Wednesday, January 13, 2016

Những hình ảnh về Hà Nội từ năm 1873 - 1888







Hồ Hoàn Kiếm năm 1884 (nơi gần rạp Philharmonique).



Tòa Trú sứ đầu tiên của Pháp tại Hà Nội trên phố Hàng Gai, năm 1884.



Trận tấn công cửa Đông Nam thành Hà Nội ngày 20/11/1873.



Chân dung Francis Garnier, sĩ quan Pháp chỉ huy trận đánh thành Hà Nội ngày 20/11/1873. Ông bị quân Cờ Đen giết bị chặt đầu ở gần Cầu Giấy ngày 21/12 cùng năm.



 Nora xin chú thích một chút về Ông Francis Garnier bị chặt đầu nhưng đầu ông không bao giờ tìm được: 
"
Sau khi ông bị chặt đầu , Hiệp Ước Philaster được ký .
Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ, nhưng trong hiệp ước ấy, có điều khoản phía Việt Nam phải dành hai khu Nhượng địa cho Pháp, một ở Hải Phòng và một ở Hà Nội. Triều đình cố thương thuyết để Pháp không có mặt tại Hà Nội, song phía Pháp cứ nhất quyết đòi bằng được. Sau nhiều lần đàm phán, sau nhiều sức ép và mưu mẹo, cuối cùng triều đình Huế phải chấp nhận để cho Pháp một khu đất có diện tích 185.085m2 ở phía nam thành phố.


Đó là khu đất theo dọc bờ sông, chạy dài suốt từ Nhà Hát Lớn đến bệnh viện Hữu Nghị ngày nay. Thời xưa, người Hà Nội gọi đó là Đồn Nam hay Đồn Thủy vì đó là nơi đóng quân phòng giữ phía nam thành phố. Lúc đó vùng Nhà Hát Lớn và trường đại học vẫn là vùng đầm lầy.

Được mảnh đất chiến lược này, người Pháp rất hài lòng, vì từ Đồn Thủy có con đường nối liền qua phố Hàng Khảm, đến Cửa Nam, vào trong thành (nay là đường Tràng Tiền - Tràng Thi). Vả lại, ở địa điểm này còn có cái lợi là sát ngay sông, dễ tiếp tế và chuyển quân; từ Sài Gòn, qua Hải Phòng, rồi ngược sông Hồng là tới ngay vị trí Đồn Thủy. Lúc đó là năm 1875. "
(trích từ Mẫu THượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh)


Mặt bằng Thành Hà Nội năm 1888.




Điện thờ trong hoàng thành Hà Nội, nơi Francis Garnier từng nghỉ lại sau khi chiếm thành.




Tường thành Hà Nội.




Tường thành Hà Nội, phía trước là hào cũ đã bị lấp.


Mặt đứng phía trước của Đoan Môn, Hoàng thành Hà Nội, hướng Nam 




Mặt sau của Đoan Môn, , hướng Bắc.



Các bậc thềm điện Kính Thiên.



Cận cảnh bệ rồng ở điện Kính Thiên.



Một cánh cổng ở phía Tây thành Hà Nội.



Cột cờ Hà Nội.



Ảnh trên: Không ảnh khu này chụp năm 1926 
A/nh dưới: Mặt bằng Khu Nhượng địa Pháp tại Hà Nội năm 1875




Khu Nhượng địa năm 1877. Từ trái sang phải: Trại lính - nhà ở của chỉ huy trưởng công binh, Tổng chỉ huy quân đội và các sĩ quan - Tòa lãnh sự - Tòa chưởng ấn.




Tòa lãnh sự cũ trong Khu Nhượng địa.


Chân dung đại tá Henri Rivìère, người chỉ huy quân Pháp chiếm đóng Hà Nội vào ngày 25/4/1882. Ông bị quân Cờ Đen tấn công và bị chặt đầu ở Cầu Giấy ngày 19/5/1883.


Nora xin chú thích một chút về tướng Henri Rivière:

Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Viler chọn Henri Rivière chỉ huy tấn công đánh chiếm thành Hà Nội . Bởi vì ngài không muốn lặp lại cách giải quyết hấp tấp vội vã như mười năm về trước khi Francis Garnier ra Bắc Kỳ đánh chiếm thành Hà Nội. Francis Garnier dù sao cũng mang tính chất võ biền, phiêu lưu chủ nghĩa, ham đánh thắng mà quên mất chính trị. Còn Henri Rivière, ông là một đại úy thủy quân mới được phong thiếu tá, đã 55 tuổi, vừa là nhà sử học, nhà tiểu thuyết, lại còn là nhà thơ. Ông ta giao du với giới trí thức tinh hoa của nước Pháp như Gustave Flaubert, Alexandre Dumas . Một sĩ quan như thế ắt hẳn sẽ vừa là nhà quân sự, vừa là nhà chính trị tinh tế.
...

Tổng đốc Hoàng Diệu đã thắt cổ tự tử khi bị mất thành .
...

Đại tá Henri Rivìere bị quân Cờ đen tấn công . Ông bị bắt và bị cắt đầu ...
...

