Monday, February 6, 2017

Sur Les Frontières du Tonkin - Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung (1885-1887) - Paul Marie Néis/Hoàng Hoa (chuơng 25 - 28)


Phái đoàn phȃn định biên giới: Người đầu tiên từ bên phải ở hàng sau là Bác sĩ Paul Neis


Chương 25: Ông Haïtce tại Móng Cái - Cuộc Tấn Công 24 tháng Mười Một 1885 Tại Thành Phố - Cuộc Vây Hãm Cổ Thành – Cái Chết của Ông Haïtce 

Trong suốt ba tuần lễ ông Haïtce đã chờ đợi ông H. E. Teng, ủy viên Trung Hoa Wang, người, ngoài khả nǎng như là một ủy viên, đã còn là một tao-taï của các vùng này, tuy nhiên đã có đến thǎm ông ta, một cuộc thǎm viếng mà ông Haïtce đã trở lại Tong-Hin-Kaï.

Ông đã được đón tiếp bởi H. E. Wang với cùng một sự nhiệt thành, cùng một sự thân thiện như nǎm trước. Wang từ chối để bận rộn với việc phân định biên giới trước khi hai đoàn đại biểu đến, nhưng ông ta đã được nhớ đến bởi việc ông Haïtce đến Móng Cái, bởi vì sự ở lại của cả hai có thể chỉ để làm hài lòng cái tinh thần và tốt đẹp các mối liên hệ giữa các thẩm quyền biên giới của hai nước.

Nhân dịp ông Bohin ra đi, Wang đã yêu cầu ông Haïtce, tuy nhiên rất lịch sự, liệu viên sĩ quan này sẽ tấn công Comping hay không, ngôi làng chính trong nội địa Việt Nam, và ông đã nói ông rất hài lòng khi họ trả lời rằng họ chỉ đơn giản đi làm những cuộc khảo sát địa hình.

Trong thời gian này người Trung Hoa đang sẳn sàng cho một cuộc tấn công. Cha Grandpiere, một vị thừa sai người Pháp, người đã trong một thời gian lâu dài xây dựng công trình trên một đảo nhỏ Tchouk-San, tọa lạc trong phần đất của Quảng Ðông mà chạy dài ra tới biển giữa đảo Trà Cổ và lãnh thổ Comping, đã được cảnh cáo bởi những người Công giáo về những ý định thù địch và những sự chuẩn bị của người Trung Hoa. Ðã nhiều lần khác nhau ông đã viết cho ông Haïtce, người mà cho mãi đến tận ngày cuối cùng đã không muốn coi lời khuyên và cảnh cáo này đáng nghe chút nào vì ông cho chúng rằng rất bi quan.

Ông sống, như chúng tôi đã nói, bên trong thành phố, chỉ được canh gác bởi ba lính kỵ và bốn lính tập; những người còn lại của đoàn quân, gồm có chừng 12 lính kỵ và khoảng chừng ấy lính tập, ông Perrin, viên thư ký của khu cư trú và ông Ferlay, một nhân viên của các kỹ sư, sống trong cổ thành An Nam, khoảng một cây số cách thành phố.

Trong đêm hai mươi bốn sang ngày hai mươi lǎm, khoảng 9 giờ tối, Ông Haïtce nghe từ nhà ông tiếng súng bắn dữ dội từ phía cạnh cổ thành; ông ta rời thành phố và đi ngay lập tức về phía cổ thành, nhưng trước khi ông ta đến nơi, cuộc bắn nhau đã chấm dứt và, để chắc chắn, ông đã quay trở lại Móng Cái, chiếc cổng của Móng Cái đã đóng lại phía sau lưng ông như lệ thường vào mỗi tối và những người gác đã tiếp tục những phiên tuần tra và tiếng báo giờ như bình thường.

Vào 2:00 giờ sáng ông bị đánh thức bởi tiếng la hét và ồn ào của những tiếng đập ầm ầm trên cửa ông ta như bị người nào muốn phá cửa vào. Cửa này, được tǎng cường bởi những trụ gỗ cứng và dầy, hết sức chắc chắn và những kẻ tấn công đã không cố để phá nó.

Ðứng nơi cửa sổ, ông Haïtce nhìn thấy một đám đông võ trang trên đường phố, thét lên những tiếng giết chóc và dǎm sáu viên đạn đập vào cửa sổ gần nơi ông đứng. Những lính kỵ binh lập tức bắn lại và trong tíc tắc đường phố được di tản bởi những kẻ tấn công núp trong các khu phố lân cận và sau những bức tường nhà, từ những nơi đó dǎm sáu người tiếp tục bắn trả lại. Những người Trung Hoa này đã không mặc quân phục quân chinh quy nhưng nhiều người có những khẩu súng bắn nhanh.

Các cư dân Móng Cái ở lại trong nhà; có vẽ khó tin rằng họ không liên can và rằng một bǎng đảng dǎm sáu trǎm người đã có thể đi vào mà không một tiếng đồn một thành phố được canh gác bởi nhiều phiên gác đêm, nếu không có người nào đã mở cửa cho chúng vào.

Sau một lúc ngưng nghĩ, trong thời gian đó họ có thể hy vọng rằng họ sẽ cầm cự đến sáng, thì họ nghe tiếng mái nhà bị trèo lên từ phía sau; rồi những kẻ tấn công gỡ những miếng ngói và qua những lỗ trên nóc họ bắn như mưa xuống và quǎng đồ cháy nổ xuống nhà kẻ bị vây hãm. Trong hơn hai giờ, được khuyến khích bởi ông Haïtce, ba lính kỵ và bốn lính tập đã chiến đấu chống đám đông, cứ tǎng số người lên dần, nhưng khoảng 5 giờ sáng lửa đã bắt đầu cùng lúc nhiều nơi; cả phía sau nhà đang bốc lửa và sàn gỗ của cǎn phòng trong đó những kẻ phòng thủ đang cố thủ, đã bắt đầu bắt lửa; phải cần di tản ngay khỏi chỗ này.

Họ đã mở cửa; ba lính kỵ phóng người vào đám đông trước nhất và qua vẽ ngoài của họ đã làm người Trung Hoa chạy trốn, mặc dù tuy vậy họ tiếp tục bắn theo họ, được che chở bởi những hàng hiên. Một trong những lính kỵ ngã xuống vì bị thương nặng; bốn lính tập và hai bé trai An Nam bị người Trung Hoa bắt và phần còn lại của nhóm nhỏ can đảm đã chạy về phía cổ thành, thỉnh thoảng quay lại bắn để kẻ thù không đến gần.

Ðến cuối đường, họ thấy cửa bị đóng chận: con đường rút lui đã bị cắt đứt; tất cả nhà có cửa sau mở ra giòng sông đều hoàn toàn đóng cửa chặt và ông Haïtce đập cửa chừng nǎm sáu cǎn nhà một cách vô ích. Tuy nhiên thời gian đã đang cạn dần: những tên cướp, thấy con mồi đã đến gần, bắt đầu trở nên táo bạo hơn, khi ấy, sau vài lời cảnh cáo, cái cửa của cǎn nhà cuối cùng là cǎn nhà duy nhất, mà người đội của cảnh sát An Nam, mở ra và để cho những người đào thoát con đường ra giòng sông.

