Friday, January 15, 2016

Lãng du đến Vùng đảo Bermuda - 11b

                      
Vùng đất St. George (UNESCO ) - Đô đốc George Somers




Đô đốc George Somers sinh vào năm 1554 tại Lyme , Dorset , Anh quốc
(V có posted tấm hình về miếng đá , nguời ta mang từ nhà ông ở Dorset và đặt nó tại Town Hall, Bermuda )

Ông nhập ngũ , phục vụ trong ngành thủy quân của Hoàng gia (Royal Navy) .

Ông tham gia trận chiến giữa Anh & Tây Ban Nha vào những năm 1585 - 1604 .

Trong những năm 1600 - 1602 , ông đuợc giao nhiệm vụ làm thuyền truởng cho những tàu của Hoàng gia .

Năm 1603, ông đuợc phong tuớc trong Hoàng gia (Knight).

Năm 1609 , ông đuợc giao trọng trách tiếp tế cho Jamestown, Virginia, Hoa Kỳ . (nguời Anh tìm đuợc Jamestown vào năm 1607)

Ngày 2/6/1609, Ông Somers rời bến ở Plymouth, Anh , trên thuyền chiến mang biệt hiệu "Sea Venture"




Đây là phù hiệu của thuyền Sea Venture


Chuyến đi vuợt Đại Tây Duơng của ông có 7 thuyền , mang theo khoảng 500 - 600 nguời , thực phẩm , thuốc men, súng ống ... etc ... đến cho những người Anh đang ở tại Jamestown, Vỉginia, Hoa Kỳ


Ngày 25/7/1609, chuyến đi của ông gặp bão lớn . Các thuyền đều bị lạc nhau . Riêng tàu Sea Venture của ông bị sóng đánh vỡ chút đỉnh , nhưng nó vẫn chịu đựng đuợc sau ba ngày bão táp . Những nguời trên thuyền cố gắng bịt những vết nứt nhưng vô hiệu . Nuớc tràn vô thuyền mỗi lúc mỗi cao .

Một vài khẩu pháo đuợc mang đi tiếp tế cho Jamestown, bị quăng xuống đại duơng cho nhẹ bớt . Nhưng cũng vẫn vô hiệu . Nguời trên thuyền phó thác sự sự sống chết của họ lên đôi tay và trí dũng của ông George Somers .


Ngày 28/7/1609, ông Somers đã lái chiếc Sea Venture vào một đầu mũi đảo (Bermuda) , trong khi nuớc đã dâng lên đến 9 feet ở bên trong thuyền . Thật may, 150 nguời và 1 con chó đã thoát chết .

Ông Somers cùng các nguời đã ở lại trên đảo Bermuda 10 tháng . Họ sống bằng nuớc mưa, cây trái , cá ... , nói chung những gì họ có thể đánh bắt và trồng ở nơi hoang đảo này .


Có nhiều nguời nghĩ rằng trong vở kịch "The Tempest" của đại thi hào William Shakespeare viết vào năm 1610 -1611, ông Shakespeare đã lấy bối cảnh của ông Somers bị bão và trôi dạt vào đảo Bermuda để viết thành vở kịch





Cảnh của Hồi 1 trong vở tuồng "The Tempest"


Ông Somers và các bằng hữu , thuộc hạ của ông đã xây dựng nhà thờ và nhà ở tại đầu đảo của Bermuda (hướng đông) .

Cũng trong thời gian này họ chặt cây trên đảo và dùng lại các thứ có thể dùng đuợc (reuse) từ thuyền "Sea Venture" . Họ đã làm được 2 chiếc tàu nhỏ với biệt danh "Deliverance" và "Patience" .

Ngày 10/5/1610, ông Somers và 142 nguời của ông đã lên thuyền huớng về Jamestown, Virginia , Hoa Kỳ .

Trong thời gian vuợt đại duơng thì thức ăn của họ bị hôi thối , có những nguời ăn vô bị bịnh chết . Cuối cùng chỉ có 60 nguời sống sót trong chuyến đi này , và họ đã đến bến bờ bình an tại Jamestown, Virginia, Hoa Kỳ vào tháng 7, 1610 .


Sau đó , ông Somers đã dùng chiếc thuyền Patience quay trở lại Bermuda . Trên đuờng về ông bị bịnh , và ông đã qua đời vào ngày 9/10/1610 . Ông huởng duơng 56 tuổi .

