Tuesday, February 7, 2017

Fort Knox - Chiến thành xưa, Maine (1)




Ft. Knox ở Maine đã thuộc về "viện bảo tàng" , còn Ft. Knox hiện tại (active military base ) là đang ở tại Kentucky .

Ft. Knox tại Maine, đuợc xây dựng từ năm 1844 gần bên giòng sông Penobscot . Nơi đây đã xảy ra bao nhiêu trận chiến ác liệt giữa 

- nguời Hoa Kỳ và nguời da đỏ (dân bản xứ)
- nguời Hoa Kỳ và nguời Anh từ Canada tràn xuống
- nguời Hoa Kỳ và nguời Pháp từ Canada tràn xuống

Fort Knox đuợc nhân danh của ông Henry Knox (hình Ông Henry Knox trích từ wikipedia) 

Ông Henry Knox sinh ở Boston, Massachusetts . Ông là bạn thân với Ông George Washington . Ông George Washington lúc này mới là vị tuớng lãnh của quân đội đang nối dậy chống lại sự áp đặt, sưu thuế (siêu thuế - not sure ) … của nguời Anh lên đất Mỹ ... 

Trogn thời gian này Ông Henry Knox đuợc phong làm là tuớng chỉ huy về đại bác (artillery ) để giúp Ông George Washington thống nhất 13 tiểu bang miền đông bắc Hoa Kỳ . (Mối thâm giao giữa hai ông có ghi rất nhiều trên sách sử ... Tại những nơi George Washington đóng quân và làm việc nằm tại New Jersey, có một cái bát thật lớn , thật đẹp . Chiếc bát sứ này được đặt làm từ Trung Hoa , trên chiếc bát ấy có ghi lại mối giao hảo và hai chữ ký của hai vị Tướng George Washington và Henry Knox ... )

Sau khi Ông George Washington đã giành đuợc độc lập từ tay nguời Anh . George Washington trở thành vị Tổng Thống đầu tiên của nuớc Mỹ . Và Ông Henry Knox là người đầu tiên trở thành vị Bộ Truởng Chiến Tranh (Secretary Of War) . 

Ngày nay hình như mình không còn nghe những chữ "Secretary Of War" nữa, chỉ có những chức vị như : Bộ Truởng Quốc Phòng , Bộ Truởng Ngoại Giao ...


Đã đến nơi đậu xe trong Fort Knox




... Đã vào bên trong Ft. Knox ... Vật đầu tiên đuợc thấy là chiếc xe cứu thuơng trong chiến tranh thời 1700s - 1800s …


... Bên bờ của giòng song Penobscot

Penobscot nghĩa là "nơi có nhiều đá".  Pemtegwacook nghĩa là "giòng sông chính"


Những nhà khảo cổ cho biết :


Cách đây khoảng 8000 năm , trên giòng sông Penobscot này , những người dân bản xứ (dân da đỏ - Native American) đã sống trên sông bằng cách đẽo, khoét ruột gỗ làm thành thuyền độc mộc làm phuơng tiện giao thông trên giòng sông này. Họ săn bắn , bắt cá, trao đổi... 

Vào thập niên 1890, những nhà khảo cổ đã khai quật và khám phá ra ... Khoảng 4500 năm về trước, người dân da đỏ nơi đây , họ đã biết dùng đá đỏ đế tạo ra những vật dụng như dao, vật nhọn... Không những thế, họ còn biết dùng " đất sét " đế nắn làm thành những hủ lớn nhỏ...

Nói chung, về thời kỳ đồ đá (cách đây 2500 năm ) của dân bản xứ nơi đây - cuộc sống của họ rất trù phú...

Vào năm 1530 - 1604, một số người Pháp đã đến sinh sống bên giòng sông Penobscot , họ dùng lông thú nơi đây đế buôn bán đổi chác với các vật dụng khác được đem từ châu Âu qua...

Và từ khi người châu Âu đến vùng đất Maine này, cuộc sống của người dân da đỏ nơi đây có khá hơn đôi chút nhưng điều họ được chẳng bao nhiêu thì nạn dịch chủng của người châu Âu mang tới đã lây lan... đã gây ra đại họa cho người dân da đỏ... Chỉ nạn dịch chủng không thôi thì dân da đỏ đã bị chết rất nhiều , chưa kể đến chiến tranh ... Và họ gần như bị diệt chủng …

Và những năm sau đó từ 1600- 1700, người dân da đỏ đã đứng về phía Pháp , chống lại Anh... 

Nhưng dù thổ dân nơi đây theo ngoại bang này chống lại ngoại bang khác... Cuối cùng họ được gì....? Nhìn người mà ngẫm đến ta ...



Những phiến thạch đỏ được hình thành cách đây khoảng 400- 500 triệu năm.
Những ngừời lính Hoa Kỳ dùng phiến thạch đỏ để ngăn chặn cho đất khỏi chài xuống sông và dùng nó đế lót làm nền móng chung quanh vững chắc đế xây dựng Fort Knox - Thành lũy của những khẩu đại bác.

… Một nhà máy ở giữa giòng sông …

Những tảng đá hoa cương được mang lên đỉnh đồi đế xây tường chắn. Tất cả mọi việc xây dựng khuân vác, chất chồng ... đều do sức người , không có máy móc...


... Đang trên đường đi xuống hầm...

Càng xuống sâu , dưới này phải có điện , có nhiều khi vô những "tunnels" khác , mình phải mang đèn pin theo để thấy đường đi.