Nhưng viên đội từ chối cho họ trú ẩn lâu, và khi họ nghe tiếng đập cửa của những tên cướp trên cửa quay ra phía đường, đang đe dọa phá tung ra, viên đội xin ông Haïtce hãy chạy thoát ra phía sông, xin lỗi đã không tháp tùng họ được vì anh ta muốn trì hoãn những kẻ sát nhân một thời gian trong nhà anh ta. Nước thủy triều đã lên cao và nước sông đã bao phủ cǎn nhà cuối cùng: ông Haïtce, bị đánh thức vào giữa đêm, rồi bận rộn với đẩy lùi cuộc tấn công, đã chạy thoát thân ǎn mặc sơ sài không có nón; ông phóng mình xuống nước, theo sau bởi những người của ông; như vậy được khoảng 50 thước, với nước và bùn tới vai họ và do sự may mắn, đi tới đường Chợ Hải Ninh trước khi người Trung Hoa có thể đi ra khỏi Móng Cái.

Phải đi gần một cây số mới tới cổ thành và họ có thể hy vọng được cứu sống, nhưng nửa đường họ đã gặp ông Perrin, ông này đã đến với phân nửa quân số trong sự vội vã để giúp đỡ.

Ông ta đã bị tấn công tại cổ thành cùng lúc mà những phát súng ban đầu đã được nghe tại Móng Cái; cuộc tấn công không trầm trọng lắm, nhưng ông chỉ có thể đi ra đến giúp đỡ ông Haïtce. Rồi họ đi vào cổ thành dễ dàng mà không bị người Trung Hoa đuổi theo.

Những tên Trung Hoa biết quá rõ rằng con mồi của họ không thể trốn thoát và trong lúc này, cùng với sự điên cuồng và trở về bản tính man dại bởi nhìn thấy máu, chúng nhào đến xác của người kỵ binh và những người lính tập đã ngã xuống trong lúc chiến đấu; chúng bêu đầu họ qua các đường phố, cắm trên đầu những cây tre, cùng với đầu con chó của Trung úy de Goy ở lại trong nhà với ông Haïtce.

Những đầu đảng phóng lửa vào cǎn nhà bị tấn công của ông Haïtce để tịch thu hành lý của các ông Haïtce và Bohin, bản đồ, tài liệu và ngựa. Những cư dân Bắc Bộ về sau này khẳng định rằng phần lớn những gì còn sót lại đều ở nhà tao-taï Wang, nhưng ông này không muốn hay có lẽ không dám trả chúng lại, điều này gần giống như sự cho phép âm mưu của ông ta.

Ngày hai mươi lǎm thật yên tĩnh và các người đồng hương của chúng ta sử dụng nó để lợi dụng tổ chức sự phòng thủ cổ thành.

Những người Trung Hoa và đặc biệt những toán quân không chính quy ít khi tấn công lúc ban ngày: vì thế họ không tin sự hưu chiến trước mắt này và họ trông đợi bị tấn công trong đêm kế tiếp. Thành phố Móng Cái, từ đó chúng ta có một ít tin tức vững vàng người An Nam trốn thoát, nằm trong quyền lực của bọn cướp; những sự tǎng cường mới đến tiếp tục từ Tong-Hin và dǎm sáu lính chính quy có mặt trong số đó. Chúng phóng hỏa vài cǎn nhà thuộc Trung Hoa có những liên hệ thương mại với người Âu Châu; những thương buôn khác vẫn ở trong nhà khóa cửa.

Trong ngày hai mươi lǎm họ đã bỏ cổ thành để tìm nơi trú ẩn tại một nơi kín đáo hơn [tại điểm b, Hình 55] trên đỉnh một ngọn đồi cao khoảng 30 thước, dốc và có nhiều cây cối. Cuộc tấn công bắt đầu lúc đêm xuống với cường độ mãnh liệt. Các đồng hương chúng ta bắn trực xạ, sử dụng, ngoài súng của họ, những loại súng phóng đá An Nam nhỏ được trang bị tại chỗ ẩn nấp. Nhóm tấn công mỗi giờ mỗi đông hơn và cho tới 7 giờ tối, cuộc tấn lại tiếp diễn không ngừng nghĩ. Quân trú phòng không còn tiếp liệu nữa, không có nước và cũng không có đạn dược, được cung cấp ngắn ngủi, đang thiếu hụt.

Vào sáng sớm những kẻ tấn công đã rút lui một khoảng cách nào đó. Nhưng ngày hai mươi sáu này phải là một ngày khủng khiếp đối với những người bị vây hãm; họ đã nhìn thấy những ngọn đồi xa chung quanh Tong-Hin, trên lãnh thổ Trung Hoa, dầy đặc lều trại và lính. Càng lúc quân chính quy càng đến đông hơn tham gia vào toán lính tấn công ngày đầu. Sự đến nơi của ông Bohin cùng với 20 lính kỵ và 20 lính bộ An Nam, nhưng đặc biệt với sự can đảm đến lạnh người và kinh nghiệm trong cuộc chiến An Nam, sẽ có thể cho họ rút về Hakoï, cách Móng Cái khoảng 40 cây số và nơi mà Trung úy MacMahon đang trấn giữ một đồn trại nhỏ với một trung đội lính kỵ. Nhưng ông Bohin, người mà họ đã gửi đi ba liên lạc viên, vẫn không đến; thật dễ dàng để đoán ra rằng những liên lạc viên này đã rơi vào tay người Trung Hoa.

Một người phụ nữ địa phương, phục vụ cho các nhân viên trong pháo đài, đồng ý cải trang và cố vượt phòng tuyến của những kẻ tấn công để mang một lá thư từ ông Haïtce đến Cha Grandpiere tại Tchouk-San. Họ hy vọng Cha sẽ có thể báo động ông Bohin.

Chỉ mới 150 thước cách cổ thành, người đàn bà này đã rơi vào một ổ phục kích Trung Hoa; bà trốn thoát, chạy trên đường đến Trà Cổ, nơi đó bà bị rượt đuổi bởi vài tên hải tặc. Tuy nhiên bà ta đã không quên quẳng 40 đồng bạc mà bà có vào ruộng lúa cũng như mấy món lụa mà bà có sẳn trong giõ. Những tên Trung Hoa, bị lóa mắt vì kế này, đã trì hoãn rượt theo bà để lượm tiền trong khi đó thì bà đã chạy đến một khu rừng nhỏ và núp vào trong những bụi gai. Vài giờ sau, bà trở lại lên đường đi Trà Cổ và bà đã tới đó lúc 5:00 giờ chiều; từ đó một thừa sai đã gửi thư cho Cha Grandpierre và ông nhận được lúc 10 giờ tối. Lá thư này tới ông Bohin ngày hôm sau, khi ông đang sẳn sàng trên đường đi Móng Cái.

Trong ngày này và ngày trước, ngoài các liên lạc viên gửi tớ Cha Grandpierre, được gửi tới Ông Bohin, ông Haïtce đã gửi ba người khác đến Trung úy de MacMahon, người đang chỉ huy một đơn vị nhỏ tại Hakoï để xin ông này giúp đỡ. Chỉ có một trong số ba trạm mới tới được nơi. Tuy nhiên Trung úy de MacMahon, cũng đang bị tấn công nặng nề, chỉ có thể tự giãi cứu mình và, mặc dù ông ta cũng không chần chừ, trong tình trạng nguy hiểm của vị trí của ông, đã cho phép nửa số quân của ông ra đi, toán quân nhỏ này đã đến quá trể không thể cứu những người bị vây hãm.

