Sunday, January 17, 2016

Sau khi Thế Chiến II kết thúc (Phần 16)

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, đa số những phần đất ở châu Âu và châu Á đều bị thiệt hại nặng nề . Những biên giới của các nuớc bị / đuợc vẽ lại . Hàng triệu người bị trục xuất từ nơi quê nhà của họ . Trong số người bị trục xuất , có khá nhiều người bị chết

Khi cuộc chiến bắt đầu từ thập niên 1930 ,và gần 12 năm chiến tranh thì có 80 triệu nguời chết - khoảng 4% của tổng dân số trên thế giới (2 tỉ vào năm 1930) .

Phe đồng minh đã chia cắt lại những phần đất đai mà xưa kia Đức , Nhật chiếm

Liên Hiệp Quốc - United Nations đuợc thành lập vào năm 1945 . Khởi nguồn cho những vấn đề chính trị mới .

Khối cộng sản bắt đầu nhuộm đỏ thế giới .

Hhai khối cộng sản và tư bản đã ảnh hưởng đến nhiều nước: Đông Đức và Tây Đức ; Bắc Hàn và Nam Hàn ; Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam .

Đất của Palestine bị cắt và giao cho Israel . Gây ra sự chiến tranh dai dẳng giữa Israel và Palestine khối Ả Rập .

Cuộc Chiến Tranh Lạnh xảy ra giữa Mỹ và Liên xô

Các nuớc đua nhau làm bom nguyên tử hạt nhân .

Thế Chiến III có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nếu các nuớc không hoà hợp giải quyết . Con nguời trên trái đất sẽ đi đến chỗ diệt vong .

Tuớng Đức - Anton Dostler bị trói truớc khi nguời ta xử tử ông tại Aversa, Ý . Toà án tại Rome xét xử tội pham chiến tranh . Tội của Anton Dostler là : Đã ra lệnh giết 15 tù binh Mỹ - tay không tất sắt khi họ bị bắt ở La Spezia, Ý vào ngày 26/3/1944 . Ảnh ẠP 1/12/1945

Lính Liên xô hạ cờ Nazi Đức trong ngày diễn hành tại Moscow , Liên xô vào ngày 24/6/1945 . Ảnh War Album

Hai tù binh ĐỒng minh bị tù gần Yokohama, Nhật . Hai ông đuợc thả vào ngày 11/9/1945

Lính Liên xô trở về quê nhà vào năm 1945. Họ đang đứng tại trạm tàu hoả ở Moscow , Liên xô . Ảnh War Album

Ta.i Hiroshima , Nhật , một năm sau khi thả trái bom nguyên tử Little Boy . Nguời dân Nhật bắt đầu xây dựng lại nhưng rất chậm vì họ đang thiếu nguyên vật liệu để xây cất . Ảnh AP 20/7/1946

MỘt nguời đàn ông Nhật đang đứng tại mảnh đất của ông ở Yokohama, Nhật . 

Hồng quân Liên xô đang đứng tại Berlin gần Brandenburg , Đức . Ảnh War Album

Phi cơ Thunderbolt của Mỹ đang bay thật thấp trên vùng đổ nát với những hố bom tại Berchtesgaden, Đức . Ngày truớc Hitler đã dùng khi ông rút quân về và cho đồn trú tại nơi đây . Ảnh AP, 26/5/1945

Ông Hermann Goering là nguời tuớng chỉ huy bên Không Lực - Luftwaffe của Nazi Đức . Và ông còn là Phó Tư lệnh của German Reich (chỉ duới Hitler một bậc) . 