Truớc khi ông qua đời, ông có cho bằng hữu và thuộc hạ biết ý nguyện của ông : Khi ông chết , phải để trái tim của ông ở lại Bermuda .

Họ đã làm y lời . Thân xác ông đuợc chở về cố quốc .


(V trích dịch lại những điểm chính từ Wikipedia)




State House là nhà có hai dấu thập


Từ State House , có một con hẻm nhỏ , quẹo phải ra , đi khoảng 10 bước thì thấy bên kia đuờng có trụ tuởng nhớ ông George Somers . Trụ này nằm trong công viên có tên Somers' Garden






Tôi chụp gần hơn để bạn đọc thấy cho rõ những giòng chữ




Bước ra đàng sau khỏi trụ tưởng nhớ này , quẹo về hướng trái , thì bạn sẽ gặp ngay chiếc hòm đá .

Tại nơi ấy nguời ta chôn trái tim của ông George Somers , nguời ta đặt hòm đá trên phần đất mà Trái Tim của ông nằm "somewhere " duới chiếc hòm ấy .

Phần chữ trên bảng dưới đây (bên ngoài đã quá nhạt rồi, vô hình còn nhạt thêm lại bị nguợc nắng nữa ) . Xin lỗi nhé . Tôi xin tạm dịch vắn tắt như sau:

Đây là nơi chôn quả tim của ông George Somers . Ông mất vào năm 1610.

Ông rất yêu mảnh đất Bermuda này , và khi ông gần mất đi ông có một nguyện uớc là: Hãy để quả tim của ông lại nơi này . Còn phần xác thì mang về Anh quốc




Tôi đang đứng đọc những giòng chữ về ông , tôi chợt nhớ đến câu chuyện của Hoàng đế Nã Phá Luân đệ nhất - Một đời chinh chiến ngang dọc , thế mà cuối đời chết trong đày ải , Ngài tặng quả tim cho nguời Ngài yêu nhất, vậy mà hoàng hậu cũng vẫn hững hờ không nhận ... TRong khi người tình Ba Lan không ngại gian truân , muốn cận kề bên Ngài cho đến cuối đời thì Ngài lại không ưng thuận ...


Tôi đứng trước "Quả Tim của Ông Somers" mà lòng buồn hiu hắt ...


Bỗng anh gọi giật: Nora , sao em đứng đó lâu vậy . Đi lẹ đi, không nên xem những chuyện như vậy nhiều .

Tôi đưa máy chụp vội 1 tấm , không canh cho thẳng , và tiếp tục đi vô trung tâm của công viên ...
.
Cảnh trong công viên Somers' Garden . Công viên này khá rộng



Cây này thật to lớn, nó đứng ngay sau lưng trụ tuởng nhớ ông George Somers



Tôi chẳng biết tên giống cây này là gì






Một loại thông mà tôi khôgn biết tên . Lá của nó khá đặc biệt . Trái của nó gần tuơng tự như chiếc lá . Bạn có thấy lá và trái không ?



Những trái thông già đã rụng



Bốn ngọn dừa cao vời vợi trong công viên Somers







Trong công viên Somers có những loại dừa "Royal Palm tree" rất nhiều





Có phái là hoa tigôn không nhỉ ? Nơi đây rất nhiều loại hoa này . Nó leo chằng chịt ở những nơi đổ nát





Một căn nhà chắc là bị đổ nát từ lâu . Hoa tigôn phủ khắp vùng






Hoa sứ ở Bermuda rất đẹp , rất khỏe . Hoa sứ nơi đây có rất nhiều loại . Tôi muốn mua vài chậu đem về nhà , nhưng rồi không mua được . Thiệt là bưc mình . Ngày hôm sau tôi mua được vài món nữ trang làm có hình hoa sứ , cũng bù đắp 1 chút, nhưng có chậu hoa sứ là tốt nhất , biết tìm đâu bây giờ để có hoa sứ từ Bermuda nhỉ












Sau khi chúng tôi xem công viên Somers . Chúng tôi vòng ra ngõ sau của công viên , gặp nhiều cây ăn trái , như cam quít, chanh , bắp ... Đi khoảng 5 - 10 phút gì đó thì ra tới đuờng , rồi quẹo phải ...

Lúc bấy giờ hình như đã là 3 giờ chiều rồi , chúng tôi đang đi lên dốc và huớng tới một nơi "đổ nát" .

