Saturday, January 23, 2016

Hồi Ký Phạm Duy

 Ông Phạm Duy Tốn 
user posted image
Thân phụ của nhạc sĩ Phạm Duy (Cẩn)

Ông Phạm Duy Tốn (1883 – 25 tháng 2 năm 1924) là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Trước khi trở thành một nhà văn, nhà báo, ông từng là thông ngôn ở toà Thống sứ Bắc Kỳ. Truyện ngắn "Sống Chết Mặc Bây" của ông được coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối tây phương của văn học Việt Nam. Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn viết với các bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An.

Phạm Duy Tốn còn là một chính trị gia. Năm 1919, ông được bầu vào Hội đồng dân biểu thành phố Hà Nội. Từ năm 1920 đến 1923, ông là nghị viên Viện Dân biểu Bắc Kỳ, đại biểu của khu vực ba, Hà Nội. Năm 1922, ông cùng một số trí thức và quan chức của chính quyền thuộc địa như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Vũ Huy Quang tham dự Hội chợ triển lãm quốc tế (tức Đấu xảo) ở Marseilles, Pháp.

Thời gian này sức khỏe ông đã kém đi nhiều và theo Phạm Duy, chuyến đi khiến ông càng yếu hơn. Phạm Duy Tốn bắt đầu hút thuốc phiện khi biết ông mắc bệnh lao và sẽ không còn sống được bao lâu. Lúc những bạn bè ở tờ Thực nghiệp dân báo đến thăm ông bên giường bệnh, Phạm Duy Tốn nói: "Người ta chỉ chết một lần. Tôi đã biết mình sẽ chết vài năm trước. Bệnh này không chữa được. Với tôi chết thì chẳng đáng hy vọng gì, nhưng cũng chẳng đáng sợ gì". Ông qua đời ngày 25 tháng 2 năm 1924.


Bà Nguyễn Thị Hòa

user posted image
Thân mẫu của nhạc sĩ Phạm Duy (Cẩn)

Ông Trần Trọng Kim
user posted image
Ông là người Cha đỡ đầu cho gia đình anh em của nhạc sĩ Phạm Duy sau khi Ông Phạm Duy Tốn mất
Ông Trần Trọng Kim (1883 – 1953) là một học giả danh tiếng, uyên thâm cả tân học và cựu học, là người tận tụy cho ngành giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ 20 , là nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam, với bút hiệu Lệ Thần. Ông là tác giả của tác phẩm Việt Nam Sử Lược. Ông là thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. (trích từ wikipedia)

Từ khi bố tôi chết đi (là lúc tôi lên 2) cho tới khi tôi 14 tuổi (là lúc Ông Phạm Duy Khiêm đã đậu xong bằng Thạc Sĩ và đã trở về nhà) ông Trần Trọng Kim, vốn là bạn thân của bố tôi, trở thành một thứ bố đỡ đầu của chúng tôi. Chúng tôi phải gọi bằng Thầy (danh từ này không hẳn chỉ có nghĩa là Thầy Giáo mà còn có nghĩa là Thầy Mẹ) và mỗi tuần, Thầy Kim đều tới nhà tôi một hay hai lần để coi sóc chúng tôi... lòng bàn tay đỏ như son của Thầy Trần Trọng Kim. Mầu đỏ rực của lòng bàn tay này, cái tướng của những người cai trị dân, tôi cũng thấy có nơi lãnh tụ Cộng Sản Trường Chinh mà tôi gặp ở Thái Nguyên vào năm 1946... (trích từ Hồi Ký Phạm Duy Tập 1 - Chương 4)


Ông Phạm Duy Khiêm

user posted image
Người anh cả của nhạc sĩ Phạm Duy (Cẩn)

Ông Phạm Duy Khiêm (1908-1974) ) sinh ngày 24 tháng 4 năm 1908 tại Hà Nội. Ông quê gốc ở làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội). Cha ông là nhà văn Phạm Duy Tốn.

Ông Phạm Duy Khiêm là nhà giáo, nhà văn, cựu đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp và tại UNESCO. Ông là con trai nhà văn Phạm Duy Tốn (1881-1924) và anh ruột nhạc sĩ Phạm Duy

Ông Phạm Duy Tốn mất sớm vì bệnh lao, năm 43 tuổi, để lại nhiều nợ nần. Lúc đó Phạm Duy Khiêm 15 tuổi. Mới học troisième (tức lớp 9 bây giờ), ông đã thay cha trở thành trụ cột của gia đình. Nhờ sự trợ giúp của một tư nhân, Phạm Duy Khiêm có thể tiếp tục việc học ở trường Albert Sarraut, Hà Nội.

Ông Phạm Duy Khiêm là một học sinh xuất sắc, giỏi nhất về cổ ngữ Latin, Hy Lạp, là người Việt Nam đầu tiên đỗ tú tài văn chương Pháp (Bac classique). Sau đó ông được học bổng sang Pháp theo học lớp dự bị văn chương tại trường Louis le Grande. Sau đó, Phạm Duy Khiêm đỗ vào trường Cao đẳng sư phạm của Pháp (Ecole Normale Supérieure, rue d'Ulm), cùng khóa với René Billières, Thierry Maulier (nhà văn), Georges Pompidou (sau này là tổng thống Pháp), Leopold Senghor (sau này là tổng thống Sénégal), rồi đậu thạc sĩ văn phạm Pháp (Agrégée de grammaire). Ông là người Việt Nam đầu tiên đậu văn bằng này.

