Sunday, January 17, 2016

Đại chiến thế giới II - Đồng minh Anh Pháp Mỹ tấn công Nhật tại các đảo ở Thái Bình Dương (Phần 7b)

Tính đến cuối năm 1942, Đế chế Nhật đã đánh đến những nơi xa nhất và họ đã chiếm lấy những nơi đó như những đảo thuộc tiểu bang Alaska của Mỹ . Nhật còn chiếm toàn bộ các đảo thuộc phía nam Thái Bình Duơng .

Sau khi Nazi Đức đầu hàng phe đồng minh vào đầu tháng 5/1945 , phe đồng minh rảnh tay chỉnh đốn lại hàng ngũ , vũ khí để tiến về Thái Bình Dương.

Trong những trận đánh trước với Nhật , Mỹ thấy lực luợng hải quân Nhật quá mạnh và tinh nhuệ , Mỹ và đồng minh đã thay đổi chiến thuật . Thay vì đánh thẳng vào đầu não của hải quân Nhật , thì Mỹ sẽ đánh vào các đảo nhỏ cách xa đất liền. Rồi dùng các đảo nhỏ đã chiếm đuợc , lập căn cứ và đánh sang đảo kế tiếp , cứ vậy mà đánh sâu dần và tiến gần đến phần đất liền của Nhật. Hải quân Mỹ gọi chiến thuật này là "Island - Hopping " duới sự chỉ huy của Đô đốc Chester Nimitz .

Với chiến thuật "Island - Hopping " , tuy Mỹ cũng chiếm được vài đảo của Nhật , nhưng lính đồng minh bị thiệt mạng rất nhiều .

Ở ngoài đại dương , Nhật dùng tàu ngầm, máy bay thá bom, những đội cảm tử quân (trên không cũng như duới nước) , họ tấn công Mỹ liên tục . Binh lính của hai bên Nhật & đỒng minh chết khá nhiều . Nhưng với sự tấn công như vũ bão của Nhật , họ cũng không thể nào ngăn đuợc những "buớc phóng trên các đảo - Island Hopping" của phe đỒng minh .

Riêng trận đánh tại Okinawa , kéo dài 82 ngày , sự thất thoát của hai bên : Nhật mất 100 ngàn quân . Mỹ mất 12, 510 quân . Và riêng dân địa phương , thì mất khoảng 42 - 45 ngàn nguời .

Vào đầu năm 1945 , các lưc luợng của Mỹ đã có những buớc tiến khả quan . Mỹ đã chiếm đuợc hai đảo Jima và Okinawa , hai nơi này chỉ cách đất liền (Japan's mainland) trong vòng 340 dặm .


Ngày 16/11/1942 , Mỹ thả bom tại Tassafaronga (phía tây của Guadalcanal) , bốn cảng của Nhật bị huỷ hoàn toàn . Ảnh AP

Lính Mỹ tại đảo Bougainville, Solomon . Ảnh AP 3/1944

Lính Mỹ tại vùng rừng ở New Guinea . Ảnh AP 18/12/1942

Những phi cơ của Nhật đang thả bom trên tàu chiến , tàu chở hàng của Mỹ trên Thái bình duơng . Ảnh AP, 25/12/1942

Ngày 24/8/1942 , tại đảo Solomon, tàu USS Enterprise bị Nhật tấn công , 74 nguời lính Mỹ mất mạng trong đó có nguời nhiếp tấm ảnh này . Ảnh AP

Tại đảo Santa Cruz , phía nam Thái bình dương . Tột tàu chiến của Mỹ bị Nhật bỏ bom, nó đang chìm dần. Lính Mỹ nối dây từ tàu đang chìm sang tàu khác để cứu lính . Ảnh AP, 14/11/1942

Tù binh Nhật bị Mỹ bắt tại đảo Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon . Ảnh AP 5/11/1942

Lính Mỹ đang bắn vào lính Nhật tại đảo Makin, Kiribati . Ảnh AP, 20/11/1943

Lính Mỹ đang lội lên bờ biển Butaritari , Makin, Kiribati . Lính Mỹ đã chiếm đuợc đảo này . Ảnh AP 20/11/1943

Lính Mỹ đang tiến vào Tarawa , quần đảo Gilbert . Trên đảo này có khoảng 5000 lính Nhật và những nguời đuợc Nhật giao phận sự làm việc ở đây . Khi lính Mỹ vô thì họ bắt sống đuợc 146 nguời , phần còn lại đều bị chết . Ảnh AP 11/1943

Hai chiếc A-20 Havoc đang thả bom Nhật. Trong đợt này có tất cả 20 chiếc A-20 Havoc thả bom tại vùng Kokas, Nam Dương (Indonesia) (Nhật đang chiếm Nam Dương) . Lính nhật dùng hoả tiễn và hai chiếc máy bay này đã rớt xuống biển . Ảnh AP 7/1943

Tại cảng Tonolei của Nhật, đảo Bougainville , những chiếc thuyền chiến nhỏ của Nhật đang chạy vòng để tránh những làn bom đạn của Mỹ . Ảnh AP, 9/10/1943

Tại đảo Saipan thuộc quần đảo Mariana , Nhật , một nguời lính Mỹ đi tuần tra , ông bắt gặp một gia đình năm mẹ con và một con chó đang trốn trong hang . Họ hoảng sợ khi thấy lính Mỹ vì nơi đây vừa mới xảy ra cuộc giao tranh ác liệt giữa Mỹ & Nhật . Ảnh AP 21/6/1944

Tàu chiến Mỹ chở đầy lính , vũ khí, thiết giáp nổi trên nuớc ... Họ giàn trận tiến vào Sansapor, New Guinea . Ảnh US Coast Guard 1944 .