"Nơi đổ nát"

Trên đuờng đi, tôi thấy một bác nguời da trắng, chân mang boots, đầu đội nón lá, áo trắng t-shirt , ông trông thật hiền , và ông đang quét vôi lên mái nhà . Mái nhà ông nằm ngang ngực tôi, nó nằm sát bên sidewalk .

Ông gặp tôi, ông cuời chào : Hello !

Tồi chào lại: Hello . How do you do , Sir ?

I am doing fine . Do you like this historic site ?

Yes, indeed . Thời tiết nơi đây nóng qu'a . Bác cho cháu hỏi một tí có đuợc không bác ?

Tất nhiên rồi !




Bác ơi, cháu thắc mắc về cái mái nhà ở Bermuda này lâu lắm rồi, nhưng cháu không biết hỏi ai, giờ cháu xin hỏi bác : Mái nhà này làm bằng gì vậy bác ? Tôi vừa hỏi vừa đưa tay rờ mái nhà , nó nhám như đá vậy .

Ồ, ngày xưa thì mái nhà đuợc chẻ từ đá vôi ra, giờ thì nguời ta dùng cement loại nhẹ . Tất cả nhà ở St. George này, mái của nó đều là đá vôi , nó được chẻ mỏng khoảng 1 inch , dài 1 foot, rộng 1.5 feet . Giàn suờn của mái nhà phải là bằng gỗ tốt mới đỡ đuợc .

Thế, mái nhà bằng đá vôi vậy có nặng lắm không bác ?

Oh, no . Đá vôi nó nhẹ so với các loại đá khác . Với lại ở nơi đây chúng tôi chỉ có đá vôi thì phải dùng vậy . Âu cũng là trời sinh .

Thưa bác, cháu thấy đá vôi nó có nhiều lổ quá , thế có khi nào mái nhà bị nứt hay bị dột không bác ?

Oh, no . Đá vôi nhẹ , có nhiều lổ , cũng nhiều dụng ý đấy cháu . Thời tiết ở Bermuda nóng , mình lợp đá vôi thì nhà mát hơn , mà nhờ những lỗ như vậy thì đá mới giãn nở được chứ .

Tôi phân vân trong trí : nếu mà mái nhà toàn bằng đá như vậy thì làm sao nó dính với nhau cho chắc đuợc . Hay là , (tôi đang muờng tuợng đến khu vuờn của tôi) , nguời ta chẻ đá với dạng chữ L, thì phần đứng ngắn của viên đá L này sẽ móc vào phần ngắn của viên đá kia , và cột nhà chống mái phải là những cột đá ...

Tôi hỏi ông tiếp: Thế thì mình lợp đá như vậy nó có bị tuột xuống không bác, làm sao mấy miếng đá nó dính vÔ với nhau đuợc vậy Bác?

Oh, nguời ta dùng cement . Và chúng tôi cũng phải tráng mái nhà bằng loại cement đặc biệt trong đó có đá vôi xay nhỏ . Và phải quét lại bằng vôi trắng lần nữa . 2 hay 3 năm chúng tôi sơn mái một lần .

Ồ, hay quá Bác nhỉ .

Ừ . Mái nhà của dân Bermuda nơi đây phải chống chọi với bão hàng năm , thuờng thì tốc độ gió khoảng 100 mph , và mái nhà phải xây ở góc độ đặc biệt để gió bão không tốc mái .

Ngoa`i ra nguời dân nơi đây phải xây mái nhà như vậy là để hứng nuớc mưa . Chúng tôi sống nhờ nuớc mưa nhiều hơn . chúng tôi phải thu luợng nuớc mưa khoảng 80% từ trên mái nhà . Trung bình mỗi đầu người dùng khoảng 25 gallons nước mỗi ngày cho bao việc nấu ăn nấu uống, giặt giũ, tắm rửa, vệ sinh ... Chứ không phải dân bên Mỹ xài mỗi ngày 150 gallons nuớc , có nơi còn xài đến 400 gallons .

Tôi đang lắng nghe ông nói chuyện dân Mỹ xài phí nuớc , tôi chợt nhớ có vài sự kiện mới vừa đây thôi có ai đó lỡ pee trong reservoir , vậy là thành phố ấy đã xả hết 35 triệu gallons nuớc trong phút chốc ... Đúng là phí của trời

Ông vẫn nói đều đều: Rồi đây Mỹ sẽ phải trả nợ nuớc .