Năm 1935, ông Phạm Duy Khiêm về nước làm giáo sư tại trường Bưởi, rồi trường Albert Sarraut.

Từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 6 năm 1940, ông Phạm Duy Khiêm gia nhập quân đội kháng chiến Pháp chống phát xít Đức, nhưng rồi giải ngũ vì Thủ tướng Pháp Philippe Pétain nghị hòa với Đức, giải tán quân đội. Ông trở về Việt Nam, tiếp tục dạy học, viết văn và làm báo.

Năm 1950, mẹ ông từ trần. Ít lâu sau, ông rời Việt Nam sang sống hẳn tại Pháp.

Tháng 7 năm 1954, ông được Tổng thống Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa là Ngô Đình Diệm mời làm Bộ trưởng đặc nhiệm phủ thủ tướng.

Năm 1955 làm cao ủy, rồi làm đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp.

Ngày 5 tháng 7 năm 1957, ông nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Toulouse (Pháp).

Cùng năm 1957, ông được cử làm đại diện thường trực Việt Nam Cộng Hòa cạnh tổ chức UNESCO. Nhưng sau đó vì bất đồng quan điểm với chính quyền đương thời nên ông không đảm nhận chức vụ này. Từ đó, ông bỏ nhiệm sở,

Từ năm 1958 trở đi, Ông Phạm Duy Khiêm sống ở Pháp bằng nhiều nghề: diễn thuyết, dạy học tư thục, đọc bản thảo để chọn tác phẩm và sửa lỗi cho các nhà in, sửa bài và duyệt sách cho Ủy ban xét lại Pháp ngữ...

Ngày 2 tháng 12 năm 1974, ông Phạm Duy Khiêm tự kết liễu đời mình tại nhà riêng ở nông trại La Hertaudrie, thuộc quận Montreuil le Henri, vùng Sarthe, cách Paris hơn 200 km.



Phạm Duy thời thơ ấu 

user posted image

Phạm Duy theo Việt Minh
user posted image


Phạm Duy - Thái Hằng (
ảnh cưới)
user posted image


Phạm Duy - Thái Hằng trên cầu Thê Húc
user posted image

Ca sĩ Thái Hằng
user posted image
Vợ của nhạc sĩ Phạm Duy

Ca sĩ Thái Hằng (1927-1999), tên thật là Phạm Thị Quang Thái, sinh tại Hà Nội. Bà xuất thân trong một gia đình âm nhạc, cha của bà là ông Phạm Đình Phụng.

Anh em của bà là Phạm Đình Viêm tức ca sĩ Hoài Trung, nhạc sĩ Phạm Đình Chương tức Hoài Bắc và người em út trong gia đình này là Phạm Băng Thanh tức nữ ca sĩ Thái Thanh.

Nữ danh ca thời tiền chiến Thái Hằng là vợ của nhạc sĩ Phạm Duy và là thân mẫu các ca sĩ Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo và nhạc sĩ Duy Cường. Tên tuổi nữ danh ca Thái Hằng gắn bó với Phạm Duy và ban hợp ca Thăng Long thành một gia đình nghệ sĩ hàng đầu đã có những đóng góp lớn lao cho âm nhạc Việt Nam.

Năm 1947, ca sĩ Thái Hằng kết hôn với nhạc sĩ Phạm Duy. Sau này bà còn hát trên các đài phát thanh Sài Gòn và tham gia Ban Hoa Xuân hát trường ca Con Đường Cái Quan, Mẹ Việt Nam.

Vào mùng 1 Tết Âm lịch năm 1999, nhạc sĩ Phạm Duy thấy bà ho mãi không dứt nên gia đình liền đưa bà đi bệnh viện và phát hiện bà bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Bà sống được thêm 7 tháng thì qua đời vào thứ Bảy, 14/8/1999 tại nhà riêng, thị trấn Midway City (Thị trấn Giữa Đàng), miền Nam tiểu bang California, hưởng thọ 73 tuổi



Phạm Duy - Thái Hằng và Duy Quang 

user posted image
Duy Quang (con đầu lòng) được 1 tuổi là  



Gia đình Nhạc sĩ Phạm Duy

user posted image
Nhạc sĩ Phạm Duy - Ca sĩ Thái Hằng và các con Quang, Minh, Hùng, Cường, Hiền, Thảo, Đức, Hạnh 


user posted image

user posted image

Nhạc sĩ Phạm Duy
user posted image
Thế là xong. Trước khi tôi trở về cát bụi, HỒI KÝ 4 đã kịp hoàn tất để tôi kể nốt chuyện đời mình trong quãng cuối.


user posted image
Nhạc sĩ Phạm Duy - sinh ngày 05 /10/ 1921. mất ngày 27/01/2013 tại Sài Gòn, Việt Nam


o0o

Audio





(Nora sắp xếp bài
Lời văn trích từ Wikipedia . 
Ảnh sưu tầm trên internet . 
Audio Hồi Ký sưu tầm trên internet)



No comments:

Post a Comment