Vào tối ngày hai mươi bảy tháng Mười Một, người Trung Hoa lại tiếp tục cuộc tấn công vào nơi trú ẩn cuối cùng. Ông Bohin vẫn chưa tới và họ có thể thấy rằng về mọi phía của đồng bằng đầy kín quân thù, bọn chúng đã hoàn toàn vây kín cổ thành. Sợ rằng đất bị mìn, hay sợ bị đối đầu với những bất ngờ hiểm nghèo, tuy nhiên quân thù đã chưa xâm lǎng cổ thành đã bị quân ta bỏ trống và họ tập trung nổ lực tại chổ ẩn nấp nơi mà họ đang trốn. Nơi ẩn nấp này, trong một tình trạng rất tồi tệ, chỉ vừa đủ chỗ cho những tay chiến đấu dũng cảm, nhưng đặt trên một ngọn đồi nhỏ, dốc, các sườn đồi được bao phủ bởi cây xanh dầy đặc và chỉ có những con đường nhỏ hẹp và khó khǎn, nó có thể được giữ bởi những kẻ bị bao vây mà không bị quá nhiều tổn thất. Ðấy là một đêm tối mịt mùng nhất: vừa khi người Trung Hoa xuất hiện hắn ta bị bắn ngay và những tên khác thối lui; rủi thay trong toán quân nhỏ lại không có sự chỉ huy quân sự: mọi người bắn khi thấy được và không biết rõ làm thế nào để tiết kiệm đạn dược.

Khoảng giữa đêm, những lính kỵ nói về một cuộc trốn thoát và cố gắng lợi dụng lúc không có ánh trǎng để cố gắng triệt thoái về Hakoï: họ mệt nhoài bởi chiến trận và bị đói và khác, đặc biệt, làm cho cuộc chiến độc ác hơn. Trong hơn 48 giờ họ đã không ǎn không uống và họ đã phải thức tỉnh ngày đêm.

Ông Haïtce khuyến khích các binh sĩ của ông, thúc giục họ kháng cự ít nhất cho tới sáng hôm sau, làm cho họ có một viễn ảnh là ông Bohin và sự giúp đỡ chắc chắn sẽ đến từ Hakoï nội trong ngày và rằng, người Trung Hoa không dám tấn công ban ngày, khi đó cuộc triệt thoái sẽ dễ dàng hơn.

Tuy nhiên cuộc tấn công gia tǎng gấp đôi: người Trung Hoa đã không thể chiếm chỗ ẩn nấp bằng sức mạnh đơn thuần, họ cùng nhau mang rơm rạ, dầu và thuốc súng trong rừng và cố cho chúng phát hoả; họ không thể xoay sở làm được thế, nhưng họ cũng đã tạo nên khói cay và dầy đặc làm tǎng nổi thống khổ của những người bị vây hãm.

Vào sáng sớm họ thấy rằng đạn dược đã gần kiệt quệ. Các ông Haïtce và Perrin, thấy cuộc tấn công giảm xuống lúc này và tin rằng người Trung Hoa đang đi xa hơn trong khi họ đã làm trong đêm trước lúc bình minh, đã quyết định trốn thoát với ý định đến Hakoï.

Họ đã thoát ra mà không bị chú ý, bằng một trong những lối mòn có cây cối che rợp chạy ngoằn ngoèo trên đồi, nhưng một khi xuống tới vùng quê, họ thấy rằng một hạ sĩ kỵ binh và hai lính bộ binh An Nam, những người đã đi xuống cổ thành để cố tìm tiếp tế, đã không được cảnh cáo về sự di tản khỏi nơi ẩn nấp và rằng họ đã bị bỏ quên. Ông Haïtce không muốn bỏ lại những người may mắn này; ông đã cho người của ông nấp xuống và đi trở lại chỗ ẩn nấp với hai kỵ binh để tìm viên hạ sĩ và hai lính kỵ, vì thế đã lỡ đi thì giờ quý báu.

Tuy nhiên, khi họ vừa ra khỏi mí rừng, đi về hướng con đường đi Hakoï, họ đã bị một đám đông Trung Hoa bắn như mưa về phía họ cùng lúc hét lên những tiếng giết, sát...

Thỉnh thoảng, họ quay trở lại để bắn những viên đạn cuối cùng để ngừng lại những kẻ tấn công.

Tới giòng sông, vẫn bị đuổi theo sát, họ đã thấy tình thế tuyệt vọng rằng chỗ vượt qua sông trên đường đi Hakoï thật không thật tế: thủy triều lên quá cao và dǎm sáu lính kỵ lại không biết bơi. Mặc dù thế, vì không còn một cơ hội nào khác để có thể thành công, ông Haïtce ra lệnh vượt qua sông. Một số đã chết đuối trong cố gắng này; một số nhờ những người biết bơi giúp đỡ và đã xoay sở sang bờ bên kia nhưng mất cả vũ khí và đạn dược. Người đội cảnh sát mà trong đêm hai mươi lǎm đã với sự miễn cưỡng mở cửa nhà cho ông Haïtce ở tại thành phố Móng Cái, anh ta đã bị mọi người nghi ngờ ít nhất không muốn kịp thời báo cho ông biết mối hiểm nguy, lúc này lại tự nguyện cho chính nghĩa. Ba lần anh ta đã bơi vượt qua sông mang theo một lính kỵ, nhưng khi anh ta trở lại lần thứ tư, kẻ thù đã đến gần và anh ta đã chết, bị bắn bằng một viên đạn trong lúc ở giữa giòng nước với người kỵ binh mà anh ta mang theo. Người Trung Hoa, đã bắt đầu bơi, cắt đầu của họ, chính tại giữa sông.

Tuy nhiên các ông Perrin và Haïtce, đã muốn ở lại bờ trái sông cho tới lúc cuối cùng để quan sát con đường, thấy mình bị bao vây và đã lùi lại theo phản ứng tự nhiên của họ trước đám đông những kẻ tấn công càng lúc càng tiến đến gần hơn, sau cùng họ đã bơi sang phía bờ bên kia cùng với bốn lính kỵ.

Những người lính tập đã bị đánh tan hoặc bị giết chết, trong khi bốn lính kỵ khác, đã đi theo bờ sông, tới con lạch cũ của sở Quan Thuế [xem bản đồ, hình 55] tại đó một chiếc thuyền của người An Nam Công Giáo đã chuyễn họ sang bờ bên kia. Bốn lính kỵ này, một trong số họ được ông Bohin đón nhận khi ông này vừa tới.

Các ông Haïtce và Perrin và bốn lính kỵ, tới bờ phải của sông, thấy mình ngay lúc đang trốn chạy trên đường đến Hakoï, bị một nhóm người Trung Hoa từ các khu lân cận và cũng bởi những người mà, biết rõ giòng sông hơn là những đồng bào chúng ta bao vây vì chúng đã vượt qua sông ở quảng trên.

