Monday, February 6, 2017

Sur Les Frontières du Tonkin - Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung (1885-1887) - Paul Marie Néis/Hoàng Hoa (chuơng 1 - 5)


Chương 1: Thành lập Ủy Ban – Rời Hà Nội bằng tàu chiến - Ðổ bộ tại Chu 

Trong tháng Tư 1885 Pháp và Trung Hoa nêu danh sách một Ủy Ban cho sự phân định các đường biên giới Bắc Bộ để áp dụng điều ba Hiệp ước Tien-Tsin ký kết vào ngày 9 tháng Sáu nǎm 1885. Ðiều khoản này của Hiệp ước được thành hình nhờ ba điều kiện sau: ‘Trong vòng thời hạn 6 tháng sau khi ký kết thoả ước hiện thời, các Ủy viên được chỉ định các bên thỏa ước cao cấp sẽ tiến hành tới các vùng đất để thám sát biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Bộ; họ sẽ đặt các dấu biên giới ở nơi nào cần thiết quyết định làm rõ đường phân định; trong trường hợp họ không thể đồng ý trên vấn đề đặt các dấu biên giới hay trên các chuẩn định chi tiết mà có thể cần thiết đối với biên giới hiện nay của Bắc Bộ, trong mối quan hệ chung của hai nước, họ sẽ đề cập vấn đề đến các chính phủ liên hệ.’

Ðể hoàn thành sứ mạng, chính phủ Pháp gởi các đại diện của ba bộ. Những bộ này là: Bộ Ngoại Giao, ông Bourcier Saint-Chaffray, tổng công sứ, chủ tịch đoàn đại biểu Pháp, ông Scherzer, công sứ tại Canton và bác sĩ Neis, bác sĩ Hải quân và là nhà thám hiểm tại Ðông Dương, các ủy viên; Bộ Chiến Tranh, Trung tá Tisseyre và, cho Bộ Hải quân, Ðại úy Bouinais. Một thư ký cho phòng thủ tướng tại Port-Said, ông Delena, được theo phái đoàn như là thư ký cho ông chủ tịch. Kế tiếp sau đó chúng ta sẽ thấy trong suốt hai nǎm của chuyến du hành, các nhân viên của Ủy ban đã chịu đựng những sự thay đổi đáng kể; hãy để chúng tôi nói ngay rằng ngay từ lúc đến Ðông Dương. Ông Pallu de la Barrière đã rời Ủy ban và không đảm nhiệm bất cứ nhiệm vụ nào trong công việc của nó.

Vì các ông Scherzer và Tisseyre đã từng ở Viễn Ðông, những thành viên khác đã rời Marseilles cùng nhau vào ngày 20 tháng 9 nǎm 1885 và đến Hà Nội vào 1 tháng 11, tại đây họ đã được tiếp đón rất lịch sự bởi Tướng de Courcy và các viên chỉ huy tham mưu của ông. Ðại tá Tisseyre đã ở Hà Nội và ông Scherzer, đã tới đó vài hôm sau, Ủy ban hiện nay đã đầy đủ và chỉ còn việc tiến hành đi lên biên giới.

Các Ủy viên phía Trung Hoa đã gởi lời rằng họ đang chờ đợi tại Long-Chéou, một thành phố Trung Hoa tọa lạc tại các vùng biên của tỉnh Koung-Si, không xa Lạng Sơn lắm, phái đoàn đại biểu Pháp để khởi hành và cùng nhập đoàn chúng tôi tại biên giới.

Rủi thay, Lạng Sơn, đã bị di tản kể từ khi cuộc triệt thoái của Ðại tá Herbringer, đã chưa được tái chiếm lại. Ý định của Tướng de Courcy là phải hoàn toàn bình định khu vực Tam giác châu thổ và, ít nhất trong lúc này, quên đi vấn đề biên giới và ngay cả vùng Thượng du Bắc Bộ. Ðối với tất cả những ai biết rõ về Bắc Bộ, quan điểm này, kết hợp trong nền hành chánh cũng như trong quân đội, có vẽ đã là một cái nhìn sai lầm trước các sự kiện: sự bình định khu vực Tam giác châu thổ có vẽ không thể thực hiện được nếu người ta bỏ cho các bǎng đảng không chính quy phần lớn hơn của lãnh thổ mà, như mọi người biết, giầu có và mầu mỡ về phía bắc, gần Lạng Sơn và Cao Bằng; cũng như, nếu người ta quan niệm Bắc Bộ là con đường thương mại để xuyên vào Trung Hoa, nó sẽ cần thiết để bảo toàn các con đường dẫn đến đấy. Cuối cùng, chúng tôi mắc nợ điều ấy với Trung Hoa, họ đã gởi một Ủy ban Phân định Biên giới đến biên giới chúng tôi, để thực hiện Ðiều 3 của Hiệp định Tien-Tsin. Mặc dù với tất cả lý do này, chỉ còn một khó khǎn duy nhất mà ông Saint-Chaffray đã cố gắng vượt qua những sự lưỡng lự về viên tổng tham mưu và không đầy nǎm tuần lễ chờ đợi ở Hà Nội phái đoàn đại biểu Pháp đã có thể lên đường gia nhập đoàn đại biểu Trung Hoa.

Ðể tới Lạng Sơn, điểm mà chúng tôi có thể dễ dàng với tới được với các đồng nghiệp chúng tôi ở Long-Chéou, tướng Warnet, tham mưu trưởng, chọn một con đường mà tướng Négrier di chuyển vào tháng Hai. Tại Chu, trên sông Lục Nam, chúng tôi hợp đoàn với toán hộ tống, tổ chức bởi tổng tham mưu và dưới chỉ huy của Thiếu tá Servière, và tìm ở đó các tiếp liệu và các phu khuân vác cần thiết cho toán quân này.

Ngày 10 tháng 12 vào buổi sáng, chúng tôi cuối cùng bước xuống hai tầu chiến, Le Moulun và Le Jacquin, chúng sẽ chở tôi đến Lam, bến cảng của Chu. Nhiều bạn đã đến tiển chúng tôi ra đi; mọi người không ai biết khi nào toán quân nhỏ chúng tôi sẽ đến biên giới mà không gặp khó khǎn. Nhưng chúng tôi có tinh thần cao và chúng tôi vui mừng bỏ lại sự thụ động bắt buộc, trong đó chúng tôi tìm thấy chính chúng tôi tại Hà Nội, sau khi sợ rằng chúng tôi sẽ phải từ chối bất cứ cố gắng nào để làm tròn phận sự được chính phủ giao phó.

Tại Hà nội hai sĩ quan địa hình, các Trung úy Vernet và Bohin, đã tham dự cùng Ủy ban. Cũng có những thông dịch viên đi theo, những người vǎn thư và các phục dịch; cũng có một số nhỏ ngựa con thuộc Bắc Bộ, khéo léo, dũng mãnh và không khó nuôi; và 300 phu khuân vác chuyên đãm trách những tiếp liệu cá nhân của Ủy ban được phân chia giữa bốn chiếc tàu buồm chở đầy gạo và đi kèm theo mỗi bên những tàu chiến nhỏ.

Những tàu chiến nhỏ hiếm khi di chuyễn sau lúc hoàng hôn, bởi vì các bờ sông cát sẽ ngǎn chận tất cả sông ngòi tại Bắc Bộ. nhưng đặc biệt vì thuyền trưởng, thấy mình là một sĩ quan duynhất trên tàu, luôn luôn làm nhiệm vụ và không thể nào tiếp tục một ngày đêm làm việc khó khǎn mà không nghĩ ngơi.

Chúng tôi đã thu xếp chỗ nghĩ ấm cúng tại cầu tàu của hai chiếc tàu chiến nhỏ, như thế chở rất nặng nề; vào buổi chiều chúng tôi dựng lên những giường dã chiến kế bên nhau. Những chiếc mùng trắng lớn chỉ vừa bảo vệ chúng tôi khỏi những đám mây muỗi che phủ Sông Hồng, làm cho cây cầu của chiếc Moulun có cái vẽ của một khu nội trú.

