Monday, January 11, 2016

Việt Nam Cộng Hòa và Thế Vận Hội trước 1975

Việt Nam Cộng Hòa tham dự Thế Vận Hội lần đầu tiên vào năm 1952 tại Helsinki, Phần Lan. Phái đoàn lực sĩ Việt Nam mang chuông đi đánh xứ người dưới quốc kỳ cờ vàng ba sọc đỏ.

Tưởng cũng nên nhắc lại cờ vàng có từ thời Hai bà Trưng (40), thời Gia Long (1802).


Sau khi được Nhật trả lại độc lập, vua Bảo Đại cử Trần Trọng Kim, vị Thủ tướng Việt Nam đầu tiên (từ 17 tháng 3,1945 – 23 tháng 8, 1945) chọn cờ Quẻ Ly làm quốc kỳ của Đế Quốc Việt Nam, mặc dù Nam kỳ (Cochinchina) vẫn còn là thuộc địa của Pháp



Đến năm 1948, thủ tướng Nguyễn văn Xuân ra sắc lệnh ngày 2/6/1948 qui định :“Biểu hiệu Quốc Gia là một lá cờ nền vàng, chiều ngang bằng 2/3 chiều dài, giữa có ba sọc đỏ đi suốt lá cờ, rộng bằng 1/15 chiều dọc và cũng cách bằng nhau chừng ấy” trong khung cảnh đang đàm phán Hiệp ước Elysée (Elysée Accords) trao trả độc lập cho Việt Nam. Hiệp định này được ký kết ngày 8/03/1949 tại điện Elysée, Paris giữa vua Bảo Đại và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol. Sau hiệp định Geneve (Geneva Accords) 20/07/1954 chia đôi đất nước, cờ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ trở thành cờ Việt Nam Cộng Hoà.


Việt Nam Cộng Hòa tham dự Thế Vận Hội dưới màu cờ vàng ba sọc đỏ lần đầu tiên năm 1952 tại Helsinki - thủ đô Phần Lan và các Thế Vận Hội tiếp theo:



  • Melbourne, Úc 1956;
  • Rome, Ý 1960;
  • Tokyo, Nhật Bản 1964;
  • Mexico, Mễ Tây Cơ 1968
  • và Munich, Tây Đức 1972




            o0o


            Việt Nam và Thế Vận Hội Helsinki, Phần Lan 1952


            Lễ khai mạc: 19 tháng 7 1952 

            Lễ bế mạc: 3 tháng 8 1952

            Phần Lan tuyên bố độc lập ngày 6/12/1918 từ Nga . Phần Lan được uỷ quyền tổ chức Thế Vận Hội 1940, nhưng vì chiến tranh thế giới hai, phải hoãn lại đến 1952.

            Việt Nam lần đầu tiên tham dự Thế Vận Hội tổ chức tại thủ đô Helsinki, Phần Lan. Tuy tình hình chính trị và chiến tranh vẫn còn sôi động, chính phủ Nguyễn Văn Tâm gởi một phái đoàn nam lực sỉ gồm có 8 người tranh tài trong các bộ môn:

            • bơi lội,
            • điền kinh (athletics),
            • quyền Anh (boxing)
            • và đua xe đạp (cycling).
            Tuy với dân số của Phần Lan hơn 4 triệu, Thế Vận Hội đã thành công trong bầu không khí “Chiến Tranh Lạnh” với 4932 (4411 Nam, 521 nữ) lực sỉ tham dự từ 69 quốc gia/lãnh thổ.







            Việt Nam không được huy chương nào (vì cả 4 cua rơ đều bỏ cuộc) nhưng phái đoàn Việt Nam được hoan nghinh nhiệt liệt khi diễn hành trong lễ khai mạc tại vận động trường The Olympiastadion Helsinki.


            Tiểu sử cua rơ Nguyễn Đức Hiền

            Nguyễn Đức Hiền sinh năm 14/1/1925 tại Châu Đốc. Năm 20 tuổi, Nguyễn Đức Hiền lên Sài Gòn làm thư ký bưu điện và đầu quân cho đội URAGO, sau đó là các đội STELLA, Độc Lập…

            Trong những năm từ 1949 đến 1956, ông là một trong những tay đua luôn có thứ hạng cao trong các cuộc đua ở Sài Gòn.