Nếu ai không có vũ khí trong tay nữa hay đạn dược thì không thể nào kháng cự được; vài lính kỵ cố gắng trốn thoát trên đường đi đến Hakoï, nơi họ được vài giờ sau đón nhận bởi một phân đội nhỏ mà Trung úy de MacMahon phái đến giúp ông Haïtce, Trong cuộc trốn thoát họ đã có thì giờ trông thấy ông Perrin, người đã trốn thoát trên sông, ngã xuống và đã bị những ngọn giáo phóng đâm, và ông Haïtce đã bị thương vì một viên đạn trúng chân, đã biến mất giữa đám người Trung Hoa.

Tin tức sau đó đã cho chúng tôi biết tình hình cuối cùng của tấn thảm kịch này: bọn chúng đã bắt người bạn không may của chúng ta đi bộ đến thành phố tại đó ông đã bị thảm sát bởi đám đông. Rồi theo thói quen xưa của bản tính ǎn thịt người mà ta quá thường thấy ở nam Trung Hoa, xác ông ta bị cắt mổ ra từng miếng, gan bị ǎn và mật, trộn với rượu, được những kẻ man rợ uống vì chúng hy vọng rằng chúng sẽ lấy được sự can đảm và anh dũng của con người dũng cảm đã gục ngã dưới tay chúng.

Những cái đầu và những cơ phận nào đó của tất cả những người Pháp và An Nam đã bị giết chết trong ngày đó đã được bêu trên những ngọn cây trong dǎm sáu ngày đi khắp thành phố và vùng lân cận trong buổi lễ ǎn thịt người mà những người Trung Hoa tốt đẹp có các cá tính lịch sự vǎn minh đã được chúng ta xác định bên trên.

Vậy thì ngày 27 tháng Mười Một, người đồng nghiệp và là bạn của chúng tôi, nạn nhân của lòng nhiệt thành dâng hiến cho xứ sở của ông cũng như cho chính nghĩa vǎn minh đã chết, bị thảm sát bởi những người Trung Hoa cư trú trên lãnh thổ An Nam và bởi những người láng giềng sống nhờ cướp bóc và buôn lậu, có ý muốn cản trở sự thiết lập cơ sở và sự kiểm soát của chúng ta trên những vùng này.

Ông Haïtce hai mươi bảy tuổi. Ðến Paris khi còn trẻ đã tìm thì giờ, trong khi là một nhân viên bưu điện ở Nha Hối Ðoái, để theo đuổi những lớp học tại Trường Ngôn Ngữ Phương Ðông. Trong thời gian này ông đã làm việc tích cực cho nhiều tờ báo và nhà xuất bản, ngoài ra quyển Bổ Túc Tự Ðiển cũng có công sức của ông, là một thông dịch viên được chỉ định tại Trung Hoa, ông sau đó trở thành thư ký riêng của ông Harmand, tổng ủy viên công chúng tại Ðông Dương, rồi trưởng phòng của ông Lemaire khi ông này làm đặc sứ bất thường cho Triều đình Huế; ông đã, như chúng ta đã nói, thay thế ông Scherzer trong Ủy ban Phân định Biên giới.

Là một người làm việc không mệt mõi với một sự thông minh đặc biệt, ông Haïtce có thể hy vọng những tương lai sáng lạn nhất: với bản tính điềm đạm và lạnh lùng, ông đã mở rộng con người ông với sự khó khǎn, nhưng bạn sẽ rất cảm kích trước tâm trí ông và tấm lòng ông nhiều hơn thế một khi ông đã giao bạn sự tín nhiệm của ông. Tổ quốc mất một đầy tớ quý báu và chúng tôi mất một đồng đội và người bạn mà những sự mệt mõi và gian khổ chịu đựng chung với nhau đã khiến ông được chúng tôi đặc biệt yêu thương

***

Chương 26: Bản Tường Trình của Trung Úy Bohin, bị Tấn Công gần Tong-Son

Trong khi những biến cố này đang xãy ra tại Móng Cái, chính đoàn quân của Trung úy Bohin cũng bị tấn công, và ông đã phải dùng hết nổ lực để cứu mình. Hãy cho tôi ghi lại bản tường trình của ông gởi cho ông chủ tịch Ủy ban câu chuyện về sự viễn chinh của ông như sau:

‘Ra đi buổi sáng ngày thứ 20; chúng tôi chỉ có thể đổ bộ tại Mũi Paklung vào ngày thứ 21, lúc 3 giờ chiều vì tình trạng biển xấu. Tôi được tháp tùng bởi một bang-bièn, viên chức ở Comping, người này sau đó đã đem tôi lên biên giới. Sự vắng mặt của chúng tôi là tám ngày và các nhân viên của tôi đã mang theo tiếp liệu trong thời gian này.

‘Những ngày thứ 22, 23, 24 và 25 tình hình hết sức yên tĩnh; xứ sở có vẽ im lặng , nhưng chúng tôi rất hiếm nhìn thấy những cư dân; vùng này đến tận Hakoï thì không mầu mỡ, nghèo nàn và gần như không có dân cư trú.

‘ Chỉ vào ngày thứ 25, khoảng giữa trưa, tôi nhận được thư của ông Haïtce khuyến khích tôi hoàn tất công việc và chỉ nói có một một cảnh cáo đặc biệt nhưng không mấy được ai chú ý.

‘Vào ngày thứ 26 lúc 10 giờ sáng, chúng tôi đi đến làng Song-Phong, mất ba giờ đi bộ từ Comping. Làng này, nằm ở cuối một thung lũng hẹp, xung quanh bị vây kín và khống chế bởi những ngọn đồi, và con đường mà chúng tôi chọn sẽ phải vượt qua một đỉnh núi cao khoảng 130 đến 150 thước. Giữa trưa, tôi nhận được từ Cha Grandpierre một lá thư nhắc nhở tôi rằng một biến cố trầm trọng đang xãy ra tại Hải Ninh; thư này đề cùng ngày với thư ông Haïtce không gây lo lắng cho tôi ngoài dự liệu. Tuy nhiên, sứ mạng của chúng tôi tại Comping đã chưa hoàn tất, tôi lại vội vã ra đi, khi tôi được cảnh cáo rằng người Trung Hoa võ trang đã từ Trung Sơn đến có ý định ngǎn trở con đường của tôi và đã chiếm đóng tất cả ngọn đèo.

‘Tôi kiểm chứng sự kiện này và, thực ra, chúng tôi bắt đầu tiến quân, trong chớp mắt, tất cả những đỉnh đồi đều dầy đặc những người Trung Hoa có võ trang đang phất cờ.

‘Nhận được đội hình của đoàn quân di chuyễn chúng tôi cố gắng lên đường dốc để vượt qua đỉnh núi mà tôi vừa đề cập trên; chúng tôi đã phải hủy bỏ kế hoạch này vì độ dốc của sườn đồi và chiều cao không cho phép chúng tôi tới đỉnh trong tình trạng chúng tôi có thể đẩy lùi những người Trung Hoa đang chiếm đóng nó tại vùng núi đá này. Tôi đã bị bao vây dưới hỏa lực của người Trung Hoa, rồi, khoảng chừng 400 tên; chúng tôi đã đẩy lùi chúng xuống khỏi những ngọn đồi này sang ngọn đồi khác và khi thung lũng trở nên hơi rộng một chút, sau hai giờ chiến đấu (khoảng 2:30 chiều) một cuộc tấn công cuối cùng đã bảo đảm cho chúng tôi con đường và chúng tôi rượt đuổi theo những người Trung Hoa bằng hỏa lực của tôi.

