Chỉ là vài điều suy nghĩ vu vơ , khi tôi đứng ngoài chụp hình chiếc máy xới và hòn đá rất đặc trưng của nông trại này .
Trogn thâm tâm tôi thì đang chờ đến đây để muốn đuợc thấy tận cây phong , để đuợc thấy giòng nuớc ngọt trong veo chảy xuống từ thân cây , để đuợc hứng và đuợc uống chất sáp lỏng ngọt ngào ấy . Tôi vỡ mộng .
Cô bảo :
" Mùa thu hoạch sáp phong là vào tháng 2 , 3, 4 . Cuối tháng 4 là trễ nhất . Thuờng thì sáp thu hoạch vào tháng 2 là ngon nhất, vì nó là đầu mùa , còn cuối mùa thì chất luợng nó khác đi nhiều . Và màu maple syrup ra cũng khác . Ngày xưa nguời ta đi thu hoạch sap thì phải đi hứng từng cây , với lại mỗi một khu có tới 45 ngàn cây phong . Làm rất mệt vì phải lội trong tuyết thật cao . Ngày nay nguời ta đã dùng hệ thống dẫn sáp lỏng . Họ dùng những ống dài nối với nhau , cao khoảng 3 - 4 feet , từ những thân cây có đục lỗ vô thì sáp phong sẽ chảy ra và nó theo đuờng ống chính cho đi về một thùng lớn .
Cuối mùa thì họ lại thu dọn hệ thống ống , và rút những ống hút từ trong thân cây ra . Cây phong sẽ tự động trám lổ trong vòng vài tháng . Và sang năm sau , mình thu hoạch lại .... "
Cô cho chúng tôi xem các đuờng dây ống và những cái valves , cái nút để đóng vào cây . Whoahhh, trông các đuờng ống nhựa sao mà nhẹ nhàng quá .
Lổ cấm đời xưa . Nó cấm sâu vào thân cây khoảng 2.5 inches . Đời nay vẫn cấm sâu như thế, nhưng họ đưa ống nhựa vô có khóa đàng hoàng
Giày đi trong tuyết để thu hoạch sáp phong . Những sợi giây đan giày này rất chắc , hình như nó không phải là cước mà là cái gì đó có trộn sáp , mà lại rất cứng . Tôi quên hỏi loại dây này làm bằng gì , giờ viết đây tôi mới nhớ . Có nhiều thứ tôi quên hỏi
Cô: Mình phải trồng nó trong vòng 40 năm .
Cả nhóm nguời đều thanh : Wow, lâu thế cơ à . Tôi nghĩ bụng : hơn nửa đời người .
Cô tiếp: bạn có biết, chúng tôi chỉ đục một lổ trên thân cây để lấy sap không , nhiều nhất là hai lổ .
Anh Việt Nam bỗng vuột miệng nói : Trồng 40 năm mà đâm có 1 lổ à . Gặp tụi Việt Nam nó đâm trăm lổ , lấy cho nhiều .
Cả bọn tôi cuời khúc khích về cái tếu của anh nhưng mà chắc có thật . Làm ăn buôn bán ở Việt Nam mà , chỉ thấy cái lợi truớc mắt chứ không thấy cái hại về lâu về dài .
Rồi cô giải thích tiếp về chất luợng của maple syrup . Cô cho giải thích bốn loại . Hảo hạng . Tốt . Khá . Trung bình . Mỗi loại đều có màu tuơng ứng với nó . Loại trung bình có màu hơi đen . Nông trại để bốn chai dưới ánh sánh mặt rời . Whoahhhh, chai loại 1 - nó trogn veo và vàng óng như mật ong , loại 2 hơi đà một chút, loại 3 đậm hơn chút nữa , và loại tư thì nó hơi đen .
Tới phút ấy tôi mới biết syrup mà cũng có nhiều loại .
Cô tiếp tục giải thích cách chế biến , và giàn máy làm syurp đang nằm ngay truớc mặt chúng tôi ....
Cứ 10 gallons sap phong thì mới đuợc 1 gallon syrup . Mà nấu không khéo thì sẽ bị cháy , nhã syrup coi như bỏ . Syrup mà bị cháy thì không có cách gì sửa đuợc . Nên tới giai đoạn sáp phong hơi sánh mỘt chút thì nguời ta đứng canh xem không rời mắt để điều chỉnh nhiệt độ của máy .
Chúng tôi nhìn nhau như ngầm nói : "nghề làm maple syrup thiệt cực khổ quá chừng "
.
.
.
Sau khi cô huớng dẫn giải thích xong, cô dẫn chúng tôi đến phòng thử các sản phẩm của maple . Whoahhh , ngon quá . Nhất là syrup các loại , sau khi tôi nếm thì mình mới biết thế nào là loại 1, 2, 3, 4 .
Cô giải thích thêm : nếu mình làm bánh mà muốn có huơng vị syrup thì mình nên mua loại 4 . Khi mình làm bánh xong thì bánh vẫn còn được mùi maple . Còn bạn dùng loại syrup ngon , chỉ uổng syrup mà bánh của mình khôgn còn mùi maple nữa ...
Tôi nếm maple syrup loại 4 có huơng vị của maple hơn (strong taste) . Mấy nguời thì thích loại 1 . Tôi thì lại thích loại 4 này . Tôi đã thử 5 cúp nhỏ loại 4 , trong trí tôi chợt loáng thoáng một điều . Điều gì nhỉ ? Tôi cố moi trí nhớ về cái mùi vị này , hình như tôi đã đuợc nếm ở đâu rồi , không phải một lần mà là vài lần . Ôi! Tôi không thể nhớ đuợc . Tôi ngơ ngẩn đôi chút ...
Chúng tôi mua vài món quà rồi chào tạm biệt cô nàng xinh đẹp ở nông trại Goodrich này .
Tôi rời khỏi nông trại Goorich mà tâm tư cứ tiếc hoài vì không thăm đuợc những rừng cây maple , những đuờng ống dẫn sap, những lỗ trên thân cây , và tôi muốn xem cây maple bao lớn bao cao . Chẳng biết tới khi nào tôi mới có dịp đến Vermont vào tháng 2 mùa đông nhỉ . Tiếc quá .
No comments:
Post a Comment