            Đặc biệt, Nguyễn Đức Hiền cùng các cua rơ Châu Phước Vĩnh, Lê Văn Phước và Lưu Quần đã được vinh dự tham gia Thế Vận Hội Hensinki năm 1952 bô môn đua xe đạp đường trường cá nhân và chung đội.

            Năm 1982, ông còn đoạt chức vô địch giải đua xe đạp lão tướng tại Sài gòn trước khi về hưu.


            o0o




            Việt Nam Cộng Hòa và Thế Vận Hội Melbourne, Úc 1956

            Lễ khai mạc: 22 tháng 11, 1956
            Lễ bế mạc: 8 tháng 12, 1956



            Thế Vận Hội Melbourne, Úc 1956 có 3314 lực sĩ tham dự (376 nữ và 2938 nam) đến từ 72 quốc gia

            Ngày 20/7/1954 , Hiệp Định Genève phân chia Việt Nam thành hai nước từ vỉ tuyến 17 tại Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị :

            • miền Nam theo chế độ Cộng Hoà,
            • miền Bắc theo chủ nghĩa cộng sản Marx-Lenin-Mao.
            Tuy Hiệp Định có đề cập đến chuyện Tổng Tuyển Cử thống nhất đất nước sau hai năm ký hiệp Định (1956), Mỹ và phái đoàn không cộng sản Viêt Nam (đứng đầu là vua Bảo Đại và thủ tướng Ngô Đình Diệm) từ chối không ký Hiệp Định này vì cho rằng : “không thể đảm bảo bầu cử tự do ở miền Bắc”, tổ chức chánh trị miền Nam còn phân tán, thiếu đoàn kết, không thể thắng cộng sản được sự giúp đỡ của bộ máy cộng sản quốc tế đứng đầu với “đồng chí “ Nga và Trung Cộng , cũng như cơ hội biến miền Nam, dưới sự ủng hộ của Mỹ, thành một nước cộng hòa, tự do, dân chủ thânTây phương.

            Ngày 7/7/1954, Ngô Đình Diệm, với tư cách thủ tướng tuyên bố thành lập chính phủ mới gởi quan sát viên đến Geneva và bác bỏ đòi hỏi Tổng Tuyển Cử.

            Ngày 26/10/1955, thủ tướng Ngô đình Diệm tuyên bố Hiến Pháp mới, bãi bỏ Chế độ Quân Chủ, truất phế vua Bảo Đại và thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Ngô đình Diệm là vị Tổng Thống đầu tiên.

            Miền Bắc sau hiệp Định Geneve 20/7/1954 theo chế độ Cộng sản dưới sự lảnh đạo của Hồ chi minh. (Cũng nên biết Việt Nam dân chủ cộng hoà (VNDCCH ), sau khi đánh chiếm miền Nam, chỉ gởi lực sỉ tham dự lần đầu tiên tại Thế Vân Hội Montreal Canada 1980.)

            Phái đoàn Việt Nam có sáu nam lực sỉ tham dự bộ môn đua xe đạp, trong đó có 4 người tham dự môn xe đạp đường trường:














            Phái đoàn không nhận được huy chương nào (4 cua rơ đua đường trường bỏ cuộc).

            Cua rơ Ngô Thành Liêm là người Cần Thơ.

            Ngay từ lúc 14 tuổi, Ngô Thành Liêm đã tập môn xe đạp do sự dìu dắt của người anh trai là Ngô Bá Tạo, cũng là một cựu cua rơ thời bấy giờ.

            Năm 1949, ông lên Sài Gòn gia nhập đội URAGO và đến năm 1950 thì đầu quân cho đội A.J.S.

            Năm 1952, tay đua trẻ Ngô Thành Liêm đã giành được chiến thắng đầu tiên, Hạng Nhất trong cuộc đua Sài Gòn – Mỹ Tho – Sài Gòn.

            Từ năm 1952 – 1956, ông là một trong những tay đua xuất sắc và luôn giành được thứ hạng cao trong các cuộc đua lớn ở miến Nam.

            Ông chính thức giã từ đường đua năm 1974 và mất năm 1980 tại Sài Gòn.

