Thursday, January 14, 2016
Cái chết của giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (1947) - Phạm Bích Hợp
Nhìn lại sự kiện Đốc Vàng và hệ quả tâm lý
Bất cứ một tín đồ của Phật giáo Hoà Hảo nào, hoặc một nhà nghiên cứu nào về Phật giáo Hoà Hảo đều biết rất rõ về sự kiện Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ vắng mặt vào ngày 16-4-1947 tại Đốc Vàng Hạ, thuộc thôn Tân Phú, Đồng Tháp. Diễn biến của biến cố này đã được một số nhà nghiên cứu trong và ngoài đạo trình bày khá cụ thể, chúng tôi xin tóm lược như sau :
hps
Cuối năm 1946 đầu 1947, Pháp đã trở lại tái chiến Việt Nam, các tổ chức trong nước trước đây liên minh chống Pháp, thì nay bắt đầu có sự mâu thuận dẫn đến phân rã, kể từ sự hợp tác giữa Việt Minh và Hoà Hảo, không còn hoà thuận như trước nữa, mà là những cuộc đụng độ giữa các đơn vị quân sự đôi bên. Trong tình hình như vậy, Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, với tư cách là uỷ viên đặc biệt của uỷ Ban hành chánh Nam Bộ và là người lãnh đạo cao nhất của Hoà Hảo, đã về miền Tây theo thư mời của ông Trần Văn Nguyên, thanh tra Quân Khu 8 miền Tây để cùng tìm cách giải quyết xung đột giữa Hoà Hảo và Việt Minh.
Rất tiếc, do hoàn cảnh lịch sử cũng như nhận thức thiếu sáng suốt của một số lãnh đạo thuộc phái quân sự ở miền Tây khi đó, đã để lại vụ nổ súng ở Đốc Vàng, dẫn đến sự vắng mặt của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ vào khoảng 9 giờ đêm ngày 16 tháng 4 năm 1947. Sự kiện này thật sự là một chấn động đối với khối tín đồ Phật giáo Hoà Hảo. Bởi vì với họ, Giáo chủ như một vị Phật sống hết sức thiêng liêng, nên tin vị giáo chủ bị nạn được lan truyền đã gây ra làn sóng căm phẫn dữ dội trong khắp tín đồ.
Lúc này tâm lý cá nhân, sự tự chủ của cá nhân bị tâm lý đám đông lấn lướt. Một phản ứng dây chuyền đã rất căng thẳng lại càng căng thẳng hơn khi có sự lợi dụng của thực dân Pháp và những sai lầm của giới lãnh đạo Hoà Hảo cũng như Việt Minh. Bạo lực đã diễn ra, nhiều sinh mạng đã mất đi. Nhưng nặng nề hơn và đau đớn hơn, đó là hậu quả của lòng thù hận trước kia giữa Hoà Hảo với Việt Minh vẫn còn để lại sự nghi kị, thiếu tin tưởng giữa một số không ít tín đồ Hoà Hảo với chính quyền hiện nay như một chấn thương tâm lý chưa lành được. Đã đến lúc cần giải toả những ẩn ức tâm lý này, làm cho tâm hồn trở lại cởi mở hiền hoà, chỉ khi đó đời sống tín ngưỡng của người Hoà Hảo mới không còn vết mặc cảm từ quá khứ.
Cả Hoà Hảo và chính quyền đều đã có những nỗ lực để tìm lại trạng thái tâm lý cân bằng cho mình. Về phía tín đồ Phật giáo Hoà Hảo, từ sau 1975, vì chưa chính thức được phép hoạt động, nên lại là dịp giúp bà con trở lại với cách tu hành giản dị, chân thực, tu lại tâm, trở lại tìm kiếm chính mình, để cảm nhận và thực hành những điều Giáo chủ đã dạy, trong tâm nguyện chờ Thầy trở về.