Ngày xưa làm gì có điện ở nơi đây... Tất cả đều dùng đèn dầu, đèn gío ... đế vận chuyến , khuân vác tích trữ đạn , thứ ăn... để cất vào bên trong...


... Càng xuống sâu nữa...

Đây là cách vận chuyển súng đạn , thức ăn .... từ ngoài sông vô và lên pháo đài ...

... Đây là dưới chân bức tường của những phiến thạch đỏ ... Nhìn nó có giống sắt thép không ? Trên cao cắm cờ là pháo đài .

Mới nhìn qua bức tường của những phiến thạch đỏ này , mình có cảm giác nó như là bức tường của những khối thép đỏ ghép nhau . Nếu không rờ và xem kỹ , mình có thể lầm nó không phải là đá... Thiên nhiên quả là một điều kỳ diệu !

Bức tường này được xây vòng lên tới điểm cao nhất cho nền của pháo đài ...

Đang đi từ xa , tới điểm đầu của bức tường phiến thạch đỏ này , bạn có cảm tưởng như bạn đang đi dưới chân của Pyramids ở Egypt vậy . Thật tuyệt vời !!!

Bức tường phiến thạch đỏ này đều do bàn tay con người lấp ráp sao cho khít khao , cho chắc, cho vững... Vì nó là móng là nền tảng của pháo đài. 

Trên bức tường phiến thạch đỏ này là một pháo đài khổng lồ... Mi`nh đứng dưới chân của bức tường dài phiến thạch đỏ này , mình không mường tượgn được nó lớn như thế nào ở trên cao và bên trong ... Khi lên trên cao và vô bên trong ... Chỉ biết ngạc nhiên từ cái này đến cái khác ...


Phía bên tay phải là những khối thạch phiến đỏ rất to, được đẽo vuông vức, được đặt nằm bên giòng sông ...

Những khối đá đỏ này được chồng thẳng đứng lên nhau ... Bờ đá rất cao , tính từ mặt đất lên bờ đá phía phải , nó cao chắc hơn 30 feet ... Rất khó phỏng đoán vì người ta không cho mình đứng cạnh mé ngoài bờ đá 

... Những phiến thạch đỏ được chụp gần...


... Một đội pháo... Phía này là cho Battery A …


Ft. Knox có 4 đội pháo , nơi đây có 34 cannons lớn nhỏ.


... Pháo đài hình ngũ giác   ... Có phải chăng người Hoa Kỳ họ tin vào hình ngũ giác có một sức mạnh kỳ bí ? 


Xa xa là cây cầu treo Penobscot .  Những khẩu đại bác xưa lấp tại đây chắc quay được ở 180 độ 


… Đây là một ô vuông , được chụp gần hơn… Trước cannon, phía dưới đá được đặt theo vòng bán nguyệt


... Từ những cửa sổ trên thành cũng có đặt cannon để bắn ra ...


Và đây là một khung tròn dùng cho loại cannon thật lớn , trên đó có nhiều vòng tròn sắt ...


Bệ xây để đỡ khẩu đại bác này được xây ở dạng bát giác ...


Và đây là khẩu đại bác loại lớn được lấp đặt trên một vòng tròn

Loại đại bác này có tên là Rodman . Rodman là từ tên người Thomas Jackson Rodman sáng chế ra loại đại bác này 

Khẩu đại bác này được mang từ Fort Pitt's Foundry (Pennsylvania) , được chở bằng thuyền đến Penobscot (Maine ) vào năm 1866 . Ngày xưa PA, NJ , MA nổi tiếng với chế tạo sắt , vì nơi đây có nhiều hầm mỏ và nơi nấu thành sắt .

Khẩu đại bác Rodman (15-in) nặng 50,000 lb Khi nó tới Maine, nó cần loại trục cẩu đặc biệt để đưa nó lên bờ 



Loại đại bác này (15-inch ) cần 12 người làm việc khi sử dụng nó .


Bên hông mặt trước của cannon .  Bán xe nhỏ hơn hai bánh xe sau , cùng chạy trên cùng vòng tròn, khi quay súng ...

Nếu cây đại bác này đặt ở 20 độ - elevation . Nó có thể bắn một quả pháo nặng 450 lbs , quả pháo này sẽ bay đến nơi quân thù khoảng 3 dặm (miles)
Bên hông của cây súng được chụp trọn vẹn ...





Đã cấm khÔng được leo lên, mà vẫn cứ leo . Thiệt hết biết



Ảnh xưa


Nơi nung nóng những trái cannon


Cách để nung nóng the cannon ball
Lò dùng để làm nóng trái cannon này được xây từ năm 1858 . 

Để làm đốt nóng những "quả pháo " cho cannon, người ta thường dùng than đá để nung . Thời gian đủ để làm nóng một quả đạn như vậy thường thì 30 phút . Sau đó thì họ mang đến cho những khẩu đại bác gần nhất và ... there they went ... action ...

Ngày xưa, ở dọc 13 tiểu bang miền đông , chỉ rừng và rừng , hơn nữa 13 tỉnh này tiếp giáp với Đại Tây Duơng . Thời ấy oysters dọc bờ biển rất nhiều và rất to , to khoảng gang chân là chuyện bình thường .

Người ta bắt oysters về ăn, nhưng chủ yếu là họ giữ vỏ oysters lại .

Quân đội dùng vỏ oysters, lime stone, than ... Họ trộn những loại này lại và nấu những quả pháo trên ...

Đời nay hiếm khi thấy con oyster nào dài bằng gang chân cả ...


Một căn nhà được chứa những hộp thuốc nổ "súng" được xây từ năm 1858 ( powder magazine house)



No comments:

Post a Comment