Sunday, February 12, 2017

Honoulu - Bishop Museum



... Đây là tấm hình duy nhất tôi có tại Bishop Museum ... 

... Đêm hôm trước tôi đã uống thuốc giảm sốt . Sáng hôm sau, tôi tưởng chừng như đã khỏi ... Vậy là ... action ...

... Hình như điểm đến đầu tiên ngày hôm ấy là Bishop Museum (tới hôm nay rồi mà tôi vẫn còn mơ hồ ) . Nơi đây là viện bảo tàng gồm những đồ xưa cũ , cách sống, phong tục, tập quán .... của người Hawaiian nói riêng và Plynesian nói chung . Không những thế, nơi đây còn có những chứng tích ngày xưa Hoa Kỳ đã đến nơi đây như thế nào , và .... 

... Bishop Museum còn có Planetarium (live) . 

... Vừa bước vào cổng phía bên phải là Planetarium . Tôi muốn xem một chút , xem thử nó khác với những nơi tôi đã thăm qua không . Vậy là chúng tôi ngừng tại nơi này trước nhất . Cũng may vừa kịp lúc , ông hướng dẫn bảo : Mong quí khách vui lòng xếp hàng , khoảng nửa giờ nữa là bắt đầu ...

... Ok, xếp hàng thì xếp hàng , tôi là người thứ 10 , cũng may có chiếc ghế . Tôi ngồi xuống, cảm thấy mệt , chógn mặt và mọi thứ như quay cuồng trước mặt . Tôi tựa khuỷu tay lên một cái giá có bảng viết gì đó mà tôi không buồn đọc , có thấy gì nữa đâu mà đọc . Tôi gục mặt xuống và mơ luôn ... 

... Tới khi mấy người nhốn nháo đứng dậy đi vô ... Anh 5 lay tay tôi : Dậy đi em . Tới giờ rồi .

... Tôi ráng gượng đứng dậy , nhưng cơ thể đã không tuân theo nữa . Tôi lê bước cùng mọi người vô phòng Planetarium ...

... Nơi đây không có gối hột để nằm xem , chỉ ngồi ghế bình thường và hơi ngả về sau một tí , ghế người ta cho xếp hàng ngang chứ không phải vòng tròn . Chỗ tốt nhất là nên ngồi ở dãy 2/3 của phòng , nghĩa là ngồi sau ống kính . Nếu ngồi ngang hàng với ống kính hay đàng trước thì khó mà quan sát được hết ... 


... Có những ghế được bọc màu trắng, những ghế được bọc màu xanh ... Vì tôi là người số 10, nên tôi có tí thời gian để thử các ghế .... À ha, ghế màu trắng là ghế không xem được , nó bị choáng bởi nhiều vật , còn ghế màu xanh thì xem được , như tôi đã viết phải ngồi sau ống kính khoảng 1 hay 2 hàng là tốt nhất ...


... Người ta không có chiếu phim cho mình bay lên trời xem thiên hà vạn vật trên đó .... Tất cả đều ngoài sự dự đoán của tôi ...
... Người vô Planetarium tại Bishop Museum này phải là người có một chút hiểu biết về thiên văn, vũ trụ, lịch trình , còn nếu không có kiến thức căn bản, thì tốt hơn hết nên ra khỏi chỗ này, tốn thời gian vô ích , đi xem những thứ khác có lợi hơn ... Nhưng đối với tôi là một sự luyến tiếc mãi về sau này ...

... Người điều khiển chương trình Planetarium bắt đầu mở máy , quay ống kính . Whoahhh, thiên hà toàn sao là sao (sao thật) , nửa vòm nhà có chia lịch từ tháng 1 đến tháng 12 ....

... Ông ta bắt đầu giảng bài . Yes, đúng là giảng bài , tôi kể cho bạn nghe không ngoa lắm đâu . Ông giảng về muôn ngàn vì sao, các hiện tuợgn vật lý , sự xoay của trái đất , của mặt trời, nhữgn hướng di động của các chùm sao do sự quay của trái đất , sự đổi mùa ... Và ông bắt đầu vẽ các chùm sao cho người đi xem nhận diện ông hỏi: Tên chùm sao đó là tên gì ? Nằm hướng nào ? etc ...