            Chú thích:

            • URAGO là đội đua xe đạp dưới sự bảo trợ của hảng làm xe đạp URAGO Pháp, trụ sở chính ở Nice, miền Nam nước Pháp, Urago giải thể thập niên 1980s.
            • AJS (Association de la Jeunesse Sportive) là hiệp hội thể thao có nhiều bộ môn, nổi tiếng nhất là bóng tròn. AJS nổi tếng với những trận đá đèn giao hữu với các đội từ Âu Châu sang tại sân Tao Đàn phiá sau dinh Độc Lập (bây giờ là Hội trường Thống Nhất).

            Một vài đặc điểm cuả Thế Vận Hội Melbourne 1956:

            • Các môn thể thao có dính dáng với Ngựa được tổ chức tại Thụy Điển (tháng 6, 4 tháng trước lể khai mạc chính thức Thế Vận Hội ) để tránh những khó khăn vì luật cách ly kiễm dịch (quarantine) của Úc.
            • Trung cộng không tham gia Thế vận Hội vì sự có mặt cuả Đài Loan (Taiwan, Trung Hoa Dân Quốc).
            • Sự kiện tẩy chay Thế Vận Hội lần đầu tiên vì lý do thuần túy chính trị (Nga xăm lăng Hung, một số nước Á Rập vì Anh Pháp can thiệp vào chuyện kinh đào Suez)

            o0o



            Việt Nam Cộng Hòa và Thế Vận Hội Rome, Ý 1960

            Lễ khai mạc: 25 tháng 8 1960
            Lễ bế mạc: 11 tháng 9 1960


            Thế Vận Hội được tổ chức tại Vận động trường Stadio Olimpico Rome, thủ đô Ý.

            Thế Vận Hội được tổ chức tại Vận động trường Stadio Olimpico Rome, thủ đô Ý.

            Lực sĩ tham dự 5338 (611 nữ và 4727 nam) đến từ 83 quốc gia.













            Phái đoàn Việt Nam có 3 người tham dự môn bơi lội và đánh kiếm nhưng không đoạt được huy chương nào. Lực sĩ trẻ nhất là Trương Kế Nhơn (21 tuổi) và lớn nhất Trần Văn Xuân 26 tuổi

            Trước khi được cử tham dự Thế Vận Hội, Trương Kế Nhơn đoạt huy chương vàng tại Đông Nam Á vận hội (SEAP) tổ chức ở Bangkok, Thái Lan từ 12-17 tháng 12, 1959.

            Sau Thế Vận Hội , Phan Hữu Dõng, vô địch bơi lội Việt Nam (miền Nam) thời bấy giờ, đoạt được huy chương vàng SEAP tổ chức lần thứ hai ở Rangoon, Burma (now Myanmar) từ 11-16 tháng 12, 1961.



            Tiểu sử kiếm sĩ Trần Văn Xuân



            Trần Văn Xuân sanh ngày 6 tháng 9 năm 1934. Ông theo học trường Yersin (Đà Lạt) từ năm 1948 đến 1952 và học tập môn đấu kiếm nơi đây. Ông vừa làm công chức và tập luyện kiếm và được cử tham dự Thế Vận Hội Rome 1960 và Thế Vận Hội Tokyo 1964. Ở thế vận hội Rome 1960, ông tranh cả ba loại kiếm (kiếm liểu (foil), kiếm ba cạnh (epée) và kiếm chém). Ở Tokyo 1964 ông chỉ tham dự kiếm ba cạnh và chém (Sabre).

            Môn đấu kiếm phương Tây (fencing) du nhập vào Sài Gòn từ những năm đầu thế kỷ 20. Khoảng thập niên 50 đến giữa thập niên 70, Kiếm thuật được tập luyện tại Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn (C.S.S cũ), CLB Phan Đình Phùng, trụ sở Phong trào Phát triển Sinh viên Học sinh, các trường Taberd, Trưng Vương, Gia Long… thu hút khoảng vài trăm người và hàng năm đều diễn ra một số giải thi đấu khá sôi nổi.

            Trên thao trường quốc tế, kiếm sĩ Tôn Thất Hải đã tham dự Olympic Helsinki (1952) rồi Trần Văn Xuân dự Olympic Rome (1960), Olympic Tokyo (1964), Asian Games Teheran (1974).

