Saturday, January 16, 2016

Vài sự kiện tại Đà Lạt (1893 - 1970)

1893 21 tháng 6, Bác sĩ Alexandre Yersin thám sát cao nguyên Lang Biang.

1897 
Tháng 7, toàn quyền Paul Doumer cho tìm địa điểm lập nơi nghỉ dưỡng. Bác sĩ Yersin đề nghị vùng cao nguyên Lang Biang.
1897 
Tháng 10, đoàn Thouard cùng Cunhac khảo sát Lang Biang.

1898 Lập trạm nông nghiệp và trạm khí tượng ở Đăng Kia.

1898 - 1900 Đoàn Odhéra, Garnier và Bernard nghiên cứu mở đường lên Đà Lạt.

1899

  • Tháng 3, Paul Doumer và bác sĩ Yersin lên quan sát cao nguyên Lang Biang.
  • Tháng 5, đoàn Guynet làm đường bộ từ Nại lên cao nguyên Lang Biang
  • 1 tháng 11, P. Doumer ký nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và trạm hành chánh (post administratif) trên cao nguyên Lang Biang.
1900 Dựng nhà đốc lý ở Đà Lạt.

1901 P. Doumer quyết định thành lập tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt.

1903 Bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, trạm hành chánh Lang Biang trực thuộc đạo Ninh Thuận.

1906 Đà Lạt được xác định làm nơi nghỉ dưỡng.

1907
Cất lữ quán dành cho khách vãng lai, khách sạn đầu tiên của Đà Lạt (Hôtel du Lac).

1908 Trạm nông nghiệp chuyển từ Đăng Kia về Đà Lạt.

1909

  • Đường sắt Tháp Chàm - Xóm Gòn hoàn thành.
  • Chuyển trạm khí tượng Đăng Kia về Đà Lạt.

1911 Toàn quyền Albert Sarraut chủ trương xây dựng gấp đường giao thông lên Đà Lạt.

1913 Thông đường Ma Lâm - Di Linh.

1914 Thông đường Di Linh - Đà Lạt.

1916
  • 6 tháng 1, thành lập tỉnh Lang Biang.
  • 20 tháng 4, Dụ của Hội đồng nhiếp chính vua Duy Tân về việc thành lập thị tứ Đà Lạt.
  • Khởi công xây dựng khách sạn Langbian Palace.

1917 Đoàn Đình Duyệt, thượng thư Bộ công của triều đình Huế, lên Đà Lạt nghiên cứu việc xây dựng hành cung.

1918 Xây nhà máy điện, lập dưỡng viện thừa sai.

1919 Ngăn đập tạo hồ trên suối Cam Ly.

1920
  • 31 tháng 10, toàn quyền Maurice Long ký nghị định tách cao nguyên Lang Biang và vùng đất phụ thuộc tỉnh Lang Biang, thành lập khu tự trị Đà Lạt.
  • Nghị định thành lập Sở điều hành các dịch vụ ở trạm vùng cao Lang Biang và du lịch ở Nam Trung Kỳ.
  • Nghị định nâng khu tự trị Đà Lạt lên thị xã hạng hai.
  • Hoàn thành đường Phan Rang - Đà Lạt.
  • Xây dựng trường Nazareth, bưu điện, kho bạc, nhà máy nước.

1921
  • Kiến trúc sư Ernest Hébrard nhận nhiệm vụ thiết lập đồ án quy hoạch Đà Lạt
  • Khánh thành khách sạn Langbian.

1922 Khởi công xây dựng khách sạn Hôtel du Parc.

1923
  • Đồ án quy hoạch Đà Lạt của Ernest Hébrard hoàn thành.
  • Xây đập thứ hai phía dưới đập xây dựng năm 1919 tạo thành hai hồ nước ở khu trung tâm Đà Lạt.
  • Nghị định về việc tổ chức lại thị xã Đà Lạt.
  • Dân số Đà Lạt: 1.500 người.

1926 Nghị định về việc tổ chức điều hành hành chánh và ngân sách thị xã.

1927 Xây nhà máy điện, trường Petit Lycée.

1929
  • Dời chợ từ vị trí ấp Ánh Sáng lên Khu Chợ (Khu Hòa Bình ngày nay).
  • Khởi công xây dựng trường Grand Lycée.
  • Lập làng Trường Xuân (Cầu Đất).

1930
  • Xây trại lính thủy (trại Courbet).
  • Khu vực chung quanh "Chợ Cây" bị cháy.

1931 Khởi công xây nhà thờ lớn.

1932
  • 2.5, bão lớn phá hủy 2 đập ngăn suối Cam Ly và đập của nông trại O'Neil.
  • Hoàn thành đường sắt Phan Rang - Đà Lạt.
  • Khởi công xây dựng nhà ga.
  • Hoàn thành đường Sài Gòn - Đà Lạt, sân Golf.