‘Trong cuộc chiến đấu, hai người Pháp và một lính tập trong đội hình cánh phải đã rơi vào phục kích, vì sự không bằng phẳng của thế đất, mà cũng dầy đặc cây cối che phủ trong vùng này; họ đã chiến đấu anh dũng; một kỵ binh và một lính tập đã chạy thoát

được, nhưng mặc dù tất cả cố gắng chúng tôi không thể cứu được người lính kỵ thứ hai rơi vào tay người Trung Hoa và anh đã bị thảm sát; không thể thu lượm thi hài anh, toán quân nhỏ mà tôi chỉ huy đã bị tấn công từ mọi mặt.

‘Từ những ngọn đồi chúng tôi nhìn thấy 15 người Trung Hoa đã ngã dưới hỏa lực cúng tôi (dân cư nói 25, 21 chết và nhiều bị thương). Cuộc chiến đấu luôn xãy ra về phía hai bên sườn trong khoảng 30 đến 50 thước cách nhau.

‘Lúc 4 giờ chiều chúng tôi ở tại Comping. Tại đó, khi tôi đến, một lá thư nghiêm trọng hơn từ Cha Grandpierre, ghi ngày 26 buổi sáng, được mang đến cho tôi. Tôi lập tức cho thuyền trưởng tàu đến đón chúng tôi; lúc ấy 4:00 giờ chiều.

‘Lệnh này chỉ tới ông ta buổi sáng ngày 27, vì không có tin tức gì từ ông ta, chúng tôi đã rời Comping để lên những chiếc thuyền nhỏ đã được giữ cho chúng tôi tại Trà Cổ.

‘Nước triều rất thấp, chúng tôi đã đi bộ sang vịnh Tchouk-San, tại đây chúng tôi tìm được chiếc tàu. Viên thuyền trưởng đưa cho tôi một lá thư mới nhất, khẩn cấp từ Cha Grandpierre mà ông ta đã nhận ngay khi sáng. Chiếc tàu này đã bị tấn công vào chiều hôm trước và đã anh dũng đẩy lùi cuộc tấn công của địch.

‘Chúng tôi lên tàu ngay lập tức và tôi đã ra lệnh cho viên thuyền trưởng, ông Héraut rằng cho chúng tôi đổ bộ trên đảo Trà Cổ, tại đây, trong vòng một giờ rưỡi, tôi có thể đến giúp cổ thành; khi ấy là 9:00 giờ sáng. Lúc 10:00 giờ chúng tôi đón cứu được bốn lính kỵ, một người trong họ là viên hạ sĩ, không có nón sắt, không có quần áo, chỉ có một khẩu súng và trong một chiếc xuồng con đang chạy tìm chúng tôi.

‘Họ báo cho chúng tôi biết về cuộc khủng hoảng tại Hải Ninh, làm sao họ có thể tới chúng tôi, những người khác đi về hướng nào, cái chết của ông Haïtce, sau cùng là những cái chết của ông Perrin và Ferlay. Ba người lính tập đã trốn thoát cuộc thảm sát và họ đang ở trong làng Công Giáo tại Trà Cổ.

‘Một cuộc thám sát được soạn ra: không một người Pháp nào thấy ở trong vùng, nhưng chúng tôi có thể tìm cứu
phou tại Hải Ninh và hai lính tập; người thứ ba không thể tìm ra.

‘Chúng tôi đã chờ nước triều của ngày 28 để khởi hành về hướng sông Hải Ninh vì tôi muốn khám phá đường ven bờ biển và, với chiếc tàu này chúng tôi có thể lên tới tận đâu của giòng sông.

‘Qua
phou tôi gởi các thông tin viên để tìm kiếm những người Pháp hay những lính tập vẫn còn có thể ở trong vùng. Chúng tôi đã không có tin tức gì từ ông Haïtce. Trong đêm tối, dǎm sáu làng, gồm cả Hải Ninh, bị đốt cháy rụi; chúng tôi có thể nghĩ rằng chính thừa sai Tchouk-San đã là mồi cho lửa. Cha Grandpierre đã ra đi Hải Phòng, tôi không tìm kiếm ông ta.

‘Vào ngày 28, lúc 6 giờ sáng, chúng tôi ra đi nhưng không có tin gì mới. Tình trạng biển cho phép chúng tôi đi dọc theo duyên hải chỉ cách bờ không bao xa. Lá cờ Pháp được kéo lên và những loạt súng trường được bắn từng chập để lưu ý những người nào đã được cứu vào bờ.

‘Tại cửa ngỏ vào sông Móng Cái chúng tôi tìm thấy một tàu hơi nước đang đi ngược lên Móng Cái; tôi gởi lời chào nó qua những tín hiệu mà nó sau cùng nhận được.

‘Tôi cấm nó đi ngược lên Móng Cái và trưng dụng nó, hy vọng, mặc dù giờ của thủy triều, có thể khám phá phần của con sông với sự giúp đỡ của nó. Một sự hư hỏng của nồi súp de đã không cho phép tôi làm việc này; ngọn lửa của nó đã bị tắt ngấm vì sự rò rỉ của nồi súp de. Chiếc tàu chúng tôi không thể đi xa hơn được một cây số nữa.

‘Bãi biển đầy ấp cư dân Công giáo trốn chạy làng của họ đã bị thiêu rụi do người Trung Hoa đốt chỉ sót lại những người không phải Công giáo mà thôi. Tôi đã hỏi một số người, theo họ thì không còn một người Pháp nào còn sống.

‘Ông Haïtce và một số viên chức và binh sĩ khác đã bị bắt, giết chết hay chết đuối. Ông Haïtce và dǎm sáu người khác đã cố gắng, không thể xoay sở để làm thế, để đi tới Hakoï.

‘Một cuộc thám sát mới được thực hiện trong ngày; chúng tôi đón nhận được ba lính tập nữa, nhưng chúng tôi đã không tìm ra một người Pháp nào; mọi người đồng ý rằng họ đã bị giết chết.

‘Trong ngày tôi nhận đưọc một thư nhắn từ chỉ huy trưởng của phân đội được gửi đi tiếp cứu cổ thành: mọi hy vọng từ đây coi như tan biến bởi vì con đường đến Hakoï mà tôi đã dự tính chiếm đóng thì bây giờ đã bị chận đứng.

‘Vào buổi chiều, một vị thừa sai tại Trà Cổ, tìm chỗ trú ẩn cùng với các cư dân Công Giáo, khoảng một ngàn người, phần đi trên tàu thuyền, phần đi trên bãi biển, đến xin tội ở lại. Tôi cho họ hiểu rằng một ít vũ khí đạn dược còn lại của chúng tôi sẽ không cho phép chúng tôi ở lại và rằng, trong khi chờ đợi sự giúp đỡ mà tôi yêu cầu họ, con đường tốt nhất là đem tàu thuyền của họ về một nơi nào cách xa khỏi đây gần Hakoï.