Ngày hôm sau chúng tôi đậu tàu tại nơi đối diện Haï-Dzuong và vào ngày thứ mười hai, sau khi vượt qua trước trạm gác Seven Pagodas và Song-Tuong, chúng tôi đi vào sông Loch-Nam, một dòng sông quyến rũ, nhỏ với đầy cây cối dọc hai bên bờ làm cho nó nguy hiểm khi di chuyễn. Vài ngày trước đây, chiếc tàu chiến nhỏ Le Henry-Rivière đã va vào một trong những tảng đá này và chúng tôi nhìn thấy nó mắc cạn trên bờ cát đang chờ nước sông lên để thả nổi lại. Những dòng sông chảy nhanh và các tàu buồm chở đầy gạo mà chúng tôi đang kéo theo, thường xuyên bị đe dọa bị mắc cạn, mặc dù chúng tôi chỉ đi với một tốc độ rất khiêm nhường; một làn gió nhẹ đến làm phức tạp tình huống, chiếc thuyền , bị đưa ra trước gió, đã bị đầy phân nửa và chìm ngay xuống đáy sông trước khi chúng tôi kịp lôi nó lên bờ; những phu khuân vác đã tự cứu mình rất dễ dàng và sự mất mát gạo không quan trọng mấy đối với chúng tôi.

Vào xế trưa, chúng tôi dừng lại tại trạm Lam, nơi chuyến thủy trình của chúng tôi chấm dứt. Trạm này và trạm Chu, chỉ cách nhau bảy cây số, đã chịu đựng bịnh tiêu chảy nặng nề trong chiến dịch vừa qua; vẫn còn có những trường hợp và việc tập trung binh sĩ và các phu khuân vác mà chúng tôi mang theo làm cho chúng tôi sợ sẽ bùng lên một vụ lây lan; vì thế chúng tôi quyết định đi qua khu những vùng lân cận bịnh này một cách nhanh chóng càng tốt.

***

Chương 2: Chu - Dong-Song – Thanh Moi – Tái chiếm Lạng Sơn 

Thiếu tá Servière đã chuẫn bi mọi thứ cho cuộc chuyễn quân ngay lập tức đến Lạng Sơn ; ông tiếp đόn chúng tôi tại Lam và khi ngựa của chúng tôi và hành lý của chúng tôi lên bờ; chúng tôi đi đến trạm ở Chu, để nghỉ qua đêm ở đό.

Đoàn quân được tập trung tại đây; cắm lều trại quanh đồn, nό gồm cό một đại đội của trung đoàn 23, hai đại đội bộ binh Bắc Bộ, một trung đội pháo và 30 lính kỵ Phi châu, toán sau nầy tạo thành một đoàn hộ tống riêng cho Ủy ban. Cảnh tượng ở Chu là một cảnh tượng đẹp mắt nhất suốt đêm, đoàn quân bình thường trú dọc trên những con đường, hoàn toàn nằm gọn trong 1.200 hay 1.500 phu khuân vác hành lý và tiếp tế cho cả đoàn; những phu khuân vác nầy, mỗi người được ban hành chánh phân phát cho một chiếc áo lá dừa và một len đỏ để che mưa, đang tán chuyện và cười nόi suốt đêm thay vì nghỉ ngủ; họ cό vẻ chấp nhận công việc gian nan nầy với tinh thần cao. Tuy nhiên người ta không nên quá tự tin về điều nầy, và mặc dù dòm ngό kỹ lưỡng, khoảng 30 người đã đào ngủ vào lúc khởi hành.

Làng Chu nằm trong giới hạn của những vùng mầu mỡ, xa hơn nữa, về phía Dong-Song, cả xứ đều hoang vắng; đό là vùng mà người An Nam gọi là "xứ của đόi và chết". Mặc dù tình hình khό khǎn của khu vực, cư dân bắt đầu cung cấp cho chợ ở Chu gia cầm trứng và rau quả; chúng tôi ở đό 24 giờ để tổ chức đoàn quân cho hợp lý hơn. Chúng tôi bỏ lại phần lương thực, chỉ mang tiếp liệu trong một tháng mà thôi; việc nầy tạo thành một đoàn tiếp tế đáng kể, bởi vì chúng tôi đã phải mang theo tất cả mọi thứ với chúng tôi và chúng tôi dự đoán rằng chúng tôi sẽ thường phải tiếp đãi các đồng nghiệp Trung Hoa của chúng tôi.

Vào ngày 14 tháng 12 chúng tôi phải khởi hành. Trên đường đi Pho-Cam , dọc theo đường chúng tôi chỉ nhìn thấy một số nhà tranh bị thiêu rụi và các dấu vết của trại quân; những đồng lúa nằm trơ trụi trong nǎm sáu nǎm qua; tuy nhiên đό không là vùng màu mỡ, trước kia nό được canh tác; chính cuộc chiến và cướp bόc đã tàn phá khu vực Bắc Bộ nầy.

Sau khi qua một đồn nhỏ ở Pho-Cam, mà chúng tôi đã rời vào ngày thứ 15 vào buổi sáng, vùng đất cό nhiều cây rừng và ngoạn mục; con đường bǎng ngang nhiều khe lạch khô cạn và cuộc di chuyễn của đoàn quân trở nên khό khǎn cho các phu khuân vác vì thế các cuộc đào ngủ tiếp diễn và một số phu đã chết trên đường vì tiêu chảy hoặc vì chứng bịnh khó nói mà trong các đoàn quân ở Bắc Bộ, báo cáo quá nhiều nạn nhân trong các chiến binh của chúng ta và đặc biệt trong số phu khuân vác, đối với bệnh đό tôi cό thể nêu tên là làm việc quá sức chịu đựng. Một cái đồn nhỏ đã bị bỏ hoang, gọi là trại những con cọp, nhìn suốt con đường và bảo đảm sự thông tin với Dong-Song, nơi chúng tôi đã tới vào khi chiều.

Vị trí nầy đã trãi qua một trong những trường hợp mất vệ sinh nhất ở Bắc Bộ và làm sao mà tránh khỏi được? Đánh nhau đã xảy ra vài tháng cách đây, nhiều xác chết của người Tàu bị giết bởi đoàn quân dũng cảm của Tướng Négrier và đặc biệt xác của phu khuân vác, ngựa và la đã kiệt sức trong cuộc di chuyển khό khǎn nầy đã chỉ được chôn vùi sơ sài; lúc nào người ta cũng hít thở mùi hôi thúi của xác chết và điều đό cũng chẳng ngạc nhiên rằng toán quân trú phòng tại Đông Sơn là một trong những toán quân được đặt trong thử thách nhất.

Ngày 16 chúng tôi ra đi sớm vào buổi sáng; cuộc đi trong ngày sẽ rất gian nan, chúng tôi đã phải vượt qua ngọn Ðèo Quao trên một lối đi gồ ghề, từ đό lại đi vào thung lũng sông Thương, nơi mà chúng tôi vào khu Thanh Moi. Đây là một dòng nước thác lũ chảy dưới chân một núi đá vôi cao, một bức tường thực sự không vượt qua được, chạy dài từ phía tây nam sang đông bắc; đằng sau khối khổng lồ ấy phục vụ như bờ lũy bảo vệ, tên cướp, Cai Kinh, người cό nhiều bǎng nhόm dưới sự chỉ huy của mình, chiếm đόng một vùng thôn quê và đã tạo cho Cai Kinh chúa tể của một vùng. Toán quân nhỏ trú đόng ở Thanh-Moi phải được tǎng cường trong cuộc hành quân phân định. Quyền tham mưu trưởng, Tướng Warnet, Ðại tá Crétin, người đã nắm quyền chỉ huy tất cả nguồn tiếp tế quan trọng của đoàn quân, phải ở lại đây trong suốt thời gian mà chúng tôi phải lưu lại trong những vùng nầy. Trung đội pháo binh và đại đội của Trung Đoàn 23 chỉ huy bởi Đại úy Gignous cũng ở lại Thanh-Moi trong sự luyến tiếc vì tất cả đều muốn tham dự vào lực lượng tái chiếm Lạng Sơn. Chúng tôi biết rõ rằng các đơn vị chính quy Trung Hoa sẽ di tản khỏi thành phố không khό khǎn gì, nhưng chúng tôi không biết liệu một số bǎng đảng của Cai Kinh sẽ kháng cự hay không.

Thanh Moi chỉ vừa được tái chiếm trong vài tuần lễ và những cư dân tự tin đang bắt đầu tụ họp lại quanh một pháo đài nhỏ của chúng tôi để xây dựng lại nhà tranh của họ, và mang từ đáy hang động của khối đất đá khổng lồ Đồng Nai lên, nơi mà họ đã dấu chúng nào heo gà vịt thuốc lá và gạo đem ra chợ. Bức tường đá vôi khổng lồ, dưới chân nό là dòng sông Thương chảy, gồm một tảng đá với một dáng vẻ đặc biệt mà người ta tìm thấy đây đό khắp vùng Bắc Bộ và cũng vẻ đặc biệt nầy các đảo của vịnh Hạ Long là những thí dụ nổi tiếng nhất. Cả khối khổng lồ lởm chởm những hang động thiên nhiên, rất nhiều và sâu, đã là những nơi trú ẩn của cư dân, nhưng thường nhất là nơi trú ẩn của bọn cướp.