V đã giải thích sơ sơ về Reich ở trang trước , giờ xin lập lại mỘt chút .
Reich nghĩa là Đế Chế . The Third Reich nghĩa là Đế Chế thứ 3 (thời Hitler nắm quyền )

Ông Hermann Goering đầu hàng lính Mỹ tại Bavaria, Đức, vào ngày 9/5/1945 , bị bắt và bị đưa đến phiên toà tại Nuremburg, Đức . Ông bị kết án là "tội phạm chiến tranh" . Tấm ảnh này đuợc chụp vào ngày 5/10/1945 , lưu trữ tại Central Registry of War Criminals and Security Suspects , Paris, Pháp . Ảnh AP


Những nguời trong phiên toà xử những tội phạm chiến tranh vào năm 1946 tại Nuremberg , Đức . Họ đang xử 24 nguời chủ chốt của Nazi Đức. Trong phiên toà này (trong hình) Đồng minh đã kêu án tử (treo cổ) 12 nguời trong đó có Ông Hermann Goering . Ông Hermann Goering đã tự sát trong tù vào đêm truớc (15/10/1946) của ngày thi hành án . Ảnh AP

Một chiếc phi cơ Heinkel He-162 của Đức đuợc Anh giữ lại cho dân chúng xem , phi cơ này nằm tại công viên Hyde , London, Anh, vào dịp Lễ Tạ Ơn - 1946 . Ảnh AP

Một năm sau , ngày D-Day 6/6/1945 - ngày tuởng nhớ các chiến sĩ trận vong trong Trận Đồng minh đổ bộ lên Normandy , Pháp . 
Trong ảnh là nghĩa trang đầu tiên cho lính Mỹ nằm trên đất Pháp . Nghĩa trang này nằm tại Saint-Laurent-sur-Mer, gần bờ biển Omaha , Pháp .
Những tù binh Đức đang vun xén những phần mộ . Ảnh AP


Sau chiến tranh thế giới 2 kết thúc , đất nuớc Đức bị chia xẻ thành nhiều mảnh . Những mảnh này thuộc về Ba Lan, Liên xô . Còn dân Đức thuộc giống Bohemians hay còn gọi là Sudeten Germans , có khoảng từ 12 đến 14 triệu nguời Sudeten bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ (Đức) của họ . Theo uớc đoán thì có 1/2 triệu đến 2 triệu nguời Đức - Sudeten bị chết trong suốt thời kỳ bị trục xuất và sống lưu vong . 
Trong ảnh là dân Đức - Sudeten, họ đang đến ga xe lửa tại Liberec (ngày xưa nó thuộc Czech) . Ảnh AP 7/1946

Ông Jinpe Teravama , nguời Nhật , là nạn nhân của vụ bom nguyên tử tại Hiroshima . Trên nguời ông còn lại những vết sẹo thật dầy do bị phỏng khi bom gây ra . Ảnh AP, 6/1947

Những chiếc xe bus bị hư tại Nhật . Tại thành phố lớn sau chiến tranh Nhật không có đủ chổ cho dân tạm cư , Nhật đã dùng những chiếc xe bus hư này để làm "nhà" cho dân trú tạm . Ảnh AP

Thành phố Luân Đôn, Anh vào tháng 4/1945 , chung quanh St. Paul's Cathedral đều bị bom san bằng . Ảnh AP

Sau khi Đức đầu hàng tại Lorient, Pháp vào tháng 7/1945 . Hai tháng sau, tuớng Pháp - Charles de Gaulle, ông (giữa hình) đang bắt tay với trẻ em tại Lorient .

Lorient là nơi Đức đóng quân dùng cho tàu ngầm - German U-boat (submarine) trong suốt thời gian của Thế Chiến II .

Thời gian từ ngày 14/1/1943 - 17/2/1943 , phe đồng minh đã trút xuống Lorient 500 trái bom loại công phá mạnh (high explosive bombs) và 60 ngàn bom loại đốt phá (incendiary bombs) . 90% của thành phố Lorient bị san bằng . Ảnh AFP


Tàu chở hàng đang dùng để chở lính từ châu Âu về . Tàu đang neo tại New York, Hoa Kỳ. Số lính này đã phục vụ chiến tranh ở Ý . Ảnh AP 7/6/1945


Đây là một trong những nơi đầu tiên chính phủ Hoa Kỳ phải xây nhà cấp tốc cho số quân lính rút về để có nơi họ ở . Trong ảnh là những căn nhà xây trên những nông trại ở Long Island , New YOrk, Hoa Kỳ . Ảnh AP, 1948

Từ khi tuớng Đức - Hermann Goering bị Đồng minh bắt . Nhà ông và nơi giữ của quí của ông bị nguời ta trộm , cướp ... 