‘Vào ngày 29, lúc 5 giờ, chiếc tàu hơi nước khởi hành đi theo bờ càng gần càng tốt. Những tín hiệu được phát đi nhưng chúng tôi không thấy ai. Lúc 9:30 sáng chúng tôi đến Hakoï. Cả thành phố đang bốc lửa.

‘Trung úy de MacMahon người đã vừa nhận người trạm tôi gởi chiều hôm trước, đến gặp chúng tôi. Ông cho chúng tôi biết rằng phân đội mà ông gởi đi để giúp Hải Ninh đã cứu được bốn người Pháp, nhưng không nhận được tin tức gì từ những người khác.

‘Ông de MacMahon đã bị tấn công vào ngày 27, rồi trầm trọng nữa vào ngày 28; vài giờ trước khi chúng tôi tới, Hakoï đã bị phóng lửa và đã hoàn toàn bị thiêu rụi. Ông cho rằng ông sẽ bị tấn công nữa. Ông đã vận chuyễn mọi vật liệu sang đồn lũy mới tại đó ông có đủ tiếp tế trong một tháng.

‘Sau khi đồng ý với ông, tôi đã để lại cả phân đội, lính kỵ và các lính tập, và tôi đã ra đi ngay lập tức với chiếc tàu thủy trưng dụng để tìm biết càng nhanh càng tốt sự nghiêm trọng của tình huống đối với các thẩm quyền quân sự và dân sự.’

Ðấy là những gì chúng tôi biết được về sau này từ Cha Grandpierre và từ ông Bohin.

***

Chương 27: Khởi Hành đi Móng Cái - Vịnh Along

Với một chút nổi lòng, nhưng tuy thế trong lúc vội vã để thay thế người bạn đồng nghiệp xấu số của chúng tôi và để tìm cách trả thù cho cái chết của ông ấy, nếu có thể được, và để tiếp tục công việc của ông ấy mà chúng tôi đã khởi hành đi Móng Cái

Vào ngày 22 chiếc tàu chiến, chiếc Casse-Tête, đã mang chúng tôi tới Hải Phòng và chúng tôi đi ra biển, hay có thể chúng tôi đi theo những kênh đào và liên tiếp những cảng nằm trãi dài từ giữa Hải Phòng đến Mũi Paklung.

Trước nhất chúng tôi đi ngang qua Quan-Yen, chúng tôi ngắm một nhà thương lớn và mới được xây dựng nằm nhô ra phía biển hứng những làn gió từ biển khơi thổi vào.

Vào sáng hôm sau chúng tôi đã đi vào Vịnh Along mà vô số các đảo đá vôi đã đem đến chúng tôi một cảnh tượng không bao giờ quên được.

Những cơn giông tố và bảo thổi từ đảo Hải Nam, bǎng ngang qua vịnh, theo như ông J. Scott nói, đã thổi thật mạnh vào bờ biển Quan-Yen và theo giòng thời thời gian những thế kỷ đã phá hoại, ǎn mòn và làm tan nát những cái gì là đá cứng, đến nổi cả vùng duyên hải đến Mũi Paklung là một mê cung khổng lồ gồm những đảo và đá trơ trụi, thật không thích hợp để đặt tên là ‘Một Ngàn Hòn Ðảo’.

Vịnh Along tiêu biểu cho một thứ vẽ đẹp đặc biệt. Thiên nhiên đã rửa sạch một số lượng đảo phi thường làm cho cái này vướng víu với cái kia, nhiều đảo chỉ là những tảng đá láng trọc trơ trụi; một số bị vỡ nứt đó đây; những cái khác, với nhiều chân bị ǎn mòn bởi sóng biển trông giống những cây nấm khổng lồ; những đảo khác được che phủ với một chiếc áo gồm những bụi cây nhỏ và cây lớn với những chiếc lá xanh; tất cả đảo được vô số loài chim biển đủ loại, hải âu, chim cồng cộc, những loài ó đuôi trắng và những loài ó biển đến sinh sống.

Ðây thật là nơi hết sức lý tưởng để cho bọn cướp biển và buôn lậu ẩn nấp và khai thác. Cho mãi đến khi người Pháp bắt đầu chiến dịch Bắc Bộ, tất cả cư dân trong các làng trên đảo và thành phố vùng ven biển thường tham dự vào việc buôn lậu và hải tặc, trong thì giờ còn lại sau đó họ tiếp tục đi đánh cá.

Ngay cả bây giờ, mặc dù một số đông tàu chiến nhỏ và các loại chiến hạm khác di chuyễn chằng chịt trong những vùng này, thật không cẩn thận cho những tàu buồm, hay tàu hơi nước đậu về đêm, để cho chính chúng bị tấn công bởi những chiếc thuyền buồm mà thoạt nhìn trông rất giống những tàu đánh cá vô tội. Người ta phải cẩn thận trông chừng để không bị những thuyền đánh cá này tiến tới gần hoặc bị bao vây tấn công bởi những tầu đánh cá đáng ngờ vực này.

Cuối của vịnh và về phía Bắc, người ta quan sát thấy một đảo nhỏ Hong-Gaï, đã được biết từ lâu lắm vì những lớp đất chứa than của nó; đó chính là một Macao mới của những thương buôn Hòa Lan. Cảng Hong-Gaï rất an toàn; với những sự phát triển mới mẻ một

chút nó có thể đón nhận các tàu thuyền với sức chứa lớn và thành phố không thể thất bại trong việc phát triển nơi đó thành khu mỏ được thường xuyên khai thai thác, sẽ tọa lạc đúng nơi cung cấp than cho các tầu bè và cũng để cung cấp than cho đường xe lửa mà Quan-Yen phải là điểm khởi đầu.

Sau khi đi ngang qua vịnh Faï-Tzi-Long (mà một số nhà địa lý gọi là Fitz-Long), hình dạng của những đảo thay đổi: chúng không còn là những đảo đá vôi nữa, chúng có vẽ ít dốc hơn và dǎm sáu đảo thích hợp để trồng trọt hay cầy cấy; như đảo Sam-Mui-Tao, đàng sau đảo chúng tôi đã đậu lại vào ngày thứ 23, lúc 5 giờ chiều, tại chỗ đậu tàu gọi là ‘Của con Rắn Lục’.

Dǎm sáu tàu chiến nhỏ và một số sà lan chở lính đang đậu tại điểm này và chiếc Mutine mang theo cư dân trưởng, ông Vial, và tướng Mensier đều muốn ghé thǎm thành phố Móng Cái, để đánh giá sự quan trọng của nó theo quan điểm quân sự cũng như thương mại.