Từ Thanh Moi chúng tôi vào vùng chưa biết đến; chúng tôi không biết việc gì sẽ xãy ra và vì thế chúng tôi tuân hành nghiêm nhặt các lệnh tiến quân, các kỵ mã đi đều bước theo nhịp tiến quân của bộ binh, với các con ngựa Bắc Bộ thiếu kiên nhẫn, sống động và nhỏ con trên các lối đi trên núi mà đây gọi là "con đường cái quan từ Huế đi Bắc Kinh". Sự tiến quân chậm chạp và kỹ luật nầy thì vừa cẩn trọng vừa khό khǎn. Tuy nhiên chẳng cό sự cố gì xãy ra. Khoảng cách từ Lạng Sơn quá xa không thể đi liền một mạch, và hơn nữa chúng tôi không nên đến đό vào đêm; bởi thế Thiếu Tá Servière cho lệnh trú quân trong một đồng lúa không khô ráo lắm, dưới chân đỉnh Cắt, đỉnh nầy tạo thành đường phân thủy giữa phía bắc Bộ và Trung Quốc.

Mọi người dựng lều trại nghĩ ngơi, đêm ở đây rất lạnh, vào buổi sáng hàn thử biểu cho thấy 13 độ và chúng tôi không quen với nhiệt độ rất thấp nầy. Từ ban ngày khi chúng tôi trên đường di chuyễn, nhưng không phải là không cό một xúc cảm nào đό: đây là giai đoạn cuối cùng trước khi đến Lạng Sơn. Đường đi khό khǎn vì đỉnh núi Cắt không phải là đoạn đường dễ dàng; cό thể chúng tôi bị tấn công nhưng chúng tôi tự tin, đêm nay Lạng Sơn sẽ được tái chiếm và mọi người đi vui vẻ, chẵng riêng gì các phu khuân vác, những người cãm thấy họ đang cạn hết sức, cό vẽ đi bộ với tinh thần phấn khởi hơn. Dọc theo con đường chúng tôi vẫn tìm thấy những cột trụ bị ngã nhào và các đường dây điện tín bị gián đoạn mà quân đội chúng tôi đã thiết lập đến tận Lạng Sơn. Vào giờ Ngọ chúng tôi dừng lại nghĩ chân; chúng tôi dựng lên chỗ trú ẩn tránh nắng trong vùng cỏ cao để ǎn trưa và trong thời gian này Đại Úy Gachet, dẫn đầu trong đội kỵ binh Phi Châu, tiếp tục đi lên Lạng Sơn mà ông ta đã thấy bị bỏ hoang; và cư dân của nό, những người còn ở trong nhà, đến tiếp đόn họ.

Lúc 4 giờ chiều, chúng tôi tiến vào giữa pháo đài, trên các ngọn đồi khống chế thành phố ở phía sườn tây nam và chúng tôi quan sát cảnh tượng huy hoàng mà vùng đồng bằng Lạng Sơn đã đem lại dưới mắt chúng tôi. Cảnh tượng đầu tiên là thành phố, gồm cό, như tất cả thành phố người An Nam, một khu cό pháo đài xây quanh hay thành phố chính và chợ, nằm vòng ngoài, trong đό những gì mua bán sinh sống. Thành phố cό pháo đài vây quanh đό không còn những tường thành lớn nữa, những nhà kho lúa và những ngôi chùa bị cháy rụi và tang hoang. Tuy nhiên, trên chổ trú ẩn, một ngọn đồi nhỏ xinh xắn bao phủ bởi những cây thông, một ngôi chùa và nhiều nấm mộ vây quanh dường như đã thoát khỏi cơn khủng hoảng tan tác.

Bên kia thành phố là dòng sông Kỳ Cùng lượn quanh uốn khúc, đây là những xuồng nhỏ đang di chuyễn, bên kia dòng sông là những khu phố nhỏ Kỳ Lừa của người Trung Hoa, xây dựng chắc chắn bằng gạch, khống chế bởi hai pháo đài mà giữa nơi đό viên tướng chiến thắng De Negrier đã rủi ro bị một viên đạn trúng chân vào ngày 28 tháng 3, về phía trái hay phải là vùng đồng bằng trải dài mầu mỡ và được canh tác, rải rác là những khối đá vôi lớn có hình dáng bất thường vì xưa kia chúng là các đảo, biển đã ǎn mòn các chân đảo vì thế nhiều đảo đã cό hình dáng chiếc nấm.

Rất nhiều làng mạc và nhiều dân cư dọc theo sông Kỳ Cùng, gần như không còn một cây cau, cây dừa, cây chuối, tạo cho khung cảnh nơi đây hoàn toàn khác với vùng châu thổ sông Hồng.

Lúc 5 giờ chiều chúng tôi chào cờ Pháp được treo trên cổng Bắc của thành phố, và chúng tôi sẽ đồn trú một trong những cǎn nhà trong chợ. Chúng tôi lập tức đi xem cổ thành bị tàn phá và các sĩ quan dẫn chúng tôi đến vị trí nơi Trung úy trẻ Bossant, sĩ quan trực thuộc tướng Brière de l’Isle, người đã ngã gục vì vết thương của một viên đạn bên cạnh vị tướng của ông khi Lạng Sơn được chiếm lại, được mai táng. Những bạn của ông đã xây cho ông một ngôi mộ mà chúng tôi đã nhìn thấy khi chúng tôi trở lại thành phố nầy và sau đό chúng tôi cό vẽ lại dựa trên một trong những bức ảnh của chúng tôi.

Buổi chiều đό, một viên sĩ quan Trung Hoa đến gặp báo cáo cho chúng tôi biết rằng các ủy viên trung Hoa đã đến Long-Chéou và họ đang tiến đến Cổng Trung Hoa. Ngày hôm sau thiếu tá Servière vượt qua sông Kỳ Cùng với một đơn vị nhỏ thám báo và một số nhỏ các đơn vị chính quy Trung Hoa đồn trú trong chợ Kỳ Lừa đã triệt thoái trong hòa bình khi chúng tôi vừa đến.


***

Chương 3: Kilua – Dong-Dang – Các Ủy viên Trung Hoa

Vào ngày 20 tháng 12 ông Scherzer, viên công sứ Quảng Châu, nói được tiếng Trung Hoa, và Thiếu tá Servière đi với phân bộ đến Ðồng Ðǎng, một nơi 15 km cách Lạng Sơn, nơi một nhóm quân chính quy Trung Hoa, dưới quyền chỉ huy của Tướng Tsou, đã lập doanh trại và sửa soạn khu ở cho các ủy viên Trung Hoa và đoàn tùy tùng của họ.

Ðoàn Pháp đã bàn luận với phía Trung Hoa; Thiếu tá Servière và ông Scherzer cũng còn tiếp tục đi tới cổng Trung Hoa, tọa lạc 3 km cách Ðồng Ðǎng và tạo thành biên giới tại đây giữa Bắc Bộ và Trung Hoa.

Về đêm họ trở lại Lạng Sơn, tháp tùng bởi một tin-chaï, một người mang thư chính thức cho ông chủ tịch đoàn đại biểu Pháp, và đã để lại một nhóm nhỏ lính Bắc Bộ ở Ðồng Ðǎng.

Bức thư từ Teng Tcheng-Siéou, chủ tịch của đoàn đại biểu Trung Hoa, người đã tiếp đón các ủy viên Pháp và báo cáo cho họ biết rằng họ sẽ đi từ Long-Chéou đến cổng Trung Hoa. Vừa khi biết được tin này, ông Saint-Chaffary và các đồng nghiệp của ông đã nhất loạt có ý kiến rằng chúng tôi phải đi Ðồng Ðǎng càng sớm càng tốt và chuẫn bị mọi thứ ở đấy. Chúng tôi xem Ðồng Ðǎng là một phần lãnh thổ của Bắc Bộ và nếu các ủy viên người Trung Hoa muốn sống ở thành phố này chúng tôi muốn tiếp đón họ như là những người khách của chúng tôi, trong khả nǎng này lo cho chỗ cư ngụ của họ tốt đẹp nhất, nhưng rõ ràng chứng tỏ cho họ thấy rằng họ đang ở trong nhà của chúng tôi.

Vào sáng ngày hai mươi mốt, chúng tôi lên đường với 30 lính kỵ Phi Châu như là đoàn hộ tống và, ở dưới đáy sâu của thung lũng mầu mỡ, chúng tôi đi theo con đường nối tiếp con đường cái quan qua khỏi Lạng Sơn.