Những nguời lính Mỹ đã tìm ra hang động bí mật gần Schonau am Konigssee, Đức . Bên trong toàn những đồ quý và có nhiều giá trị , ngoài ra còn có những bức tranh rất quí bị mất cắp khắp nơi ở châu Âu, tất cả đều đuợc giữ ở hang động này . Cho đến ngày hôm nay (2014) nguời ta chỉ tìm ra đuợc có hai hang động mà thôi .

Trong ảnh là nguời lính Mỹ đang cầm xem bức tuợng làm bằng vàng ròng (solid gold) .


Nhà thờ Munchengladbach Cathedral , Đức . Nó bị hư hại không nhiều trong thời gian chiến tranh . Ảnh AP 20/11/1945

Trong ảnh là trại tù tập trung Belsen, Đức - nơi giam nguời Do Thái . Tại trại, để tuởng nhớ và tiễn đưa những linh hồn của nguời quá cố , nguời ta cho bắn nhiều phát súng lên trời . Sau đó lán trại cuối cùng của trại Belsen đuợc đốt cháy (là cảnh trong hình). Ảnh AP, 21/5/1945

Trong những ngày đầu sau chiến tranh, Mỹ mở truờng tại Đức để trẻ em đi học lại . Trong ảnh là những bà mẹ nguời Đức đưa con đến truờng đi học . Đây là ngôi truờng đầu tiên do những nguời phục vụ quân đội Mỹ đã mở và giảng dạy . Ảnh AP , 6/6/1945

Ngày 3/5/1946, các tuớng lãnh của ca’c nuớc đồng minh, và nuớc khác (International) về tham dự phiên toà Viễn Đông (Far East) để xử "tội nhân chiến tranh" đuợc mở ra tại Tokyo , Nhật . Có 28 nguời bị đưa ra toà . 7 nguời bị kết ám treo cổ . Ảnh AP 4/1947

Nhật thống trị Triều Tiên (Korea) 35 năm cho tới khi thế chiếm II kết thúc . Vào lúc bấy giờ, phe đồng minh và Liên xô chia Triều Tiên làm 2 phần cho dễ trông coi trong khi chờ dân cả nuớc bầu cử để lập ra một trật tự xã hội mới do nguời Triều Tiên lãnh đạo 

Mỹ tạm thời trông coi phía Nam . Liên xô tạm thời trông coi phía Bắc , và đã gieo mầm mống, lấp đặt chế độ cộng sản tại đây . Cuộc bầu cử toàn nuớc đã không xảy ra . Miền nam của Triều Tiên theo Mỹ . Cuộc chiến tranh Triều Tiên bắt đầu vào năm 1950 và kết thúc 1953 . Và cho đến ngày hôm nay , hai bên Bắc Nam vẫn không thể nào hàn gắn đuợc .

Trong ảnh là lính Liên xô đang tiến về phía bắc Triều Tiên vào tháng 10/1945.


Trong ảnh là Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) đang nói chuyện vơi những nông dân ở gần Bình Nhuỡng (Pyongyang), Bắc Hàn . Ảnh Korean Central News Agency , 10/1945


Lính cộng sản của Tàu, thuộc đại đội "Hổ Đêm - Night Tiger" , họ đang tập trận tại Diên An (Yanan) thuỘc phía bắc . Lính cộng sản thuộc Mao Trạch Đông lãnh đạo . Những nguời lính cộng sản này chống lại những nguời theo Quốc Dân Đảng do Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn) lãnh đạo từ năm 1927 . 