1933
  • Kiến trúc sư Pineau hoàn thành đồ án chỉnh trang, mở rộng Đà Lạt.
  • Đấu thầu xây đập hồ lớn.

1934
  • Xây đập tạo thành Hồ Lớn (Grand Lac).
  • Khởi công xây trường Notre Dame du Langbian (Couvent des Oiseaux).

1935
  • Xây lại chợ Đà Lạt.
  • Khánh thành Trường Grand Lycée (Lycée Yersin).
  • Thành lập Công ty du lịch Đà Lạt.
  • Đà Lạt có 272 biệt thự.

1936
  • Nghị định điều chỉnh quy chế thị xã.
  • Khánh thành Viện Pasteur Đà Lạt.
  • Xây xong trường Notre Dame du Langbian.

1937
  • Hoàn thành chợ Đà Lạt.
  • Xây dựng dinh toàn quyền, khu cư xá Saint Benoit, Bellevue.
  • Đà Lạt có 378 biệt thự.

1938
  • Thành lập ấp Hà Đông.
  • Khởi công xây dựng chùa Linh Sơn.
  • Khánh thành ga Đà Lạt.Công nhân hãng S.I.D.E.C., đồn điền chè đình công.

1939
  • Lập trường thiếu sinh quân.
  • Dân số : 14.500; 487 biệt thự.

1940 Lập ấp Nghệ Tĩnh.

1941 Xây trường Lasalle Adran.

1942
  • Dân số 20.000.
  • Kiến trúc sư Lagisquet hoàn tất đồ án quy hoạch thành phố.
  • Xây dựng nhà máy thủy điện Ankroét.
  • Khánh thành nhà thờ lớn, chùa Linh Sơn.
  • Xây xong trường Grand Lycée.
  • Khởi công xây khu cư xá Decoux.

1943 Xây dựng đường Prenn mới.

1944 Thủy điện Ankroét hoạt động.

1945
  • Dân số :25.800; 1.000 biệt thự.
  • Hoàng thân Ưng An làm thị trưởng dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim.
  • Tháng 5, ủy ban Mặt trận Việt Minh thành lập.

1946
  • 28.1, Pháp phối hợp Nhật tấn công 3 phòng tuyến Trại mát, Fimnom, cây số 42 trên đường số 8.
  • Tòa đốc lý đổi thành tòa thị chính.
  • 17 tháng 4 - 12 tháng 5, Hội nghị trù bị cho Hội nghị Fontainebleau tại Đà Lạt.
  • Đô đốc D'Argenlieu lập Tây kỳ tự trị.

1947 Lập trường dành cho học sinh Thượng.

1948 Thông tuyến hàng không Hà Nội - Đà Lạt.

1949 Tháng 12, bác sĩ Trần Đình Quế làm thị trưởng Đà Lạt.

1950
  • Dụ số 6 (15.4), sắc lệnh số 3QT/TD (25.7) thiết lập Hoàng triều cương thổ.
  • Dụ số 4 (10.11) xác định địa giới Đà Lạt.
  • Chuyển Trường võ bị quốc gia ở Huế vào Đà Lạt thành Trường võ bị liên quân Đà Lạt.

1952
  • Lập ấp Ánh Sáng, làng Đa Phú.
  • Lập trường Bảo Long .

1953
  • Sắc lệnh số 4 (13 tháng 4) về chế độ quản lý Đà Lạt.
  • Việt hóa tên gọi các đường, địa danh.

1954
  • Hiệp định Genève.
  • Dân số: 52000 do làn sóng di cư từ Bắc, Lào và các tỉnh khác đến.

1955 11.3, Dụ 21 bãi bỏ Hoàng triều cương thổ.

1957
  • 8.8, thành lập Viện đại học Đà Lạt.
  • Sắc lệnh 261/ NV thành lập tỉnh Tuyên Đức. 
  • Lập Trung tâm nghiên cứu nguyên tử, Giáo hoàng chủng viện Pio X, Thư viện.
  • Khánh thành khu du lịch thác Prenn.

1959 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt đổi thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.

1960
  • Thành lập Nha văn khố.
  • Theo sự vụ lệnh số 68/ VPN, thị trưởng Đà Lạt kiêm tỉnh trưởng Tuyên Đức.

1962 Khánh thành sân bay Liên Khương.

1965 Dân số : 73.290.

1966
ngày 8 tháng 3, lập Trường đại học chiến tranh chính trị.

1967 Lập trường chỉ huy tham mưu.

1970 Dân số: 89.656


(sưu tầm)

No comments:

Post a Comment