Cây cầu Lạng Sơn đã bị phá hủy trong cuộc triệt thoái của Ðại tá Herbringer; chúng tôi vượt qua Song-Ki-Kong tại một chỗ khá nguy hiểm và vài phút sau đó chúng tôi đã vào trong thị trấn chợ của Kilua, gần như sinh sống đa số bởi người Trung Hoa.

Thành phố nhỏ này có vẽ không phải chịu đựng nhiều tổn thất vì chiến tranh; các cư dân đã nhìn chúng tôi với sự ngạc nhiên hơn là ác ý; chợ búa cung cấp khá đầy đủ và chỉ về phía các pháo đài thì những những gì còn sót lại của những cǎn nhà bị cháy rụi có thể nhìn thấy. Sau Kilua chúng tôi vượt qua những đồng ruộng lúa bao la; về mọi phía, chỉ trừ khoảng cách không xa lắm khỏi con đường, người ta có thể nhìn thấy nhà cửa cư dân trong làng dày đặc; cư dân đã trở lại làm việc và những con trâu lại ra đồng cày bừa.

Sự hiện diện của các toán quân chính quy Trung Hoa, chính họ đã nhượng lại chỗ này cho chúng tôi, đã đủ bảo đảm những người nghèo khổ có một chút an ninh tương đối này bằng cách đẩy lùi các bọn cướp; sự tới nơi của chúng tôi và sự thay đổi chủ không có vẽ làm họ bất ngờ ngoài dự tính. Trong khi chúng tôi tiến về phía Ðồng Ðǎng, vùng đất hai bên những con đường trở nên ít canh tác hơn và cả xứ có vẽ như ít người ở hơn; tuy nhiên, chẳng có chuyện gì xảy đến và đàng sau những ngọn đồi khô cằn dọc theo con đường, chúng tôi thấy có những thung lũng phì nhiêu, làng mạc đông đúc và những cây hồi sao là sự giàu có của địa phương trong các chuyến đi của chúng tôi. Trên hầu hết các ngọn đồi nhìn xuống con đường, người ta cũng thấy những dấu vết của các đồn binh Trung Quốc và những đồn nhỏ này gia tǎng nhiều hơn khi chúng tôi tiến đến Ðồng Ðǎng; ngoài ra, chúng thường gồm có một hố rãnh và bờ thành đất viền trên đỉnh.

Ðồng Ðǎng là một cái chợ có chút tầm quan trọng, tọa lạc ngay tiếp giáp của con đường chạy lên phương bắc, đi Thất Khê và đến Cao Bằng, và con đường từ Lạng Sơn đến Cổng Trung Hoa. Chúng tôi tìm thấy thành phố, trước kia người Trung Hoa ở, họ đã trao đổi mua bán gạo lúa và sản xuất dầu hồi với Trung Hoa, một số đã bỏ chạy; trong số ba hay bốn con đường của thành phố chỉ có một phần của khu trung tâm lớn vẫn còn; phần còn lại đã bị đốt cháy và phá hủy trong các trận đánh xãy ra vào đầu nǎm. Ðược xây dựng bằng gạch dưới chân những khối đá vôi khổng lồ tương tự như núi Ðồng Nai mà như chúng tôi đã nói, hai bên bờ của giòng nước trong suốt đang chảy, chúng tôi nhìn thấy một cảnh tượng rất ngoạn mục như đã nhìn thấy ở Lạng Sơn, giữa ba ngôi chùa lớn, bảo tồn kỹ lưỡng, tường có lỗ châu mai và được sử dụng như các lô cốt; nó bị khống chế bởi một ngôi chùa nhỏ mà có vẽ xuất hiện từ một cái hang khoét vào trong vách núi cao, che rợp bởi bóng cây. Chính cái cảnh tượng không đều đặn chung quanh ấy hứa hẹn chúng tôi những cuộc đi thú vị trong thời gian nhàn rỗi bỏ qua các hoạt động phân định biên giới.

Thời gian rỗi rãnh này chỉ để cám ơn, vì những sự chậm chạp, và sự hay tranh cải khó chịu đựng đến các đồng nghiệp Trung Hoa. Thủ tục được tiến hành như sau, nơi gặp gỡ, sự hộ tống của các đoàn tùy tùng cho mỗi đoàn đại biểu – đây là những vấn đề nghiêm chỉnh và quan trọng mà đã phí đi của chúng tôi 15 ngày ngay từ đầu. Cuối cùng chúng tôi đồng ý rằng các cuộc họp sẽ xãy ra thay phiên ở nơi của các ủy viên Trung Hoa, tại Cổng Trung Hoa (tiếng An Nam gọi là Cửa Ải và tiếng Trung Hoa gọi là Trấn-Nam-Quan) và ở nơi chúng tôi, trong ngôi chùa trong khu trung tâm lớn của Ðồng Ðǎng. Hai đoàn đại biểu sẽ được hộ tống bởi các binh sĩ từ các nước của họ, không có vũ khí, khi họ viếng nơi phía bên kia. Sau nhiều cuộc thǎm viếng và thư từ sơ khởi, sau quà biếu và các cuộc viếng thǎm đầu nǎm mới, chúng tôi chuẩn bị gặp gỡ, không phải không gặp khó khǎn, chính thức cho lần đầu vào ngày 12 tháng Giêng nǎm 1886 tại Ðồng Ðǎng.

Rồi những lời yêu cầu phóng đại nhất bắt đầu bắt đầu xuất hiện từ phía đoàn đại biểu Trung Hoa, nhưng các ủy viên chỉ đưa ra thảo luận từ chút một; một nửa các cuộc họp trôi qua với những lời ngợi khen không chủ đích và không thể nào thực hiện được hơn hai hay ba buổi họp một tuần. Phải cần đến biết bao nhiêu kiên nhẫn, khéo léo và cũng cương quyết từ ông chủ tịch, người thường biết rằng ông ta đồng ý với các đồng nghiệp của ông ta, là người duy nhất phải lên tiếng trong các buổi họp, người ta có thể tưởng tượng khi chúng tôi nói rằng, sau hai lần tan vỡ các cuộc bàn cải, vào ngày 20 tháng Ba thì các hoạt động hiệu quả về công tác thám báo vùng biên giới mới thực sự bắt đầu.

May mắn thay chúng tôi không phải báo cáo lại lịch sử của các âm mưu không thú vị gì của người Trung Hoa; chúng tôi có thể nói vắn tắt là, mặc dù những công việc đàm phán phiền hà này, mối liên hệ giữa hai phái đoàn luôn luôn lịch sự nhất và thân thiện nhất.

Dǎm sáu lần, chúng tôi mời nhau ǎn cơm tối. Ðoàn đại biểu Pháp đã cố gắng hết sức để đáp lại đoàn đại biểu Trung Hoa vì các bửa ǎn thịnh soạn và những bửa ǎn đáng ghét trong đó nào là tổ yến, vi cá mập, dưa chuột biển và các món ǎn khác không thể tưởng tượng được mãi sau mới biết đã được phục vụ trong sự xa xỉ đối với chúng tôi, trộn với rượu đế nóng, món trà không có hương thơm là món ưa chuộng của các quan Trung Hoa, nhưng cũng với rượu champagn loại thượng hạng mà các đồng nghiệp chúng tôi đã không dám coi thường.

Theo lời khuyên của viên công sứ Quảng Châu, người duy nhất giữa chúng tôi quen với tập quán của các viên quan Trung Hoa, tất cả các cuộc họp chính thức ở nhà cũng như ở tại nơi các đồng nghiệp chúng tôi, được tổ chức quanh bàn với bánh kẹo, trái cây và mức, trong khi uống trà và champagne và hút xì gà.

Ðôi lúc, sau một cuộc bàn cải nóng hổi trong đó chúng tôi thấy rằng một sự đồng ý không thể nào đạt được, Teng, chủ tịch của đoàn đại biểu Trung Hoa thay đổi nét mặt và nhận một nụ cười, yêu cầu rằng công việc nên gát qua một bên trong ít phút và rằng chúng ta nên tán gẩu về chuyện này chuyện nọ qua một thông dịch viên cho tới khi một trong hai vị chủ tịch đề nghị chúng ta nên tiếp tục nói chuyện; cuộc tranh luận rồi bắt đầu lại tại nơi đã bị bỏ dở. Tuy nhiên chúng tôi cũng ghi chú tại đây là thủ tục sau đây cho cuộc bàn luận đã sử dụng liên tục làm chúng tôi mất nhiều thì giờ. Bất cứ khi nào một vấn đề đã được đưa ra tranh luận và chủ tịch Teng thấy là ông ta đã bí lối, thì viên quan thứ hai, Wang Tchhouen, lại tiếp tục cùng những từ giống nhau và với một điệu bộ rằng ông ta tin tưởng chúng ta nên bắt đầu lại với ông; rồi sau đó đến lượt Li-Hong-Jouei, cựu giám đốc công binh xưởng tại Thượng Hải và ủy viên thứ ba, người mà với lối lý luận vòng vo và lộn xộn nhất, triển khai những lý luận giống nhau làm như không có một lời nào đã được nói trước khi ông ta nói. Chúng tôi không nói gì về Li-Ping-Heng, viên thống đốc Quảng Tây, một viên quan già Mãn Thanh, người không bao giờ tham dự vào vào các cuộc thảo luận ngoại trừ với một thái độ và những cái cười đểu giả và người mà ông Saint-Chaffray đã phải gọi lại ra lệnh dǎm sáu lần vì những lệnh của ông Teng.