Một tháng trôi qua vẫn chẳng thấy tăm hơi gì. Một buổi chiều, anh thấy một người nông dân cởi trần đóng khố đến tìm. Anh ta gánh hai cái rổ, phủ rơm. Lại gần mới nhận ra đó là ông Cam. Ông ta bảo tìm thấy đầu thiếu tá rồi. Ông Cam bỏ rơm ra. Cái đầu lâu da đã bợt bạt biến hình, mắt bị chuột khoét, tai bị chuột gặm, nhưng Philippe vẫn nhận ra chủ. Có lẽ cái để Philippe nhận ra là mớ tóc. Mớ tóc vàng, dài xõa đến vai, mớ tóc nghệ sĩ độc nhất mà chỉ mình thiếu tá có trong khu Đồn Thủy. Ông Cam cẩn thận đã lượm về mớ tóc ấy. Philippe muốn ông Cam kể tỉ mỉ tình hình cho nghe, song ông ta không muốn nói, chỉ lặng lẽ nhặt mấy con đỉa từ lỗ tai cái đầu lâu chui ra. Mùi hôi thối xông lên nồng nặc.
Ông bác sĩ của khu Nhượng địa phải pha dung dịch phoóc môn đem ngâm cái đầu lâu trong khi chưa làm lễ an táng được.
...

Cũng lại phải nhờ ông Cam mới tìm ra nốt thân thể thiếu tá. Ông ta nghĩ: "Kẻ tử thù thường hay bị vứt xác trôi sông, để đầu một nơi, thân một nẻo, để cho kẻ ấy không thể tái sinh trở lại dương thế làm điều ác nghiệt". Do những suy nghĩ ấy, ông vác dậm đi theo dòng sông gần đấy, ông thấy một đàn quạ đậu đen ngòm trên một cây gạo. Ông mừng rỡ, bởi vì lũ quạ là những con chim đánh hơi mùi xác chết giỏi nhất. Xác Henri cụt đầu dập dềnh trong một bụi cỏ lác ven sông.

Tháng 10 năm 1883, giám mục Puginier làm lễ cầu siêu cho thiếu tá Henri Rivière tại ngôi nhà thờ lợp lá, trên khu phố Truyền giáo .
....

(trích từ Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh)


Ngôi nhà đầu tiên của Hội Truyền giáo Pháp, xây dựng năm 1876, bị quân Cờ Đen bao vây năm 1883



Nhà thờ lớn Hà Nội, được xây dựng từ năm 1884 - 1887.



Giám mục Hà Nội Gendreau với các quan lại theo đạo và linh mục người Việt.



Cửa Ô Quan Chưởng trên phố Jean-Dupuis - tên gọi Pháp của phố Hàng Chiếu



Cảnh cổng trên phố Quảng Đông - tên gọi khác của phố Hàng Ngang.



Quang cảnh phố Hàng Chiếu ngày xưa



Đám rước một ông quan trên đường phố Hà Nội





          Phòng khách ngày xưa của ông Bonal - công sứ đầu tiên của Pháp ở Hà Nội trong tòa trú sứ tại Hà Nội




          Chi tiết vì kèo ở tòa trú sứ Hà Nội.




          Cửa Pháp quốc ở phía trước khu Nhượng địa (trên) và nghĩa địa của khu Nhượng địa năm 1884 (dưới).




          Cửa Pháp quốc (trái) và một người bán thịt lợn dạo bên cửa Pháp quốc (phải).




          Lô cốt phía Bắc Hà Nội năm 1884 (trên) và lô cốt tả ngạn sông Hồng năm 1884 (dưới).




          Tranh vẽ toàn cảnh chùa Khổ Hình - tên người Pháp gọi chùa Báo Ân bên bờ hồ Hoàn Kiếm




          Cổng chùa Báo Ân năm 1884




          Tháp Hòa Phong, dấu tích còn lại của chùa Báo Ân sau khi bị người Pháp phá hủy




          Cầu dẫn vào đền Ngọc Sơn




          Thành Hà Nội, khu nhượng địa và các làng xóm




          Bản đồ khu vực trung tâm Hà Nội năm 1884

          Người cửu vạn đẩy xe cút kít chở gạo.

          Nora xin chú thích:
          Người cửu vạn là người đi làm công, ai nhờ việc gì thì làm việc đó (theo sách Mẫu Thượng Ngàn , ông Nguyễn Xuân Khánh giải thích như vậy)




          Chở lợn bằng xe cút kít.



          Những người cửu vạn lúc rỗi việc.



          Xe kéo tay.



          Một quầy hàng bán đồ gốm.



          Nghề lấy ráy tai dạo.



          Cậu bé bán khoai


          Ông cụ bán chiếu cói.




          Nghề làm dép .




          Nghề làm ô lọng.




          Nghề khảm trai (xà cừ) 




          Nghề thêu cờ phướn.




          Nghề làm đồ gia dụng bằng tre.




          Nghề thuộc da trâu bò.


          (nguồn: gallica.bnf.fr)

          No comments:

          Post a Comment