Ngày 15/9/1944 , Mỹ đổ bộ lên bờ biển Peleliu . Nhật phản công bắn xối xả vào những thiết giáp nổi của Mỹ , và những chiếc thiết giáp này đã hạ sâu xuống nuớc để tránh đạn . Cuối cùng Mỹ đã vô đuợc tới bờ , và hai bên giao tranh ác liệt trên đất liền . Mỹ đã chiếm đuợc đảo vào ngày 27/9/1944 . Ảnh AP

Ngày 15/10/1944, tại sân bay Old Namlea thuộc đảo Buru , Dutch East Indies (Nhật đã chiếm nơi này từ những năm đầu của cuộc chiến ) . Những trái bom dù (para-frag bombs ) của Mỹ đang đến gần chiếc phi cơ Mitsubishi Ki-21 loại tàng hình của Nhật . Khoảng vài giây sau khi tấm hình này đuợc chụp , chiếc Mitsubishi Ki-21 đã nổ tung . Ảnh AP

Para-frag bomb
Para là từ chữ parachute nghĩa là dù
frag là từ chữ fragmentation nghĩa là độ công phá của bom rất lớn

Ưu điểm của Para-frag bomb là độ chính xác của nó khá cao khi dùng nó để tìm và rơi xuống nơi muốn làm nổ .


Tuớng Mỹ - Douglas MacArthur (nguời ở giữa ) , các vị chỉ huy và tổng thống Phi Luật Tân (Philipines) - Sergio Osmena (nguời bên trái ngoài cùng . Nhật chiếm Phi Luật Tân và đã hạ bệ vị tổng thống này ) . 
Tất cả đang lội vào bờ biển tại Leyte, Philippines . Mỹ đã chiếm lại đảo này từ tay Nhật vào ngày 20/10/1944 . Ảnh AP

Bến cảng Kowloon và nơi sửa chữa tàu hoả , Hong Kong, Anh đã bị Nhật chiếm . Ngày 16/10/1944, Mỹ và đông minh đã đến đây thả bom . Ảnh AP

Những chiếc thuyền chở đầy lính Mỹ đang tiến vào bờ biển của đảo Leyte, Philippines . Họ vừa đi vừa xem trận đánh ác liệt trên không trung ngay ở trên đầu của họ giữa hai phe Nhật - Mỹ . Ảnh AP, 10/1944

Những phi công chiến đấu ưu tú của Nhật . Ngày 8/11/1944, đoàn phi công Nhật gồm 18 nguời , họ xuất quân đi đánh Mỹ , họ bay từ tàu chiến Nhật đang neo tại Choshi, phía đÔng của Tokyo . 17 nguời đều chết chỉ còn duy nhất c(nguời bên phải trong hình ) sống sót vì khi Mỹ bắn phi cơ của Yoshitake, ông đã lọt ra ngoài và rơi xuống đất . Bên duới đã có lính Nhật tới cấp cứu kịp thời . Ảnh AP

Một phi cơ thả bom của Nhật bị hư máy truớci khi nó thả bom trên Hàng không mẫu hạm của Mỹ U.S. Aircraft Carrier USS Essex đang đậu bên ngoài vùng biển của Philippines . Ảnh US Navy, 25/11/1944

Tàu chiến Mỹ - USS Pennsylvania và ba chiếc tàu theo sau , đang tiến vào Lingayen Gulf , truớc khi họ neo tại Luzon, Philippines . Ảnh US Navy 1/1945

Lính Mỹ đang tiến gần bờ của đảo Iwo Jima, Nhật . . Ảnh AP

Một nguời lính Mỹ đang nằm chết gục trên bãi cát đen tại đảo Iwo Jima, Nhật (cát đen do núi lửa tạo ra) . Ngoài khơi là tàu chiến của Mỹ đang giàn trận để đánh chiếm đảo Iwo Jima, Nhật . Mỹ chiếm đảo này vào ngày 19/2/1945 . Ảnh Ap 19/2/1945

Ngày 23/2/1945, lính Mỹ đang dựng cờ trên đỉnh của núi Suribachi, Iwo Jima, Nhật . Trận chiến tại vùng Iwo Jima, là trận chiến tốn kém nhất trong lịch sử của hải chiến Mỹ (Marine Corps) . Trong 36 ngày tấn công Nhật tại Iwo Jima, khoảng 7 ngàn hải quân Mỹ bị thiệt mạng trong trận này . Ảnh AP 23/2/1945

Hải quân Mỹ đã vào tới vùng đất và đang đổ bộ lên bờ của đảo Okinawa, Nhật . Đảo Okinawa cách đất liền (mainland) của Nhật khoảng 350 dặm . Ánh AP 13/4/1945

Tàu Mỹ USS Santa Fe đang chở đầy lính khi tấn công đảo Okinawa, Nhật . Tàu này bị Nhật tấn công và nó đang bị cháy . Lính Mỹ kịp thời sửa tàu . Chiếc USS Franklin ở gần bên đang cấp cứu những lính từ tàu USS Santa Fe . Ảnh AP 19/3/1945

Những tia lửa bom đạn do của Nhật chiến đấu chống lại Mỹ tại Yonton Airfield, Okinawa, Nhật . Ảnh AP 28/4/1945

Xem tiếp =>  Đại chiến thế giới II - Hoa Kỳ dồn người Mỹ gốc Nhật vào trại tập trung

(Nora sưu tầm và luợc dịch)


No comments:

Post a Comment