Tôn Trung Sơn muốn thống lĩnh cả nuớc nhưng gặp phải sức tấn công của Mao Trạch Đông. 

Và sau đó Nhật đến đánh chiếm từng phần của nước Tàu trong suốt thời gian Thế Chiến II . Hai phe Mao & Tôn "hoà" với nhau chống Nhật . 

Sau Thế Chiến II , Liên xô rút khỏi vùng Manchuria , các phe phái ở China lại nổi lên đánh nhau bắt đầu từ tháng 6/1946 . Phe Quốc Dân Đảng bại trận , tiếp theo là cả hàng triệu nguời theo Tôn Trung Sơn phải chạy sang Đài Loan tị nạn cộng sản . Từ đó toàn quốc trở thành nuớc cộng sản duới quyền Mao Trạch Đông . Ảnh AP 26/3/1946



Ngày 25/7/1946 , Hoa Kỳ thử bom nguyên tử "Baker" tại Bikini , thuộc quần đảo Marshall . Trái bom 40 kilô tấn này đuợc thả trên biển , nó rơi xuống duới mặt nuớc 27 met rồi nó mới nổ , độ công phá của nó rộng 3.5 dặm .

Mỹ thử trái bom này với mục đích là để biết nó phá huỷ bao nhêiu tàu chiến trên biển , nếu nó nằm trong chu vi của sức công phá của bom .

Trong đợt thử này, Mỹ đã để 73 tàu chiến không còn sử dụng đuợc nữa , với tàu chiến của Nhật Nagato . Sau khi trái bom nổ bao nhiêu tàu chiến đều bị chìm . Ảnh National Archives & Records Administration


Nguời Nhật đang thải đạn pháo xuống biển . Trong thời gian Mỹ chiếm đóng tại Nhật , tất cả các hãng xuởng sản xuất tại Nhật , phục vụ cho chiến tranh, hầu hết đều bị tháo gỡ . Ảnh US Army 21/9/1945

Wing Bomber (XB-35) của công ty Northrop đuợc sáng chế trong thời gian Thế Chiến II . Công dụng của XB-35 ra là nhằm để mang / thả bom hạng nặng Tấm ảnh này chụp vào năm 1946 . Thế chiến II kết thúc, chuơng trình sản xuất XB-35 bị hủy bỏ . Ảnh AP


Những nguời Đức đang tháo gỡ những bộ phận của máy làm bom khí độc (vũ khí hoá học - toxic bombs) tại St. Georgen, Đức . Nguời ta đã tiêu hủy (bằng cách đốt hay quăng xuống vùng biển Bắc - North Sea) 65 ngàn tấn khí độc gồm các loại trong đó có cả khí độc loại khí mù tạt ( mustard gas). Ảnh AP

Trong hình là những nguời lính Mỹ đang chuẩn bị treo cổ Bác sĩ - Dr. Klaus Karl Schilling , lúc này ông đã 74 tuổi . Ông là tội phạm chiến tranh bị mang ra xử với tội là ông đã dùng 1200 tù binh để thử nghiệm vi trùng malaria ( sốt rét , từ muỗi mosquitoes ?) . 30 nguời bị chết ngay tức khắc , và khoảng 300 - 400 nguời bị biến chứng và họ cũng bị chết . Ông bắt đầu cuộc thử nhgiệm trên nguời tù bắt đầu từ năm 1942 . Ông bị hành quyết tại Landsberg, Đức vào ngày 28/5/1946 . 