Chúng tôi thiếu những thông dịch viên vì ông Scherzer và ông Haïtce, người kế tục ông ta tại Ủy ban, mặc dù họ biết tiếng Trung Hoa, không thể nào, trong khả nǎng là các ủy viên của Ủy ban, giới hạn chính họ vào vai trò khó khǎn và phụ thuộc này, nhiệm vụ của họ là điều khiển sự thông dịch; những đồng nghiệp Trung Hoa còn tệ hơn chúng tôi nhiều. Ngoài ông James Hart, em của Ngài Robert Hart, tháp tùng đoàn đại biểu Trung Hoa như là cố vấn và người rất thường đồng ý, đặc biệt trong các cuộc thảo luận riêng, phục vụ như một nhà trung gian, Li, một kỹ sư của Hải quân Trung Quốc, người tùy viên cho Công binh xưởng tại Fou-tchéou với thiếu tá Gicquel và người đã nhận bằng cấp tại Pháp, đã hầu như luôn luôn là người thông dịch.

Sau hơn hai tháng thảo luận không chấm dứt, sau khi đỗ vỡ hai buổi họp và yêu cầu chỉ thị từ các chính quyền mỗi bên trách nhiệm, chúng tôi cố gắng đồng ý những điều sau: chúng tôi sẽ bắt đầu với công tác thám sát biên giới cũ, biên giới duy nhất đã tồn tại đối với chúng tôi, rồi chúng tôi sẽ đồng ý trên các chi tiết chuẫn định mà có thể được áp dụng cho đường biên giới cũ đó và chúng tôi sẽ đặt dấu mốc biên giới sau khi hoàn tất các nhiệm vụ này.

Chủ tịch Teng nghiêm khắc từ chối đi đến tận các địa điểm, người ta quyết định rằng hai vị chủ tịch sẽ đi không đi quan sát và rằng các ủy viên khác, đi trong đoàn tiếp tế, sẽ du hành dọc theo biên giới, bắt đầu với khu vực chung quanh chiếc Cổng Trung Hoa.


***

Chương 4 : Chiếm đóng Thất Khê - Những tên cướp – Cái chết của ông Scherzer

Trong những cuộc thảo luận này Thiếu tá Servière đã không giữ thái độ tiêu cực. Ngay lập tức sau khi đã tổ chức đồn ở Ðồng Ðǎng và bảo đảm sự phòng thủ của nó, ông tiến hành đi về phía Bắc và, đã không gặp phải sự kháng cự nào, Thất Khê bị chiếm đóng, một cái đồn rất quan trọng vào khoảng ba ngày đường phía Bắc của Ðồng Ðǎng nó phục vụ như một cǎn cứ tiếp liệu hổ trợ của Cai Kinh; ông đã để lại một đại đội bộ binh Bắc Bộ tại đây. Trong suốt thời gian này, Ðại tá Crétin, người đã di chuyễn bộ tham mưu của ông từ Thanh Mọi đến Lạng Sơn, tổ chức tuyến chặng dừng rất chu đáo, và Ủy ban có thể tiến hành với sự an ninh tương đối. Chúng tôi dùng cơ hội để gởi các sĩ quan địa hình, các ông Vernet và Bohin, với sự yễm trợ yếu ớt của lính tập, để tiến hành ngay khảo sát biên giới; sứ mạng này chắc chắn không thể không có nguy hiểm. Nếu họ bất thình lình, như là không tránh được, trong khi đi làm những cuộc khảo sát địa hình, để vượt qua đường biên giới sang phía Trung Hoa, họ luôn luôn, thật vậy, được cảnh cáo bằng lối tế nhị bởi những thẩm quyền Trung Hoa và họ vội vã làm đúng như lời cảnh báo đó. Nhưng, ngay cả sau khi chiếm đóng Thất Khê, các nhóm cướp bóc vẫn không dứt hoành hành tại khu vực. Ðường triệt thoái của các bǎng đảng bị tan rã của Cai Kinh, y đã rút sang Trung Hoa, mang theo đồ cướp bóc và đặc biệt các phụ nữ bị cướp trong khu châu thổ, đi qua giữa Ðồng Ðǎng và Thất Khê. Cả vùng phương Bắc đầy núi đồi trùng điệp này chằng chịt với các lối đi qua nhiều đèo ải dẫn từ Bắc Bộ sang Trung Hoa. Vào đầu tháng Giêng, các ông Bohin và Vernet, để lại 10 bộ binh Bắc Bộ để đi khảo sát biên giới giữa Ðồng Ðǎng và Bản Tao, tọa lạc chỉ 10 km cách nhau, quan sát, khi họ đi đến gần làng này, một số cướp vội vàng đào thoát khi trông thấy họ. Cùng lúc ấy họ nhìn thấy tám phụ nữ An Nam với các đứa trẻ con chạy vội về phía họ nằm sấp xuống dưới chân họ. Họ nói họ bị bắt cóc từ dưới vùng châu thổ và rằng lúc này một toán lính, hơn 300 người khoẻ mạnh, đang áp giãi họ sang Trung Hoa. Những tên cướp, bọn này đã lấy một tiểu đội nhỏ của các sĩ quan địa hình làm tiền sát cho nhiều nhóm khác, đã bỏ chạy và một trong những phụ nữ, vợ của một lính bộ binh An Nam từ tỉnh Bắc Ninh, đã nhận ra bộ đồng phục lính tập, đã chạy đến xin che chở. Những kẻ bất hạnh này, lã người bởi mệt nhọc và cướp đoạt, được đem về Ðồng Ðǎng nơi họ được tạm chǎm sóc và, sau khi họ đã cho những tin tức quý giá về các bǎng đảng cướp cho các chức trách quân sự, họ có thể trở về với gia đình của họ.

Như thế các cuộc thám sát, dù vài cây số khỏi Ðồng Ðǎng, không phải không có nguy hiểm trong lúc ban đầu, và khi cơn mưa nhẹ, mỏng, và dầy đặc trút xuống gần như liên tục dễ chịu hơn, chúng tôi chỉ có thể khám phá nhiều hơn khu chung quanh trên lưng ngựa thôi, với võ khí, và trước và sau bởi các lính kỵ Phi Châu, một phương cách không hay khi nghiên cứu về người dân và tài nguyên của xứ và để làm quen với phong tục tập quán, vǎn minh, ngôn ngữ, v. v… của dân tộc ít người Thô, sống trong vùng Ðồng Ðǎng.

Tuy nhiên, chúng tôi có thể, ngay từ những ngày đầu, đi đó đây đến con đường đã quen biết đến Lạng Sơn, và thú vị hơn, đến Thất Khê. Về phía đó, con đường gần như liên tục chạy theo phía bên phải là biên giới, được tạo thành bởi dẫy đá vôi mà đôi khi nhô cao thẳng đứng như một bức tường khổng lồ,và đôi khi được tạo thành bởi một loạt những đỉnh núi liên tục nối liền nhau bằng những thung lũng nhỏ, rất sâu. Nhiều hang động đã được đào khoét bởi thiên nhiên vào trong tường đá; một số hang động do người Thô ở, những người này tìm kiếm nơi ẩn náu đó trốn bọn cướp; đó là những hang động khó đi tới được và người ta chỉ có thể đến đó bằng cách sử dụng một cây thang tre dài mà người Thô kéo lên hằng đêm khi có nguy hiểm; những hang động khác đã biến đổi thành chùa và trong đó chứa nhiều tượng Phật chế tạo thô sơ. Về phía trái của con đường là các ngọn đồi tròn nhỏ, có cỏ cao bao phủ và được tách rời bởi các thung lũng có các ruộng lúa canh tác trãi dài đến tận chân các núi đá vôi.

Một hôm khi Ðại úy Bouinais và tôi đã thám hiểm xa hơn bình thường trên đường đi Thất Khê, trước sau đều có các kỵ binh Phi Châu theo lệnh của chúng tôi đi kèm, chúng tôi được cảnh báo bởi hai kỵ binh của toán tiền sát rằng họ đã nhìn thấy ở cua quẹo của con đường, khoảng dưới 100 mét phía trước, có một nhóm cướp.