... Người ta trả lời có lúc trúng , lúc sai ... 

... Ông thầy chờ một thời gian sau khi ai cũng nhận dạng được những chùm sao là ông thầy cho chiếu một đoạn phim của những người từ bộ lạc Tahiti hay các đảo khác gần về phía Nhật hơn , hay người Hawaiian này đi lại về bên đó . Họ tìm đến đất Hawaii này bằng thuyền (of course) , họ không có la bàn , không có máy móc gì giúp họ . Vậy mà họ đã đến Hawaii không mất mạng người nào . Ban đêm họ đoán sao , và chọn hướng để đi, ban ngày thì họ đoán hướng gió , hoặc giòng nước tre^n mặt đại dương để đi ...

... Tôi xem mà lòng tôi lan man về quá khứ của người Việt vượt biển tị nạn cộng sản vào những năm cuối thâp niên 1970s , đầu thập niên 1980s ... Bởi thế, thỉnh thoảng tôi get lost , không biết là người Polynesian đã chèo tới khúc nào rồi ...

... "Get lost" ở đây là ông thầy bắt chúng tôi phải làm người Hawaiian, cho chúng tôi lên thuyền, ở "toạ độ " nào đó với chùm sao có tên đó , và ông bảo chúng tôi phải navigate trên đại dương bằng những chùm sao ... để đi đến quần đảo Hawaii ...


... Rồi ông thầy ngưng phim , giảng tiếp , ông bắt chúng tôi đi tìm sao Nam Tào , Bắc Đẩu, ... Lúc này tôi đang lên cơn sốt , đầu tôi nóng rang và đang lạnh run , hơn nữa nhiệt độ trong phòng qua' lạnh . Tôi co chân lên ghế , cố kéo chiếc váy che cho ấm đôi chân . Tôi ngồi mà cựa hoài làm bà gần bên chắc cũng bực mình ...

.. Tôi đã nhận diện Big Đipper nhìn xéo thẳng lên là North Star , nhìn thêm chút nữa là nhận diện hình con chó ... Where am I ? Where are we ? Cả phòng nhao nhao lên ...

... Ông thầy giảng tiếp , người Hawaiian họ dùng riêng những chùm sao của họ, những chùm sao do người Hawaiian đặt tên với những cái tên rất dài bằng ngôn ngữ Hawaiian (tôi không tài nào nhớ nổi , chỉ nhớ mỗi hai chữ " Aloha" & " Mahalo" là khá lắm rồi  ) . 

... Với những chùm sao "Hawaiian" này cộng với những chùm sao mà ai cũng biết , thêm những kịnh nghiệm cha truyền con nối , không có trên sách vở ... thì khi họ đi qua đi lại trên vùng Thái Bình Dương này họ không bao giờ bị mất tích ... Do đó người Mỹ đã mạo hiểm đi theo thuyền để học và viết lại thật chi tiết cho người đời sau (đương nhiên ông người Mỹ có mang riêng dụng cụ để đo đạc, và so sánh độ chính xác của người Hawaiian chọn hướng sao và giòng nước để đi ) . Kết quả là những cách tiên đoán đường đi trên Thái Bình Dương của người Hawaiian rất chính xác (khi đem kết quả của địa bàn, la bàn , or whatever dụng cụ của người phương Tây , thì hai kết quả không chênh lệch là mấy ) ...


... Quá hay , nhưng tôi đã thấm mệt, gượng không nổi nữa . Bài học chỉ mới 1/4 mà thôi . Tôi đành mò mẫm trong bóng đen , rón rén ra ngoài . Và suốt ngày hôm đó tôi đã ngủ trong cơn nóng sốt ở ngoài xe tại Bishop Museum parking lot 


No comments:

Post a Comment