Chúng tôi đã đến thǎm viếng mọi người và vì thật khó cho một tàu hơi nước có thể mang hết hành khách, chúng tôi quyết định ở lại qua ngày hôm sau trên tàu Casse-Tête. Ngoài ra, những câu hỏi chúng tôi sẽ mang ra thảo luận với người Trung Hoa về những vấn đề hàng hải. Theo tầm quan trọng mà Vịnh Oanh-Xuan có thể có được như là một điểm đậu tàu chiến của chúng tôi, chúng tôi đã phải đính kèm một sự quan trọng nhỏ hơn hay lớn hơn để đòi Mũi Paklung; các ủy viên vì thế đã có một mối quan tâm trong việc làm sáng tỏ điều này với các thuyền trưởng của những tầu chiến khác đang đậu tàu tại đấy. Ðại úy Bugard, thuyền trưởng của chiếc tàu buôn, còn được đi kèm theo Ủy Ban Phân Ðịnh Biên Giới trong thời gian nào đó để cung cấp những thông tin kỹ thuật; ngay lúc này ông đang ở trên chiếc Nièvre, một tầu vận tải đang thả neo gần chúng tôi, nhưng ông phải đi Hải Phòng trước khi ông có thể tham dự với chúng tôi.

Trong ngày thứ 24, chúng tôi đổ bộ tại đảo Traco nơi một đại đội bộ binh An Nam và một đại đội sơn pháo đang cắm trại.

Ðảo Traco này tạo thành một dãi đất dài, trãi dài từ đảo Tchouk-San tới cửa sông Pak-Lam; một ngọn đồi nhỏ, có tên Mũi Ngọc, và một lô cốt với một nhà chứa tiếp liệu tại đấy.

Ðiểm này là nơi đổ bộ dễ dàng nhất; tuy nhiên người ta chỉ có thể lên tàu tại đấy khi nước triều lên cao và với những tàu có mực nước dưới ba thước; cũng thế, đường kênh mà người ta phải đi theo giữa những bờ sông cát trong suốt chiều dài bốn cây số thường thay đổi, điều này làm cho người ta khó nhìn thấy ngọn hải đǎng và chính là lý do tàu bè thường hay mắc cạn.

***

Chương 28: Ðến và Tạm Dừng tại Móng Cái

Chúng tôi đã nói ở trên Móng Cái như thế nào trước các biến cố trong những tháng qua. Khi chúng tôi đến nơi chúng tôi thấy thành phố có ít nhiều giống như ông J. Scott đã mô tả nó, nhưng ngôi làng An Nam đứng trước thành phố và đồn trại An Nam đã gần như hoàn toàn bị ngọn lửa thiêu rụi, hầu hết các nhà cửa rãi rác miền quê cũng đều bị đốt sạch.

Sau cái chết của ông Haïtce, người Trung Hoa đã phá cướp và đốt sạch mọi nhà cửa lều trại của người An Nam. Thành phố Móng Cái; tuy nhiên, vẫn còn nguyên vẹn; chỉ có những nhà cửa của hai ông Haïtce và Bohin chứng tỏ có dấu vết của lửa.

Sự ra đi của các cư dân trong thành phố đã không xãy ra trong một ngày, nhưng có phương pháp và hoàn tất. Trong nhà mọi thứ đã được mang đi khỏi, hàng hóa, đồ dùng, tủ bàn và dụng cụ nhà bếp; không có gì bị đổ bể và chúng tôi có thể thấy rằng họ đã ra đi về chuyện này không có gì vội vã, chỉ bỏ lại đồ đạc nào quá nặng nề hay không có giá trị.

Các quầy tủ kính của các cửa tiệm, trang trí với những bảng hiệu tạo thành bởi hai miếng sơn mài đen hay đỏ với các chữ nạm vàng, nhưng những trang trí trên các cửa mà ông J. Scott đã mô tả cho chúng ta biết đã không bị tổn hại, những cây nhang không còn cháy trước bàn thờ nhỏ nữa và, thay vì những khách thương giàu có với tóc thắt bím dài và áo lụa, người ta trông thấy trên đường phố, ngoài những phu khuân vác của ban điều hành, chỉ có màu đồng phục của các kỵ binh Vincennes hay của bộ binh An Nam.

Các bộ binh An Nam đã đến đồn trú trong các nhà bỏ trống tại trung tâm thành phố, họ đã làm nhanh bàn ghế và những giường dã chiến bằng những kệ của các cửa hàng, những tấm rèm sáo và ngay cả những tấm ván sàn; nhà bếp được chiếm đóng và trong đơn vị đóng quân ấm cúng tương đối một bầu không khí thiện chí và vui tươi tràn ngập. Chúng tôi tin rằng chúng tôi đã an toàn và chúng tôi chịu khó chút ít khi đặt thành phố và vị trí phòng vệ.

Những khu vực rộng lớn vẫn hoang vắng và tỏ lộ một sự tương phản đáng kinh ngạc với khu trung tâm thành phố. Móng Cái, họ nói, trước kia có khoảng 10 ngàn dân, nhưng người ta không nên tưởng tượng rằng nó chiếm nhiều không gian như thành phố Âu Châu với cùng một kích thước. Ngoài những khác thương giàu có người ta biết người Trung Hoa đã sống rất chật chội trong các khu nhà ở; hàng chục người sống chen chút nhau qua đêm trong một cǎn phòng nhỏ nhất hay dướí các tàu thuyền nhỏ nhất.

Các cư dân An Nam của đảo Vạn Ninh đã trở về theo quân đội ta, chỉ đã mới bắt đầu xây dựng nhà cửa đổ nát của họ, nhưng không có ai sống trong thành phố Móng Cái cả.

Khoảng trưa sau khi Tư lệnh Poncet của chúng tôi vừa đến đã khiến chúng tôi đi duyệt hàng quân đang tập họp rồi khi ông ta giới thiệu chúng tôi một trong những sĩ quan của quân trú phòng mà sau đó chúng tôi sẽ sống cùng với người ấy trong dǎm sáu tháng.

Cùng ngày họ gửi thư cho làng Trung Hoa Tong-Hin, để báo cho các ủy viên Trung Hoa biết sự có mặt của chúng tôi. Thư này được tín cẩn giao cho một hạ sĩ quan của toán kỵ binh người đã đi qua sông Tchouk-San, phân chia giữa Móng Cái và Tong-Hin. Ông ta không mang theo vũ khí và cầm thư trong tay. Khi ông ta tới bờ bên kia, ông gặp một số võ quan cấp thấp đã ra dấu cho ông biết rằng ông có thể mang thư đi đến nơi của nó.

Vào ngày hôm sau chúng tôi nhận được một thư phúc đáp lễ độ từ Wang, chào mừng chúng tôi và báo chúng tôi rằng ông sẽ lập tức gởi một điện vǎn cho chủ tịch Teng đang chờ đợi tại Kim-Tchéou để báo cáo với ông về sự có mặt của chúng tôi. Lá thư này được mang đến chúng tôi bởi một viên quan đi ngựa và vừa khi ông ta qua sông, một viên hạ sĩ quan của toán kỵ binh đi đến gặp ông ta và dẫn ông đến nhà của vị chủ tịch của chúng tôi; từ đó về sau chúng tôi luôn liên lạc với nhau như thế này và nhờ sự cẩn thận đã không bao giờ có một biến cố không may xãy ra.

Hai ngày sau khi chúng tôi đến nơi, đạo quân Ðại tá Dugenne, gồm một đại đội kỵ binh, ba đại đội lính bộ binh An Nam và một đại đội pháo đến cắm trại gần Móng Cái và ngày kế tiếp họ đã đi đến vùng nội địa tại đó họ đã chiếm đóng Trấn Sơn và các điểm chính của nội địa mà không gặp sức kháng cự nào.