Sau khi trại tù tập trung tại Belsen bị Mỹ phá đi . Nơi đây có một nghĩa trang và 13 ngàn ngôi mộ đã dựng lên ở nơi này . Ảnh AP 28/3/1946


Hàng ngàn đứa trẻ mồ côi tại Ba Lan (Poland) , chúng đuợc Hội Hồng Thập Tự nuôi duỡng tại trại mồ côi Catholic Orphanage ở Lubin . Hội Hồng Thập Tự ở Hoa Kỳ giúp áo quần, thuốc men, thức ăn ... là chính . Ảnh AP 11/9/1946


Hoàng hậu và Hoàng gia Nhật đi thăm trẻ mồ côi tại Catholic Orphanage, Fujisawa , Tokyo, Nhật . Nơi đây đuợc nhờ các Masouers (nguời Nhật) nuôi dưỡng . Ảnh Ap, 13/4/1946

Những căn nhà mới đuợc dựng lên trên mảnh đất Hiroshima do bom nguyên tử tàn phá vào năm truớc . Nhà được cất trên mặt đường lộ . Ảnh AP 11/3/1946 

Tuớng Mỹ - George S. Patton trong quân đoàn diễn hành tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ vào ngày 9/6/1945 . Ông vẫy tay chào dân chúng . Chiếc xe ông đang đi ngang qua tấm bảng có hình của lính Mỹ cắm cờ , chiếm đóng tại đảo Iwo Jima , Nhật . (tấm này V có đăng ở đầu trang này 89)

Sau đó ông quay trở lại Đức để làm việc . Ông đã cho một nguời lính Đức thuộc chế độ cũ (Nazi) làm việc trong văn phòng . Điều này đã làm những nguời cao cấp không hài lòng , và ông đã bị thải ra khỏi hàng ngũ quân đội Hoa Kỳ . Sau đó ông về quê , ông chết vì một tai nạn xe . Ảnh AP, 9/6/1945


Trong ảnh là những nguời đàn bà Đức đang dẹp những đống gạch đổ nát bởi chiến tranh gây ra . Sau lưng họ là nhà thờ Kaiser Wilhelm Church, Berlin. Nuớc Đức giờ đây (sau chiến tranh) hầu hết những nguời dẹp dọn đổ nát đều là đàn bà , vì đàn ông thanh niên bị chết rất nhiều trong chiến tranh, bị tù hay bị đày ải . Nói chung , nuớc Đức thiếu đàn ông . Ảnh AP 1945 

Bên cạnh nhữngn gười đàn bà là những tấm bảng "phân chia địa bàn " của Mỹ và Anh để kiểm soát Đức .

Tấm bảng đen phía duới : "You are now entering British Sector"
tạm dịch : "Bạn đang đi vào vùng kiểm soát của Anh"

Tấm bảng trắng phía trên: "Leaving US Sector Berlin"
tạm dịch: "Bạn đang ra khỏi vùng kiểm soát của Mỹ, Berlin"


Ngày 9/9/1948, truớc toà nhà Reichstag đổ nát do bom đạn của đồng minh , dân chúng Đức khoảng 250 ngàn nguời tiến về Berlin , họ hô to những khẩu hiệu Đả Đảo chủ nghĩa cộng sản . 

Trong thời gian này, Liên xô cũng có mặt tại Berlin và họ cũng có phần kiểm soát của họ . Chính vì vậy, quân Anh , quân Mỹ bị cấm buớc vào vùng kiểm soát của Liên xô .
Liền ngay sau đó, đồng minh Anh Mỹ đã phải dùng máy bay để vận chuyển tiếp tế cho trong vùng của mình .

Đến năm 1949, Liên xô dỡ bỏ lệnh cấm và nuớc Đức bị chia ra hai phần : Đông Đức và Tây Đức . Vì thế mới có 1/4 triệu người tiến về Republic Square ở Berlin để lên tiếng chống cộng sản . Trong vụ này , 2 nguời Đức bị Liên xô bắn chết .


Tháng 3/1974, gần 29 năm sau Thế Chiến II kết thúc , Ông Hiroo Onoda - một nguời làm mật vụ gián điệp của Nhật . Ông xuất hiện ở đảo Lubang , Phi Luật Tân . Ông đuợc Nhật đưa đến đảo này vào tháng 12/1944 cùng chiến đấu với các chiến hữu đã ở nơi đây . 

