Kẻ Bàng, Bích Động (Tam Cốc) ở Ninh Bình, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ ở Hạ Long -Quảng Ninh, động Hương Tích ở chùa Hương- Ninh Bình, động Tả Pìn ở Sapa thì nhủ đá ở Ngườm Ngao có thể đa dạng hơn, vì Phong Nha và những động lớn khác đã có nhiều đèn màu nên có thể người khác cho là đẹp hơn. Mà phải công nhận đường vào Phong Nha, Bích Động lại lãng mạn hơn, du khách phải đi thuyền vào như đi chùa Hương...

Động thạch nhũ Ngườm Ngao không được bảo vệ, họ không có bắt cầu hoặc xây riêng lối đi . Du khách vô thăm, cứ
giẫm đạp bừa lên thạch nhũ làm gẫy mòn hư hại ... 


Bên ngoài Động Ngườm Ngao

Bên ngoài Động Ngườm Ngao

Trên đường từ Động Ngườm Ngao về Cao Bằng
Dân nơi đây vận chuyển đồ đạc đều dùng ngựa


Nạn kẹt xe ở Cao Bằng

Đường đi đến Hồ Ba Bể



(xem tiếp phần 5)

         

No comments:

Post a Comment