Thật ra, chúng tôi đã nhìn thấy một nhóm có võ trang, người dẫn đầu bọn thét to có vẽ như là một dấu hiệu kêu gọi và chúng tôi có thể rõ ràng nhìn thấy súng và giáo. Lập tức có hai lính kỵ đi kèm phía sau, chúng tôi đón bắt cả hai và chúng tôi bắt gặp, trước khi họ có thể trốn thoát, rằng chúng tôi đã làm chủ tình hình qua sáu cư dân địa phương đã đầu hàng dễ dàng. Nhưng võ khí đã biến mất: không tìm thấy súng, và cũng không có giáo mác. Tôi hỏi tên có vẽ là đứng đầu toán: y trả lời rằng chẳng bao giờ có súng hay võ khí nào và rằng y không phải là các tên cướp; tôi khǎng khǎng và đe dọa, sử dụng kiến thức đầy đủ nhưng hạn chế của tôi về tiếng An Nam để giãi thích rằng y chối vô ích vì chúng tôi đã nhìn thấy võ khí của hắn; y tiếp tục phản đối mãnh liệt cho rằng y vô tội. Trong cuộc tranh cãi, Ðại úy Bouinais đã hạ lệnh cho hai kỵ binh Phi Châu xuống ngựa lục soát trong đám cỏ cao giáp ranh với con đường, họ tìm ra ngay ba súng hỏa mai với ngòi nổ vẫn đanh cháy, một khẩu sung ngựa nạp đạn sẵn, vài cây gươm giáo. Không thể nào trốn thoát được, chúng đã giấu võ khí. Như vậy, chúng tôi tin rằng đã bắt được các tên cướp nguy hiểm, chúng tôi áp giãi chúng đi giữa chúng tôi và đưa chúng như là các tù nhân về Ðồng Ðǎng, chúng tôi rất hãnh diện về việc bắt giữ này.

Hơn nữa chúng đã ngoan ngoãn và không phản đối để được dẫn độ; rồi, một khi tới và đặt lên tay của nhà cầm quyền quân sự, tên đầu đảng đã trình một tờ giấy viết bằng chữ Pháp, mà y đã dấu chúng tôi, và tờ giấy ấy chính là sự chỉ định bang-bièn hay cảnh sát trưởng, được ký bởi Thiếu tá Servière. Ngoài ra Thiếu tá còn xác nhận là người của ông, khi bị hỏi về hành vi khác thường đối với chúng tôi, trả lời rằng y đang đi tuần tra trên đường, võ khí sẳn sàng bắn thì nhìn thấy sáu kỵ mã đi tới phía hắn làm hắn hoảng kinh; hắn liền vội dấu võ khí đi. Khi các thứ võ khí này bị khám phá, vì hắn biết không bị hãm hại trước khi xử án, hắn thích đi và giãi thích ở Ðồng Ðǎng cho Thiếu tá, hơn là trình thư chỉ định cho chúng tôi.

Như thế chúng tôi đã bắt cảnh sát, tin rằng chúng tôi đã bắt cướp; chúng tôi đã, tôi nhìn nhận, khá mơ hồ và thất vọng. Tuy nhiên nghĩ về sự sợ hãi của những người này khi nhìn thấy chúng tôi, về dấu hiệu của người đầu đảng khi kêu gọi, về thái độ kỳ quặc đối với chúng tôi, chúng tôi luôn ngờ vực và không thể tự thuyết phục rằng các ý định của họ là trong sạch như họ cố làm ra vẽ. Họ có thể dễ dàng, trong thời buổi khó khǎn này, chơi trò chơi nhị trùng và vai trò của kẻ cướp và cảnh sát viên không phải không tương thích.

Sau vài tuần lễ trời trở nên lạnh hơn và khô hơn; nhiệt độ vào buổi sáng thay đổi giữa 6 và 12 độ; vùng đất trở nên an toàn hơn và đặc biệt niềm tự tin của chúng tôi vào cư dân lớn hơn và chúng tôi có thể đảm trách vài cuộc du hành thú vị; chính vào lúc này chúng tôi đã gặp chuyện chẳng lành mất đi một người trong số của chúng tôi.

Ông Scherzer đã bị kiết lỵ kinh niên từ hơn 18 tháng qua, bị lây nhiểm trong chiến dịch vất vã gian khổ mà ông ta đã tham dự trong suốt cuộc chiến tranh vừa qua, trên các con tàu củ hạm đội của Ðô đốc Courbet. Khi ông ta gia nhập chúng tôi tại Hà Nội, ông ta vẫn trông khoẻ mạnh, ǎn uống rất tốt và cho thấy mọi dấu hiệu khoẻ mạnh; tuy nhiên, ông ta bị bệnh nặng nề và ông ta cảm thấy điều đó, nhưng tôi không đúng để khǎng khǎng làm ông bỏ kế hoạch đi theo chúng tôi, ông sẽ không bao giờ nghe việc này. Sứ mạng mà chúng tôi phải hoàn tất thì thú vị và khó khǎn, còn có thể nguy hiểm nữa: ông không muốn bỏ qua cơ hội với bất cứ giá nào; ông ta cũng cảm thấy rằng ông là người duy nhất trong chúng tôi hiểu tiếng Trung Hoa, sự vắng mặt của ông có thể gây cho phái đoàn Pháp nhiều vấn đề lớn. Ông đã chịu đựng cuộc hành trình khá giõi, nhưng trong lúc nghĩ chân tại Ðồng Ðǎng tình trạng của ông trở nên tồi tệ nhanh chóng; chỗ chúng tôi ở trong khu nhà Trung Hoa, mở rộng bốn phía ở sân dưới sát mặt đất, cùng với thời tiết lạnh và sương mù, thật không có cơ hội nào để chữa bịnh mà, bởi không có sữa tươi, trở thành ảo tưởng.

Bệnh tình tiến triển nhanh chóng và ông ta lạm dụng sức khoẻ mình, trên lưng ngựa và tham dự hội họp cho đến phút cuối, luôn luôn vui và thỏa mãn và không bao giờ muốn nghe về chuyện trở về nước Pháp trước khi hoàn thành công việc của chúng tôi. Vào đầu tháng Hai, một nhân viên tháp tùng phái đoàn đã từ Paris đến, ông Haïtce, một cựu sinh viên của trường Ngôn Ngữ Phương Ðông; ông biết tiếng Trung Hoa và sự có mặt của ông có thể cho phép ông Scherzer rời chúng tôi; ông ấy chỉ đồng ý ra đi vào phút cuối cùng, vào cuối tháng Hai; trên đường trở về ông nhận huy chương Chữ Thập Lê Dương Danh Dự, nhưng ông đã không về tới nước Pháp và đã chết khi vượt qua Biển Ðỏ.


***

Chương 5: Chợ Ðồng Ðǎng - Người Thô - Sản Xuất Dầu Hồi

Dân chúng khắp vùng Ðồng Ðǎng chẳng bao lâu đã lấy lại tự tin, và Ðại tá Crétin đã có thể tìm đủ lượng lúa gạo chẳng những cung cấp cho binh sĩ tại địa phương mà còn đủ gởi đi đến các đồn Thanh Moi và Ðông Sơn. Mỗi ngày chợ Lạng Sơn được cung cấp gia cầm, cá từ sông Kỳ Cùng và rau quả và, vào các ngày thứ Nǎm có heo, bò, thuốc lá và thuốc phiện và rượu gạo đầy đủ trong chợ. Ngay cả toán tiếp tế có thể nhận được khoảng 30 con ngựa con với giá từ 15 đến 20 đồng bạc (60 đến 80 đồng Pháp). Mặc dù vậy, chợ làng Tàu ở Kỳ Lừa luôn luôn vẫn bận rộn hơn chợ ở Lạng Sơn.

Tại Ðồng Ðǎng thật khó mà ngǎn chận người từ các làng lân cận đi đến Cổng Trung Hoa vì họ vẫn quen như vậy, nơi mà nǎm đến sáu ngàn quân chính quy đồn trú tại các pháo đài, các ủy viên Trung Hoa, toán hộ tống của họ và nhiều đầy tớ đại diện cho khối khách hàng và tiêu thụ đáng tôn trọng; tuy nhiên, cư dân nhanh chóng quen với cuộc họp tại Ðồng Ðǎng ít nhất mỗi ngày thứ Bảy và chợ trở nên đông rất đáng kể.