            Vài đặc điểm của Thế Vận Hội Rome 1960

            • Nhạc chính thức của Olympics (Olympics Anthem) được chấp nhận và được phát thanh. Bản nhạc này cũng là bản nhạc được phát thanh ở Thế VẬn Hội đầu tiên ( I Olympiad) ở thủ đô Athens, Hy lạp năm 1896
            • Cấm Nam Phi (South Africa) tham dự vì chính sách kỳ thị chũng tộc (Apartheid)- South Africa trở lại tham dự Thế Vận Hội năm 1992.
            • Truyền Hình trực tiếp (live) đến 18 nước Âu châu, Mỹ, Gia Nả Đại và Nhật vài giờ sau đó.
            • Người Phi Châu da đen đoạt huy chương vàng đầu tiên. Lực sĩ Abebe Bikila chạy marathon bằng chân không. Bốn năm sau ông cũng đoạt huy chương vàng tại thế vận hội Tokyo 1964 nhưng lần này ông chạy mang giầy

            o0o


            Việt Nam Cộng Hoà và Thế Vận Hội Tokyo, Japan 1964

            Lễ khai mạc: 10 Tháng 10, 1964
            Lễ bế mạc: 24 Tháng 10, 1964





            Lực sĩ tham dự 5151 (678 nữ và 4473 nam) đến từ 93 quốc gia.









            Phái đoàn lực sĩ Việt Nam gồm có 16 nam lực sĩ, đây là phái đoàn đông nhất tham dự Thế Vận Hội trước 1975 tham dự nhiều bộ môn.

            Người trẻ tuổi nhất Nguyễn đình Lê -Bộ môn bơi lội tự do (freestyle) 15 tuổi, 156 ngày.

            Môn Nhu Đạo (Judo) lần đầu tiên được đưa vào Thế Vận Hội. Việt Nam gởi một phái đoàn nhu đạo với ba người mà người lớn tuổi nhất là Thái Thúc Tuấn 37 tuổi 208 ngày.

            Viêt Nam không được huy chương nào.









            Kết quả đua xe đạp

            1. Nguyễn Văn Châu – Đua rút 1000m – đừng nhì vòng 1 nhóm 1 (gồm 3 người), vòng 1 vớt vát (round 1 repêchage) đứng nhì nhóm 3 (gồm 3 người) và sau đó bị loại.

            2. Huỳnh Anh – hạng 31/33 100 km tính giờ với thời gian là 3 giờ 08 phút 35 giây ( tay đua về hạng nhất 2g 26ph 31.19gi)

            3. Nguyễn Văn Khôi , bỏ cuộc môn đường trường, đua tính giờ đồng đội 100km xếp hạng 31/33 (3 giờ 08 phút 35 giây, tay đua về hạng nhất 2g 26ph 31.19gi)

            4. Nguyễn Văn Ngân bỏ cuộc đường trường, nhưng đua tính giờ đồng đội 100km xếp hạng 31/33 (3 giờ 08 phút 35 giây, tay đua về hạng nhất 2g 26ph 31.19gi)

            5. Phạm Văn Sáu – Road race – hạng 76, thua về 1 đúng 20 giây

            6. Trần Văn Nên.Đường trường 194.8 Km – hạng 90, thua tay đua về nhất ( 4-39:51.63) đúng 20 giây (4-40:11.63)

            Tính giờ 1000m – hạng 25/27 (1: 21 :58 so với tay đua về đầu 1:09:59 khoảng cách 12.1 giây)
            Theo đưổi cá nhân (Individual Pursuit) , 4,000m – bị loại vòng 1 do bị bắt kịp (overtaken)
            Tính giờ đồng đội Team Time Trial 100km – hạng 31/33, với thời gian là 3h 08m 59.35s ( tay đua về nhất là 2h 26m 31.19s)

            Lực sĩ Nguyễn Văn Lý đã đoạt huy chương đồng chạy 10.000m, với thành tích 36 phút 12 giây 8 (Somnuek Srisombat, Thái Lan đoạt huy chương vàng, với 35 phút 7 giây 8 tại vận hội SEAP 1959 tổ chức tại Thái Lan.