Tôi nghe ông nói mấy chữ "Mỹ sẽ phải trả nợ nuớc" thật khôi hài , tôi bật cuời , và tiếp theo ông .

Bác có biết không , gia đình cháu là tị nạn từ Việt Nam qua, dùng nuớc thì dùng đúng mức , không hoang phí như dân Mỹ . Ví như họ đánh răng mà cứ để nuớc chảy từ lúc bắt đầu đến khi chải răng xong . Thiệt là phí quá phải không bác (!?)

Oh, cháu có đọc quyển sách của Solomon nói về nguồn nuớc ngọt , và vài tạp chí khoa học cũng có nói nhắc đến vấn đề nguồn nuớc uống . Rồi đây chiến tranh trong tuơng lai sẽ là chiến tranh về nuớc chứ không phải là chiến tranh dầu hoả nữa . Nhân loại đã phá hủy các giòng sông . Ngăn chặn sự lưu thông của nó . Rồi đây nhân loại sẽ phải trả một giá rất đắt . Đặc biệt là nuớc Việt Nam của cháu, tụi tàu cộng nó ngăn đập từ thuợng nguồn , giờ dân miệt đồng bằng Việt Nam khổ lắm bác ơi ...

Ông gật gù đồng ý với tôi , và ông nói: Đói khổ đến một ngày không xa đâu . Như chúng tôi đây , ngày xưa chúng tôi cũng có nhiều mưa . Nhưng giờ người ta chặt cây xuống hết, để xây nhà . Cây cối nơi đây không còn nữa . Và mưa cũng ít dần .

Vậy hả bác .

Uhm, có cây xanh nó dung hòa trời đất . Cây xanh gọi mưa trên trời được . Còn bây giờ mình chặt nó đi thì tất mình phải lãnh cái quả báo hạn hán đó .

Bác ơi, cho cháu hỏi thêm một chút nữa: Sao cháu thấy ở đảo này , hình như đa số là dân da màu phải không bác , mà hình như ở St.. George cháu ít thấy dân da màu sống ở đây . Có đúng không bác ?

Ông cuời cuời bảo: Ừm, dân da màu nơi đây là 70% cúa dân số .

Còn St. George này ngày xưa cũng hà rầm lắm vì tàu du lịch tới Bermuda là họ neo vào đây chứ không phải ở Naval Dockyard . Nhưng vì ngày nay tàu du lịch lớn quá, nên cho nó thả neo ở bên Dockyard . Bên St. George này yên vắng hơn .

Bác ơi, vậy thì bên Dockyard họ thu nhập vô nhiều hơn , vậy nó có chia cho St. George không bác ?

Ông cuời khì khì , khi tôi hỏi ông một câu ngớ ngấn như vậy . Rồi ông đánh trống lãng . Uhm, Bermuda đánh thuế rất cao lên hàng nhập khẩu ví như chiếc áo T-shirt nhập vô Bermuda thì chính phủ đã đánh thuế 2/3 của giá tiền ấy . Và thêm các loại thuế khác nữa . Tổng cộng là nguời mua hàng phải trả thuế khoảng 250-300% tùy theo món hàng .

Chúng tôi đều đồng thanh "WOW !!!"

Anh chợt chỉ về căn nhà nhỏ đối diện với chúng tôi đang đứng nói chuyện . Thế thì căn nhà kia nếu bán thì khoảng bao nhiêu vậy bác ?

Hmm, căn đó khoảng 350 - 400 ngàn đô (1 đô Mỹ = 1 đô Bermuda) ...
... Câu chuyện cúa chúng tôi còn dài lắm , nhưng tôi tạm dừng nơi đây để gửi bạn xem vài tấm hình . Bạn thông cảm cho tôi nhé



Limestone được chẻ mỏng và đã để trên rường , chuẩn bị lợp và trét cement


ảnh trên net


Nơi hồ chứa nước dưới nhà, khi mưa trên mái nó có đường ống hứng và dẫn nước về "tank"

ảnh trên net

Gutters trên mái nhà

ảnh trên net

Trên mái nhà của ông bác đang quét vôi , tôi không thấy gutter nó nằm ở chỗ nào, nhưng tôi có thấy ở "vành mái" ngoài cùng, mỗi một bên đều có "phễu" , hình dạng của nó vuông giống như mấy phễu nối vô thùng nước lọc , khi mình lấy nước uống 

No comments:

Post a Comment