Từ ban sáng người dân đã từ mọi con đường đi đến chợ, mang theo các giỏ rỗ nặng. Trong đường phố tụ tập các người bán ngỗng, gà trống thiến, gà con, những người bán dầu đu đủ và dầu đậu phộng và rượu gạo, ngồi phía sau các chum lớn, và cũng có những người bán rau, bán khoai lang, khoai mỡ khoai mài, khoai sọ khoai môn, bầu bí, củ nǎng, v. v… Khu chợ đầy ấp bốn dẫy cửa tiệm.

Những người bán thuốc phiện trưng bày các sản phẩm của họ trên các bàn nhỏ - thuốc phiện từ Vân Nam và từ Quảng Tây, tuy nhiên có phẩm chất thấp mà họ hay thường bán với các lượng nhỏ, vì nó được cân bằng bạc. Xa hơn một chút, nhiều cửa hàng Tàu bán tạp hóa và các sản phẩm đa dạng trưng bày các chiếc gương nhỏ, dao, ống hút thuốc phiện, v. v… trên đất và vải vóc có nguồn gốc từ nước Anh. Gần với ngôi chùa, xa hơn đấy một chút, bị cột chặt trong các giỏ tre và với các tiếng kêu rên rĩ thảm thương là các con heo mọi cở lớn nhỏ và các con chó sẽ phải bị làm thịt.

Các quầy đông nhất và nhiều nhất là các quầy, sắp xếp từng dẫy, của các bà già, mỗi người ở sau các đống thuốc hút được cắt nhuyễn sẳn và lá cây thuốc. Trước mỗi người có một cái đèn nhỏ, một hủ chứa dầu đu đủ trong đó ngọn bấc đang cháy. Gần với ngọn đèn là một cái ống hút làm bằng tre cở một nắm tay, ở đầu dưới có gắn chặt một thanh tre thứ hai rộng như chiếc lông ngỗng. Phần dưới của thanh tre lớn chứa đầy nước; đây là ống hút nước của người Thô, loại ống hút này cũng có thể được tìm thấy ở nhiều nơi khác ở Ðông Dương. Người mua đi tấp nập quanh những người bán hàng và đi từ người này đến người khác, hút một ống ở mỗi quầy để biết về loại thuốc mình muốn chọn.

Gần đấy là những người bán lá trầu và vôi. Sở hữu một lượng nhỏ các hạt cau khô, họ thay thế nó bằng lá thuốc, vỏ cây phơi khô và cao su.

Quân trú phòng ở Ðồng Ðǎng, gồm có một phân ban của Trung đoàn thứ 23, một đại đội bộ binh người An Nam và một trung đội kỵ binh người Phi Châu, đi bộ nhàn nhã qua chợ không hề xãy ra chuyện gì. Ðôi khi một vài lính chính quy mặc đồng phục đến từ Cổng Trung Hoa cố vào chợ và họ được lịch sự mời đi mà không có một chút phản đối.

Ðường dây điện tín đã được thiết lập lại giữa Lạng Sơn và Ðồng Ðǎng; những con đường được tu sửa lại làm cho việc kiểm soát dễ dàng hơn; cũng vậy, cai trị an toàn hơn trong vùng, chúng tôi có thể đi lại mà không cần toán hộ tống và vì thế thường đi đến các làng Thô nghiên cứu về họ chi tiết hơn. Đây là những người khoẻ mạnh, chiều cao trung bình, với vài nét giống người An Nam và người miền Nam Trung Hoa. Họ không có gò má cao, mũi ít xẹp hơn mũi của người An Nam, tóc dài và quần áo họ có; phụ nữ Thô không mặc kékan (quần dài người An Nam), nhưng một cái váy ngắn bằng vải thô, như các phụ nữ Lào. Ngôn ngữ hoàn toàn khác với tiếng An Nam. Trong đó chúng tôi tìm thấy nhiều từ Thái và Lào trong hầu hết các trường hợp thông thường như kinkao, có nghĩa là ‘ǎn cơm’ và nói chung là ‘ǎn’. Thứ ngôn ngữ này, chúng tôi được biết, cũng có nhiều từ Quảng Ðông. Cùng như các trường hợp với nhiều dân tộc sống rời rạc và giữa họ sự thông tin liên lạc khó khǎn, có nhiều thổ âm. Những chức sắc hầu như đều biết tiếng Quảng Ðông và đôi lúc tiếng An Nam nữa. Họ là những người chủ yếu là nhà nông; tôi không biết các khả nǎng khác trong số họ, ngoại trừ, trong một số gia đình nào đó, nghề pha chế bạc và làm bông tai đặc biệt vòng đeo tay khá nhiều hình thù nguyên thủy. Tại trại người ta cũng tìm thấy rỗ sàng gạo, hình dạng cải tiến, mà họ tự chế lấy, ngoại trừ các phụ tùng kim loại mà họ nhận được từ Trung Hoa, như họ làm đối với các đồ dùng trong nhà của họ.

Quanh Ðồng Ðǎng chúng tôi có thể phân biệt hai miền khác nhau. Một miền nằm giữa hai con đường, con đường đến Cổng Nam Quan và đường kia đến Thất Khê, và có vẽ rừng núi, khô cằn, và gồm những núi đá vôi khổng lồ, miền kia, như chúng tôi vừa nói, có những hình dạng kỳ lạ méo mó, và đôi khi có vẽ xám hay trắng hoa cương vào ban ngày, và đôi lúc bị bao phủ bởi cỏ sậy cao và thường cũng, giữa những tảng đá, có những loại hoa trang trí thật đẹp.

Nếu bạn trèo lên một trong nhiều con đường dốc này bǎng ngang qua rặng núi thứ nhất, bạn sẽ tới, sau khi trèo qua hai đến ba trǎm thước xuyên qua những đường đèo hẹp, đôi khi bị niêm kín bởi những tấm cửa tre hay được bảo vệ bởi hàng rào những viên đá khô, ở một khu đất trống giao lưu thật sự, vây chung quanh bằng những ngọn đồi thẳng, ở giữa đó nhô lên một số viên đá lẽ loi và cùng cấu trúc của các ngọn đồi.

Những khu đất trống này, tương tự như những cái đươc xây dựng bằng đảo của vịnh. Dọc theo, hơi khá bất thường; đất ở đây mầu mỡ và trồng trọt tốt trên các cánh đồng cỏ; chúng tôi gặp vài con trâu và ở các góc của cánh đồng chúng tôi quan sát thấy các làng Thô, mỗi làng có ba hay bốn lều tranh, nằm sát với dòng nước, đôi khi nấp kín trong các khe đá, đôi khi ngay cả dùng những hang sâu trong các sườn núi, như là các nhà kho. Những nhà tranh, dựng bằng các trụ, một thước cao hơn mặt đất, trông rất giống những nhà tranh của người Lào hay Mường; chúng có vẽ dơ bẩn hơn, và ít ấm cúng hơn; chúng tôi ghi nhận cùng một sự thiếu thốn đồ đạt, nhưng chúng tôi không thể quên rằng những con người khốn khổ này ở vùng biên giới thường xuyên gặp phải, trong nhiều nǎm tháng, những cuộc tấn công của bọn cướp.

Dǎm sáu khu đất trống được nối bởi những đường đèo hẹp; chúng trông giống nhau và bạn phải định hướng cẩn thận để không bị đi lạc trong những mê trận này, vì các làng khác xa nhau và một phần bị bỏ hoang, những tảng đá rời rạc phô bày những hình nấm như trong đồng bằng Lạng Sơn và ở chân chúng người ta chú ý hành động rõ ràng của biển, những đợt sóng mà trước kia đã đánh vào chúng. Thêm vào với lúa gạo, người ta đôi khi gặp những cánh đồng trồng củ khoai môn trong khu vực này, tại hầu hết các vùng bị ngập nước, và một vài mãnh đất trồng rau quả trong các khu rào quanh nhà. Thú sǎn thì hiếm ở đây: không có nai và vài mèo rừng; người ta gặp phải vài con chim trĩ trong khu cỏ sậy cao, các loài vịt nước trong các khu ẩm nước và rất ít gà nước dọc theo các con lạch.

Phần còn lại của xứ khác hoàn toàn với khu vực mà chúng ta vừa mô tả, cả vùng bị che phủ toàn thể bởi các núi đồi tạo bởi các lớp đá bùn và đất sét có sắt và người ta hiếm thấy một tảng đá trần trụi trên các cạnh tròn được bao phủ với cỏ cao, ít nhất dọc theo con đường. Vừa khi người ta đi sâu hơn vào trong xứ, xa cách hẳn với các con đường chính, người ta sẽ đi tới, bằng cách đi theo những đường mòn, các làng đông người hơn, giàu hơn những cái làng trong vùng trước; những thung lũng được canh tác với các ruộng lúa và các đồi được bao phủ với các rừng cây trồng đều đặn mà, ngay cả không phải là nhà thực vật học, người ta lập tức nhận ra từ cái mùi mạnh với mùi thơm của hồi tiết ra.