Khi Đồng minh chiếm lại Phi Luật Tân từ tay Nhật , lính Nhật trên đảo Lubang đều bị bắn chết ngoại trừ ông Onoda và 3 nguời nữa .

Chiến tranh kết thúc nhưng họ vẫn không tin . Ông Onada vẫn tin chắc rằng ông đang mang một nhiêm vụ rất hệ trọng , nên ông không bỏ về Nhật .

Năm 1950, một nguời trong 4 nguời đã ra đầu thú chính phủ Phi .

Năm 1972, hai nguời bị du kích Phi giết

Ông Onada còn lại một mình .

Đến năm 1974, ông gặp lại một nguời bạn Nhật - Norio Suzuki , tại Phi. Tin đuợc đưa về nuớc Nhật . Sau đó , vị tư lệnh ngày xưa đã giao cho ông Onada chức vụ trinh thám , gián điệp . Ông "tư lệnh" bay qua đảo Lubang , Phi , cho phép ông Onada trút nhiệm vụ . Tổng thống Phi - Ferdinand Marcos đã xin lỗi ông Onada , và cho ông về nuớc Nhật .


Trong ảnh là Rose Clare Leonard , cô đang xem tivi - màn hình chỉ là 5x7 (như những khung hình thời nay , nhỏ là 4x6, trung là 5x7, lớn 8x10 ...)

Sau chiến tranh thì đây là show đầu tiên quảng cáo đến dân chúng tại một tiệm ở New York , Hoa Kỳ .

Chiếc tivi này đuợc quảng cáo với giá là $100 . Giá rẻ vì hãng sản xuất đã làm ra một số luợng lớn (mass produciton) .

Nguời ta phát minh ra tivi truớc thê chiến II, nhưng các hãng sản xuất bị hoãn lại vì do chiến tranh . Sau chiến tranh họ bắt đầu sản xuất với số luợng lớn cho nguời tiêu dùng . Kinh tế bắt đầu phồn thịnh . Ảnh AP, 24/8/1945


Sau chiến tranh , nguời Nhật làm việc rất chăm chỉ chịu khó . Trong hình là những cái đồng hồ đang chờ đóng gói xuất khẩu . Khoảng 34 hãng xuởng đã sản xuất đuợc 123 ngàn cái đồng hồ chỉ trong vo`ng một tháng (4/1946) . Ánh AP, 25/6/1946


Trong ảnh là giàn máy computer đầu tiên trên Hoa Kỳ , nó có tên là Electronic Numerical Integrator And Computer (ENIAC). Ảnh AP chụp vào năm 1946

ENIAC nặng 30 tấn , đựợc đặt tại truờng đại học University of Pennsylvinia , Hoa Kỳ. Các nhà khoa học, kỹ sư bí mật bắt tay vào làm giàn máy này từ năm 1943 .

ENIAC đuợc sáng chế ra là để tính toán / lưu trữ những tài liệu về cho ngành pháo binh của Hoa Kỳ (Artillery Firing Tables ) .

Vào ngày 14/2/1946 , giàn máy vĩ đại này mới đuợc công báo đến dân chúng .

Những nhà khoa học / kỹ sư đã góp phần vào xây dựng lấp ráp bộ máy ENIAC , họ chính thức trở thành những vị giáo sư đầu tiên giảng dạy về điện tử (Electronic Digital Computers ) tại trường đại học University of Pennsylvania .

Những chuơng trình giảng dạy về Electronic Digital Computers còn đuợc biết đến qua cái tên "Moore School Lectures".

Hoa Kỳ đã mở ra cho thế giới một thời đại mới về computer . 


Đệ Nhị Thế Chiến thật sự đã kết thúc , và Thời Kỳ Chiến Tranh Lạnh bắt đầu . 

THE END 

(Nora sưu tầm và luợc dịch)




No comments:

Post a Comment