Thursday, January 14, 2016

Xá Lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Một Thánh Vật Thần Bí




Xá Lợi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni


Khi  bạn chiêm ngưỡng Thánh vật Phật Tổ, nên niệm Phật hiệu: 

"Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật".

_/\_ _/\_ _/\_ _/\_ _/\_ _/\_ _/\_ _/\_ _/\_


Xá Lợi là chỉ cho di cốt và những viên trân châu, giống như đá quý của đức Phật Thích Ca Mâu Ni - giáo chủ cõi Ta bà, cũng là Tổ sư của Phật giáo, sau khi viên tịch đã lưu lại.

Hơn 2500 năm trước, đức Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn, khi trà tỳ, chúng đệ tử nhặt được một số Xá Lợi Tử từ chân thân của Ngài như: Xá Lợi đỉnh đầu, xương, huyết, răng, ngón tay và 84000 viên Xá Lợi đủ màu. Những Xá Lợi lưu lại của Phật Tổ được thế giới xem như Thánh vật, tranh nhau thờ phụng cúng dường.

















Xá Lợi tử là do sự tu trì giới định tuệ của mỗi cá nhân, thêm vào đó là nguyện lực lớn của chính mình, nó vô cùng hi hữu, quý báu. Lúc Phật tịch diệt, Xá Lợi của Ngài sau khi trà tỳ là 1 thạch 6 đấu (1 thạch: 100 lít, 1 đấu:10 thăng). Lúc đó có 8 quốc vương của 8 nước tranh nhau chia Xá lợi của Phật, đem về nước của mình, xây dựng bảo tháp, để cho bá tánh chiêm ngưỡng, lễ bái.

Ngoài ra, có những bậc cao tăng và các tín đồ tại gia, thành tựu công đức tu hành, sau khi vãng sanh cũng đều có Xá lợi. Như các đại sư: Lục Tổ Huệ Năng Trung Quốc, đại sư Hoằng Nhất, đại sư Ấn Quang, đại sư Thái hư, đại sư Chương Gia... thời cận đại, những vị này đều để lại số lượng Xá Lợi tương đương.


Xá Lợi Tử, Ấn Độ dịch là Đà Đô, cũng gọi là Thiết Lập La, Thiết Lợi La. Trung Hoa dịch là Linh cốt, Thân cốt, Di cốt. Là một thể kết tinh của một người sau khi vãng sanh đã để lại. Hình dáng của nó là thiên biến vạn hóa, có loại hình tròn, hình bầu dục, hình hoa sen, hình Phật, Bồ Tát; màu sắc của nó cũng có rất nhiều như trắng, đen, vàng, xanh, đỏ; Xá lợi tử có loại giống như trân châu, mã não, thủy tinh; có loại trong suốt, có loại tỏa ánh sáng, có loại giống như kim cương.


Sự hình thành của "Xá Lợi Tử", các nhà khoa học mãi đến hôm nay vẫn không căn cứ chính xác, nhưng Phật giáo thì cho rằng nó là kết tinh của mỗi cá nhân tu hành thành tựu Giới, Định, Tuệ.








Xá Lợi NÃO 7 màu của đức Phật Thích Ca Mâu



Xá Lợi XƯƠNG của đức Phật Thích Ca Mâu Ni



Xá Lợi XƯƠNG ngón tay của chân thân đức Phật Thích Ca Mâu Ni




Xương móng tay thứ 3, thứ nhất, thứ 2 và thứ tư


"Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật".

_/\_ _/\_ _/\_ _/\_ _/\_ _/\_ _/\_ _/\_ _/\_


o0o




Xá Lợi của Bích Chi Phật






Xá Lợi của Tôn giả Kiều Trần Như ( một trong năm vị Đại Tỳ kheo - chứng quả đầu tiên).






Xá Lợi của Tôn giả A Na Luật (Thiên Nhãn đệ nhất)





Xá Lợi của Tôn giả Phú Lâu Na (Thuyết pháp đệ nhất)









"Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật".


"Nam Mô Hội Thượng Chư Phật Bồ Tát" .


_/\_ _/\_ _/\_ _/\_ _/\_ _/\_ _/\_ _/\_ _/\_

  1. (sưu tầm)

No comments:

Post a Comment