Saturday, January 16, 2016

Thạc sĩ/Giám Đốc Hồ Văn Phước với công trình xây dựng "Lâu đài Humboldt" tại Đức

Thạc sĩ/Giám Đốc Hồ Văn Phước - Đặt viên gạch đầu tiên cho công trình xây dựng "Lâu đài Humboldt" tại Bá Linh ở Đức (Berlin, Germany)




Thạc sĩ/Giám đốc Hồ Văn Phước tại buổi lễ cho công trình xây dựng "Lâu đài Humboldt" tại Bá Linh ở Đức

Chàng thiếu niên Hồ Văn Phước qua Đức năm 1981, sau nhiều năm miệt mài trên ghế nhà trường, rồi tu nghiệp, năm 2000 tấm bằng thạc sĩ về đo đạc của trường Đại Học Kỹ Thuật Tổng Hợp Bá Linh(Technische Universität Berlin) .

Hai năm làm thạc sĩ xong, Hồ Văn Phước về làm việc tại Công ty kiến trúc của hai Giáo sư: Kiến trúc sư Meinhard von Gerkan và Kiến trúc sư Volkwin Marg. Chính Công ty này đã thiết kế nhà Quốc hội Việt Nam, khi công trình trúng thầu xây dựng, anh rất vui và tự hào vì điều đó.

Năm 2012, sau khi Giáo sư Borgmann nghỉ hưu, Hồ Văn Phước là người nối nghiệp, chính thức làm giám đốc và Công ty đo đạc và giám định bất động sản tại Berlin.

Công ty Giám định đo lường là cơ quan cao nhất quyết định cho phép xây dựng các công trình trong quy hoạch của nhà nước.

Hiện nay Giám đốc Hồ Văn Phước còn là giảng viên trường Cao Đẳng Kỹ Thuật (Beuth Hochschule)


Buổi lễ cho công trình xây dựng "Lâu đài Humboldt" được cử hành long trọng trước sự chứng kiến của:

- Tiến sĩ Peter Ramsauer - Bộ trưởng Liên bang về Giao thông vận tải, Xây dựng và Phát triển Đô thị;
- Klaus Wowereit - Thị trưởng Thành phố Berlin ;
- Giáo sư về kiến trúc Franco Stella (người Ý);
- Cùng nhiều Giáo sư, Kiến trúc sư, Tiến sĩ và đông đảo các nhà hảo tâm cùng khách mời.


Theo nhiều tài liệu, Lâu đài Humboldt (1443 - 2013) trải qua rất nhiều thăng trầm của lịch sử. Năm 1443, trên nền đất hiện nay, ngay sát bờ sông Spree Vua Kurfürst Friedrich II đã đặt nên móng cho việc xây dựng và lâu đài hoàn thiện vào năm 1448...


Trải qua nhiều lần tu sửa, mở rộng của các triều đại, lâu đài tồn tai đến 1918. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Lâu đài bị phá hủy nặng nề. 20 năm sau chính quyền Cộng Hòa Dân Chủ Đức đã cho xây dựng tại đây một công trình mới lấy tên là Cung Cộng Hòa (Der Palast der Republik). Ngày 23.04.1976 Cung Cộng Hòa khánh thành và đưa vào sử dụng, không lâu sau bức tường Berlin sụp đổ (23.08.1990), công trình này một lần nữa bị rỡ bỏ vì ô nhiễm bởi chất gây ung thư (A-mi-ăng hay Amiang hay Asbestos).

Được biết, công trình xây dựng "Lâu đài Humboldt" này có tổng chi phí lên đến 690,000,000, phần lớn ngân sách trên đều do các nhà hảo tâm và nhân dân đóng góp, chính vì thế Bộ trưởng Liên bang về Giao thông vận tải, Xây dựng và Phát triển Đô thị Tiến sĩ Peter Ramsauer nói rằng: "Đây là Ngôi nhà của nhân dân"



Tổng thống Joachim Gauck đang tươi cười gõ nhát búa đặt nền móng cho việc xây dựng Lâu đài Humboldt





Tổng thống Joachim Gauck trả lời phỏng vấn báo chí




Bản vẽ công trình Lâu đài Humboldt, danh sách các nhà tài trợ . Ống đồng chứa tiền xu của Tổng thống được bảo quản vĩnh cửu để gửi lại thế hế sau





Tiến sĩ Peter Ramsauer - Bộ trưởng Liên bang về Giao thông vận tải, Xây dựng và Phát triển Đô thị (người phát biểu)





Ông Klaus Wowereit - Thị trưởng Thành phố Berlin (người phát biểu)





Ông Hồ Văn Phước - Thạc sĩ kiêm Giám đốc Công ty Giám định đo lường bất động sản đang trao đổi cùng Bộ trưởng Peter Ramsauer



Trên ảnh từ trái qua: Giáo sư, Kiến trúc sư Volkwin Marg (người thiết kế nhà Quốc hội Việt Nam), Hồ Văn Phước, Bà Nienhoff và Ông Hubert Nienhoff .














Kỹ sư Hồ Văn Phước và công trình nhà thờ phía sau hậu cảnh do Công ty anh chịu trách nhiệm khảo sát đã đi vào sử dụng nhiều năm qua





Một giàn nhạc cổ điển đứng từ trên cao cách địa điểm Lễ hội cả vài trăm mét















Bài, ảnh: Quang Chí (từ Berlin, Germany)

No comments:

Post a Comment