            Kiếm Sĩ Nguyễn Thế Lộc tham dự Thế Vận Hội Tokyo 1964 và Mexico 1968 trong môn kiếm chém

            Một vài đặc điểm Thế Vận Hội Tokyo 1964
            • Môn Nhu Đạo và môn Bóng Chuyền (nam và nữ) được đem vào thi đua lần đầu tiên và Việt Nam gởi 3 nam lực sĩ nhu đạo.
            • Thế Vận Hội đầu tiên được tổ chức ở Á Châu.

            o0


            Việt Nam Cộng Hòa và Thế Vận Hội Ciudad de México, Mexico 1968

            Lễ Khai Mạc: 12 tháng 10, 1968
            Lễ Bế Mạc: 27 th áng 10, 1968

            Thế Vận Hội Mexico được tổ chức tại thành phố Mexico-Ciudad de México . Lực sĩ tham dự 5116 đến từ 112 quốc gia.















            Phái đoàn Việt Nam gồm có 9 lực sĩ-7 nam và lần đầu tiên 2 nữ- tham dự 5 bộ môn –Đua xe đạp, Điền Kinh, Bơi Lội, Bắn Súng và Đánh Kiếm.


            Lực sĩ trẻ nhất Trương Kim Hùng 16 tuổi bộ môn xe đạp (đường trường và cá nhân 196km) và lực sĩ lớn tuổi nhất Vũ văn Danh 42 tuổi, môn bắn súng ngắn. Phái đoàn không được huy chương nào.



            Lực sĩ Hồ Hạnh Phước - điền kinh Decathlon-mười môn điền kinh - được chọn đi Thế Vận Hội Mexico dựa vào thành tích của ông –Huy chương đồng môn này tại Đông Nam Á vận hội SEAP 1967 tổ chức tại Bangkok từ 9-16 tháng 12, 1967.




            Hai nữ lực sĩ Việt Nam Cộng Hoà đầu tiên tham dự Thế Vận Hội

            Một vài đặc điểm Thế Vận Hội Mexico 1968:
            • Phản kháng về chủng tộc-Quyền công dân cho nguời da đen (Black power salute)
            • Lần đầu ViệtNam (VNCH) gởi 2 nữ lực sĩ (trong số 9 lực sĩ tham dự nhiều bộ môn thể thao như đua xe đạp, bắn súng, điền kinh, bơi lội và đánh kiếm) Nguyễn Minh Tâm bơi 100m tự do (free style) và Nguyễn thị Mỹ Liên 100m bơi ếch (breaststroke)
            • Bấm giờ bằng đồng hồ điện tử số (digital timer) được chính thức công nhận
            • Độ cao (altitude) 2300m của thành phố Mexico tạo lợi thế cho lực sĩ những môn thể thao ngắn nhưng và bất lợi cho những môn đòi hỏi sức dai, chịu đựng dài hơn 2 phút.

            o0o


            Việt Nam Cộng Hòa và Thế Vận Hội Munich, West Germany, 1972

            Lễ Khai Mạc: 26 tháng 8 1972
            Lễ Bế Mạc: 10 tháng 9, 1972

            Thế Vận Hội 1972 được tổ chức tại Munich, thủ phủ và thành phố lớn nhất ở tiểu bang Bavaria, thuộc Tây Đức. Có 121 nước tham dự với 7170 lực sỉ (6075 nam và 1095 nữ).















            Tuy trải qua biến cố Tổng công kích Tết Mậu Thân ngày 30/1/1968 đẫm máu do cộng sản Bắc Việt gây ra và Mùa Hè Đỏ Lửa (30/3/1972 - 31/1/1973), Viêt Nam Cộng Hoà tham gia Thế Vận Hội lần cuối với một phái đoàn gồm 2 nam lực sỉ.








            Một vài đặc điểm Thế Vận Hội Munich 1972

            • 11 lực sĩ Do Thái bị giết bởi nhóm Á Rập “Black September”.
            • Môn Bắn cung (Archery) trở lại Thế vận Hội sau 52 năm vắng bóng.
            • 7 huy chương vàng- 7kỷ lục thế giới cho lực sỉ bơi lội Mỹ Mark Spitz

            nguồn: MaiVanTran

            No comments:

            Post a Comment