Cây hồi là một loại Magnoliacae quyến rũ mọc, theo họ nói, đồng thời trong một số rừng nguyên thủy của khu vực này, nhưng người ta tìm thấy nó đặc biệt được trồng bởi người Thô trên các sườn đồi. Ðó là loại cây cao từ 10 đến 15m, có những chiếc lá xanh, trông như cây sim lớn với hình thù hình kim tự tháp khá kỳ lạ, có những cành thẳng tuột, và các lá chỉ mọc ở các đầu cành.

Việc trồng trọt những cây này là nguồn gốc của sự giàu có của cả xứ bởi vì dầu hồi hay chính tinh chất dầu hồi được quan tâm cao được trích ra từ trái hồi. Cả cây hồi, vỏ cũng như lá, tiết ra mùi hồi rất hǎng; chính các hoa mùi xuất hiện vào tháng Giêng với, những chùm hoa nhỏ màu trắng ở cuối các cành; những trái hồi bắt đầu hình thành và mọc lớn hơn rất nhanh và rồi chín khá chậm, tích tụ các tinh chất dầu hồi trong các vỏ sợi thẳng xung quanh hạt. Vào tháng Sáu hay tháng Bảy trái đã chín, nhưng trong vài nǎm, có lẽ vì sự mất an toàn của xứ, mà bắt buộc người trồng phải bán đi nông sản càng sớm càng tốt, mùa gặt được làm trước, khi trái vẫn còn xanh. Thói quen này, gây tổn hại cho người trồng cũng như cho người tiêu thụ, sẽ chấm dứt khi người Pháp trở nên quan tâm nghiêm chỉnh vào sự sản xuất loại tinh chất này và có thể mua mùa gặt tại cánh đồng. Thật ra, người Thô trồng trọt cây hồi nhưng họ luôn luôn bán trái hồi cho người Trung Hoa là những người độc quyền sản xuất dầu hồi.

Một nhà thực vật học nổi tiếng, ông Balansa, người sống cùng với tôi tại Ðồng Ðǎng từ ngày 30 tháng Giêng đến 25 tháng Hai đã cùng tôi đi nhiều chuyến du ngoạn, cho tôi một chút thông tin về vấn đề này: ‘Vào mùa hè, người ta thấy người Trung Hoa thiết lập trong các làng nơi cây hồi được trồng. Hầu như tất cả xuất phát từ Quảng Tây; họ đến tỉnh Lạng Sơn chỉ vào thời điểm sản xuất này, mang theo họ các dụng cụ hoặc một cái chảo lớn, các bộ phận khác của dụng cụ có thể được tìm thấy tại chỗ. Khi dầu hồi được làm ra, họ gởi đi Quảng Châu qua ngã Thất Khê. Các dụng cụ lọc dầu rất thô sơ, kém hiệu quả: chúng không so sánh được với các dụng cụ thích hợp hơn mà người Âu Châu có thể thiết lập tại bản xứ.

Tại chính giữa của hầu hết các làng người Thô, người ta chú ý một cái ao sâu đầy bùn mà họ quǎng đồ ǎn dư thừa xuống, chính là nguyên nhân tự nhiên góp phần vào việc thiếu sức khoẻ trong các khu nhà ở này. Người Thô, thật ra rất dễ bị bênh sốt rét; cái ao này dùng để nuôi nhiều vịt và một chút tao nhã, con ngỗng xám với cái mỏ nhọn đen có hai cái mồng; nó trông giống như một con thiên nga hơn là con ngỗng; nó hiện diện nhiều vô số; các cái ao cũng có nuôi cá chép lớn con, con lươn có da trong và nhiều màu giống như những con rắn và có những con cá to với to mép dài, có bụng phẳng và thịt mềm nhạt mà được tìm thấy trong các ruộng lúa và trong hầu hết các vùng nước bùn ở Ðông Dương, nơi mà người ǎn gạo rất thích ǎn.

Người ta có thể nhận ra rằng ngoài các cuộc du ngoạn trong các vùng lân cận và thảo luận với các đồng nghiệp Trung Hoa, cuộc sống tại Ðồng Ðǎng rất đơn điệu. Những nhà cửa bỏ hoang không ai cư ngụ bên trong thành phố khá ít và Ðại Úy Bouinais và tôi đã hài lòng với một nền đất trần hẹp chỉ đón nhận ánh sáng ban ngày mà thôi từ mặt tiền qua cánh cửa và một khung cửa sổ hẹp mà chỉ có thể đóng lại bằng những miếng ván gỡ ra được. Hai cái giường dã chiến của chúng tôi, dựng ngay trên mặt đất, chiếm một phần lớn hơn của cǎn buồng và một cái bàn nhỏ không phẳng phiu được đặt ở gần bên cửa sổ coi như cái bàn làm việc.

Khi các cư dân, phần lớn thuộc chủng tộc Trung Hoa, những người đã chạy tị nạn tại Trung Hoa khi chúng tôi đến, trở lại để đòi lại nhà, chúng tôi yêu cầu họ trình chứng minh có chủ quyền tài sản và họ nhận một khoảng tiền bồi thường hàng tháng trong suốt thời gian mà những nhà này bị chiếm đóng.

Chúng tôi rời Hà Nội giữa cơn nóng bức khoảng 28 đến 30 độ và vài ngày sau, từ tháng Giêng, hàn thử biểu cho thấy 6 đến 8 độ tại Ðồng Ðǎng vào buổi sáng, trong lúc một làn mưa nặng hạt nhưng mỏng, và thưa hạt đang đổ xuống; chúng tôi bắt đầu bị cảm lạnh và dǎm sáu người chúng tôi đã bị sốt. Chúng tôi có những ống khói to xây dựng bên trong những cǎn nhà, cùng lúc ấy, làm cho chúng trở nên ấm cúng và khoẻ khoắn.

Các dân quân người An Nam đã đến từ Châu thổ cũng không hữu ích trong lúc nhiệt độ thời tiết như thế này; họ ǎn mặc nhẹ, chỉ có một áo khoác che người như bộ đồ ngủ, chẳng bao lâu họ bị sốt và sưng phổi rất nhiều và trong lúc không có bác sĩ quân y, tôi đề nghị Thiếu tá Servière thiết lập một trạm quân y và cán đáng việc này trong khi công việc của tôi là một Ủy viên của Ủy ban Phân định Biên giới cho tôi có thì giờ. Ngoài ra, những bệnh nhân đặc biệt từ Lạng Sơn đến Thất Khê là các lao công khuân vác đi từ Lạng Sơn đến Thất Khê qua ngõ Ðồng Ðǎng để cung cấp tiếp tế cho quân trú phòng. Tôi đã chǎm sóc họ tới hết khả nǎng tôi, trong các cǎn lều trống tứ bề, trong đó có các kệ làm bằng tre được dành làm giường bệnh, nhưng tôi đã mất một số người trước cuộc tấn công của bệnh sốt cảm lạnh chết người này. Tuy nhiên, tôi không tin rằng trong lúc bình thường vùng này mất vệ sinh như thế; trong số những lính kỵ Phi Châu ǎn mặc tề chỉnh chỉ có một số ít là bệnh nhân. Tại tất cả các xứ trồng lúa này, việc ngưng trồng trọt trong một hoặc hai nǎm cũng đủ mang đến bệnh sốt rét; những vùng như thế, khi được trồng trọt và dân cư sinh sống, sẽ có nhiều sức khoẻ hơn và người Âu Châu có thể sinh sống mà không nguy hiểm, trở thành nơi cư dân nguy hiểm, lây nhiểm bởi các chứng sốt hiểm nghèo nếu những đồng lúa không được cày cấy trong dǎm sáu nǎm. Những điều kiện không thích hợp đó khi quân đội trong chiến dịch gặp phải, trong những vùng rất xa khỏi các cuộc tiếp tế, cũng có nghĩa là người ta không thể phán đoán sự khoẻ mạnh của một nước trong thời buổi bình thường bằng tình trạng sức khoẻ của các toán quân. Toán quân hộ tống cho các đồng nghiệp Trung Hoa của chúng tôi ở Cổng Trung Hoa, và các đạo quân thường trực đang dựng trại trong các pháo đài lân cận, đang đặt trong tình trạng thử thách trước các cơn sốt hơn là các chiến binh Âu Châu và An Nam.

(Xem tiếp  => Chương 6 - 10 )

No comments:

Post a Comment