Cũng phải nói thêm rằng, trong khoảng từ 1975 - 1985, là thời gian hết sức khó khăn của cả nước, vì chưa thoát khỏi chiến tranh, lại vừa phải thử nghiệm những chủ trương không mấy phù hợp, như tổ chức hợp tác xã ở nông thôn, cải tạo kinh tế ở thành thị, ngăn sông cấm chợ, bế quan toả cảng, phân biệt đối xử... Kết quả là lòng người ly tán, mức sống đã thấp lại càng thấp, cả nước trong tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Trong mọi hoàn cảnh, người nông dân luôn là tầng lớp bị thiệt thòi nhất, bị lợi dụng nhiều nhất, nhưng cũng chính họ đã giúp nước giành độc lập, và bây giờ, mồ hôi, sức lực của họ đã giúp chúng ta qua khỏi cái đói, đến đủ, rồi dư thừa để xuất khẩu. Trong những nỗ lực này, có sự đóng góp của nông dân Hoà Hảo.
Cùng với xu hướng mở cửa và đổi mới của Đảng và Nhà nước, đầu óc sáng tạo của người nông dân nói chung và người nông dân Nam Bộ nói riêng có điều kiện phát triển, vì vậy, kim ngạch xuất khẩu đã được cải thiện, ngoài xuất gạo ta còn xuất cá, tôm và các loại nông sản khác. Người nông dân Hoà Hảo đã hoà cùng tinh thần chung của xã hội, xuất hiện khá nhiều gương điển hình trên nhiều lĩnh vực. Rõ ràng, người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo đang cố khép lại lịch sử, nén xuống nhu cầu tâm linh để chăm lo sản xuất và chờ đợi Nhà nước cho phép họ được sinh hoạt tôn giáo một cách công khai.
Về phần Nhà nước, sau thời gian cân nhắc, tới tháng 6-1999, Ban tôn giáo Chính phủ đã ra quyết định công nhận Phật giáo Hoà Hảo là một trong các tôn giáo chính thức được hoạt động ở Việt Nam. Một ban đại diện được lựa chọn để chăm lo công việc chung của Đạo, Kinh sách được in, được tổ chức các ngày lễ trọng, được thờ Bức Trần Dà và hình Giáo chủ... Quyết định này của Nhà nước như một làn gió mát, làm dịu đi bao băn khoăn, nghi ngại của khối tín đồ Phật giáo Hoà Hảo với chính quyền, khơi lên nguồn nội năng của cộng đồng này vào tăng gia sản xuất và các hoạt động xã hội, từ thiện. Nó cũng giúp cho tỉnh táo, không tham gia vào các hành vi quá khích của một vài người nhân danh Hoà Hảo khởi xướng lên.
Đã đến lúc tín đồ phật giáo Hoà Hảo cần cùng Nhà nước nhìn nhận, thẳng thắn và chân thành những sự việc trong quá khứ, khi đó ẩn ức sẽ được tháo bỏ, sự tin tưởng lẫn nhau sẽ được tạo dựng, làm cơ sở cho một xã hội an ninh và phát triển. Về phần tín đồ Phật giáo Hoà Hảo, sống và làm việc theo tư tưởng Hiếu Hoà, là thái độ phù hợp nhất, vừa đẹp lòng Thầy, vừa hợp với tinh thần đổi mới, cầu thị của Nhà nước.
Phạm Bích Hợp
CHÚ THÍCH của DIỄN ĐÀN :
Bài này của Phạm Bích Hợp (tiến sĩ tâm lí học, nghiên cứu về tôn giáo) đã được đăng trên tạp chí Xưa & Nay số 296, tháng 11-2007 (trang 19 và 38). Đây có lẽ là lần đầu tiên một tờ báo đề cập tới cuộc xung đột Việt Minh - Hoà Hảo và việc ám sát giáo chủ Phật giáo Hoà Hảo Huỳnh Phú Sổ. Nhưng hạn chế của bài báo cũng thể hiện ngay từ cách dùng chữ : người ta chỉ nói đến sự "vắng mặt" ngày 16-4-1947 của Huỳnh Phú Sổ, mặc dầu trách nhiệm của sự "vắng mặt" ấy cũng được vạch ra khá rõ : "một số lãnh đạo thuộc phái quân sự ở miền Tây". Sáu mươi năm đã trôi qua. Như tác giả bài báo kết luận, Nhà nước cần "nhìn nhận, thẳng thắn và chân thành nhữ
(sưu tầm)
:)
:(
;)
:D
:-/
:x
:P
:-*
=((
:-O
X(
:7
B-)
#:-S
:((
:))
=))
:-B
:-c
:)]
~X(
:-h
I-)
=D7
@-)
:-w
7:P
2):)
:!!
\m/
:-q
:-bd
^#(^
Show more Emoticons
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment