Sunday, January 31, 2016

Thác Bản Giốc và những miền phụ cận - Chuyến du lịch của Chị Thuỳ Linh (phần 1)

Thác Bản Giốc


Đảng cộng sản Việt Nam đã dâng phần thác chính của Thác Bản Giốc cho Trung Quốc

Ông Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Vũ Dũng đại diện cho Đảng cộng sản Việt Nam nói rằng đây (Thác chính) là phần "Thác thấp"

Phần Thác chính của Thác Bản Giốc đã mất về tay Đảng cộng sản Trung Quốc

Thác Bản Giốc, Trung Quốc gọi là cặp thác Đức Thiên-Bản Ước (tiếng Trung: 德天-板約; bính âm: Détiān - Bǎnyuē), là một hoặc hai thác nước nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, cách thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây khoảng 208 km.

Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn (歸春河, âm Hán Việt là "Quy Xuân hà"). Sông này bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Từ xã Ngọc Khê, sông chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn, khi đến xã Đàm Thuỷ, dòng sông lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi qua các cánh đồng của Đàm Thuỷ, qua bãi ngô trên bản Giốc, quay trở lại đường biên giới rồi tách ra thành nhiều nhánh, đột ngột hạ thấp xuống khoảng 35 m, tạo thành thác Bản Giốc. Sau khi đổ xuống chân thác, sông quay hẳn vào lãnh thổ Trung Quốc.

Giữa thác có một mô đất rộng phủ đầy cây, xẻ dòng sông thành ba luồng nước. Vào những ngày nắng, làn hơi nước bắn ra từ thác tạo thành cầu vồng. Dưới chân thác là mặt sông rộng, với bên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng. Cách thác khoảng hơn 5 km có động Ngườm Ngao, dài 3 km.

Ở giữa thác chính là cột mốc biên giới Việt-Trung. Cột mốc này được xác định qua hiệp ước về biên giới giữa hai nước năm 1999 là cột mốc 53  (trích từ wikipedia)
Đây là cột mốc 53 nhưng đã bị tàu cọng nhổ đi từ lâu rồi


Chuyến đi thăm Thác Bản Giốc của Chị Thuỳ Linh bắt đầu

Đường lên Bắc Cạn.

Tuyến đường này phải qua Sóc Sơn - Thái Nguyên - Bắc Kạn mới tới Cao Bằng,
phải leo Đèo Giằng, Đèo Gió , Đèo Ngân sơn, Cao bắc, Tài Sìn Hồ



Nơi đây họ dùng ngựa để kéo xe

Quốc lộ 3  mà nhỏ như này, chó băng qua đường, gà bươi bên lề con vật cũng khg có chỗ đi vì nhà sát đường đàng sau là vực thấp, ruộng

Quốc lộ 3

Đèo Gió lúc trời hoàng hôn


Khách sạn Bằng Giang - Cao Bằng

" Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc- Nam là 80 km, từ 23°07'12" - 22°21'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều đông- tây là 170 km, từ 105°16'15" - 106°50'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang).

Trên địa bàn tỉnh có hai dòng sông lớn là sông Gâm ở phía tây và sông Bằng ở vùng trung tâm và phía đông, ngoài ra còn có một số sông ngòi khác như sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng, sông Nho Quế, sông Năng, sông Neo, hay sông Hiến." ... (trích từ Wikipedia)
Đường đi tới huyện Trùng Khánh sát biên giới Trung Quốc


Xin lưu ý: Việt Nam có một huyện tên là Trùng Khánh , và bên Trung Quốc cũng có Trùng Khánh

Dân tình nơi đây

Trên đoạn đường từ Cao Bằng đến xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh, gặp bánh xe quay nước




Từ huyện Trùng Khánh đến thác Bản Giốc khoảng 20 km nữa, nhưng đường đi rất chậm, qua chợ, khu dân cư đường rất nhỏ ... nhỏ đến nỗi chỉ một chiếc xe qua, nếu có xe ngược chiều thì một bên phải đành lui lại , và chỉ lui cho đến khi có khoảng trống.

Ở miền núi có những chợ phiên 1 tuần 1 lần, người ta ở trên núi xa lắm đem gà, heo xuống bán để mua món khác

Người dân nơi đây đang họp chợ

Khách ngoại quốc thấy đầu heo ngậm cái đuôi phơi nắng phơi gió phơi bụi. Họ sợ không dám ăn thịt heo nơi đây

(xem tiếp phần 2)

No comments:

Post a Comment