Cũng như thế tại Móng Cái, các cư dân Trung Hoa đã trốn chạy trước quân đội ta, bỏ cả nhà cửa và các cư dân An Nam vẫn ở lại nhà. Ðại tá Dugenne đã cho lệnh cũng cố lại Trấn Sơn và đồn trạm này vẫn do các binh sĩ ta trấn đóng trong suốt thời gian phân định biên giới mà không có bất cứ một phản kháng nào của các ủy viên Trung Hoa.

Vị thế của chúng tôi đối với các đồng nghiệp Trung Hoa đã không ngừng gặp các khó khǎn; không có các bằng chứng cụ thể rõ ràng chúng tôi không thể lên án họ về sự giết hại người bạn bất hạnh của chúng tôi. Một sự kết án chính thức từ chúng tôi sẽ có thể là một lỗi lầm thô bỉ về phần chúng tôi; chúng tôi có thể dẫn đến đến sự thất bại, và tuy thế Wang, ít nhất, người đã đảm nhiệm cả công việc hành chánh của xứ này, không thể nào hoàn toàn thơ ngây trong tội ác này. Mặc dù chúng tôi chấp nhận là ông ta không phải là người kích động; tuy nhiên, không thể nói rằng ông đã không có một chút hiểu biết nào về âm mưu và sự chuẩn bị của nó.

Tin tức mà chúng tôi nhận được về sau này, nhưng chúng tôi không chính thức sử dụng nó, cho chúng tôi biết là cuộc tấn công này, cũng như cuộc tấn công mà các nạn nhân là các ông Geil và Henry trên sông Long-Po-Ho, đã được phối hợp một thời gian rất lâu trước đây giữa thống đốc Quảng Châu, chủ tịch Ủy ban Teng và chỉ đạo Wang; ông này, phụ trách sự hành quyết, cung cấp vũ khí và đã tuyển chọn người qua một tên cướp biển có tên là Bac-Ha, người chỉ huy cuộc tấn công vào Móng Cái.

Ngày 28 tháng Mười Hai Wang và Li đến viếng chúng tôi tại Móng Cái và chia buồn và an ủi chúng tôi về cái chết của người đồng nghiệp của chúng tôi, tôi phải nhìn nhận là chúng tôi đã hết sức cố gắng để bắt bàn tay đưa ra cho chúng tôi.

Không nhiều ngày sau khi chúng tôi đến Móng Cái, chúng tôi nhận được sự tiếp đón của Cha Grandpierre người mà, rất khó mà phục hồi, đã trở lại để về chỗ làm việc của

ông trong ngôi làng Trung Hoa tên Tchouk-San, cách Móng Cái bốn hoặc nǎm giờ đường. Chúng tôi đã thấy rằng không phải vì ông ta mà người bạn bất hạnh của chúng tôi đã không được cảnh báo đúng lúc; ông vẫn đồng ý rằng sẽ đặt sự hiểu biết của ông về xứ sở này và nhiều nguồn tin khác nhau nhằm phục vụ cho Ủy ban. Cha Grandpierre hơn thế nữa rất được các sĩ quan Hải quân, những người đã chiến đấu trong chiến dịch Trung Hoa, biết đến.

Ba mươi lǎm tuổi và chỉ nhìn với số tuổi ấy, mặc dù sự hiện hữu khó khǎn mà ông đã thực hiện trong 12 nǎm qua tại làng Tchouk-San; Cha Grandpierre, giống như hầu hết các vị thừa sai Công Giáo tại Trung Hoa, mặc áo quần Trung Hoa, đầu cạo trọc với một bím tóc phía sau đầu.

Các cư dân của Tchouk-San không phải là người Trung Hoa; người Trung Hoa gọi họ là những người mọi rợ, và họ xứng đáng với cái tên này. Họ có ngôn ngữ đặc biệt và lưu giữ các truyền thống, lãnh đạm, lười biếng và sợ sệt. Cha Grandpierre đã tận dụng mọi sức lực để xoay sở xây dựng nên cộng đồng Công Giáo này. Bị vây kín chung quanh bởi những bọn cướp và được bảo vệ nghèo nàn bởi các viên quan, những người thù địch với họ, ông ta đã phải biến nhà nguyện thành một pháo đài thật sự, trong đó ông đã cố thủ và đẩy lùi những kẻ tấn công ông.

Trong cuộc chiến tranh vừa qua, bị đe dọa bởi những quan chức chính thức, ông đã phải tìm chỗ lánh nạn với tất cả giáo dân Công giáo trên một đảo xa khỏi nơi đây từ bờ biển nơi những kẻ mọi rợ đã chịu thua cuộc vì nhớ nhà và đói chứ không vì làm việc.

Trở về Tchouk-San ngay sau khi hoà bình được thiết lập, ông đã tái tổ chức lại xứ đạo, mặc dù vị trí không ổn định, tu sửa lại nhà nguyện và các trẻ mồ côi nơi ông sǎn sóc trẻ em, những người không nhờ ông có lẽ đã bị bắt bán cho hải tặc để bị đưa sang Hong Kong và Shanghai. Tchouk-San bắt đầu có nhiều cư dân khi những biến động tại Móng Cái đã khiến cho tình hình trở nên phức tạp.

Bị bắt buộc vài nǎm để canh gác và dự đoán những âm mưu chống lại ông, ông đã, qua những phương tiện của người Trung Hoa Công giáo, trở thành một cơ sở tình báo có tổ chức chu đáo và đã thường đúng lúc báo động chúng tôi những mối hiểm nguy đang đe dọa ông ta.

Thật dễ dàng để biết có một sự hổ trợ hết sức hữu ích đối với chúng tôi, ông thích sử dụng thì giờ còn lại sau công việc thường lệ và ông sẽ chẳng bao lâu trở thành đối với tất cả chúng tôi, không chỉ là một người cộng tác mà còn là một người bạn đúng nghĩa của nó.

Chính nhờ những sự giúp đỡ của ông mà chúng tôi có thể tìm biết những chi tiết về cái chết của ông Haïtce và cũng nhờ ông mà chúng tôi cố gắng tìm ra cái đầu của người đồng nghiệp chúng tôi. Ðược khuyến khích bằng lời hứa hẹn về tiền thưởng khá cao do ông chủ tịch đưa ra, dǎm sáu người đàn ông đã tìm kiếm và mang về chúng tôi dǎm sáu cái đầu vẫn còn ít nhiều nguyên vẹn. Tôi xem xét chúng với sự cẩn thận nhất và tôi có thể

chỉ định với sự chắc chắn hai đầu người Âu Châu và cuối cùng cái đầu của người bạn xấu số của chúng tôi đã được nhận ra hoàn toàn nhờ những nét đặc biệt của nó.

Ðược sự giúp đỡ của Bác sĩ Roberdo và dǎm sáu bạn của ông, những người đã biết ông Haïtce nhiều hơn trong lúc ông còn sống, chúng tôi có thể viết một tờ khai tử và chúng tôi đã làm một đám táng để chôn cất những thi hài vinh danh những người lính kỵ binh và lính An Nam đã cùng chết bên nhau. Họ đã được an táng giữa đường từ Móng Cái, nơi họ bị tấn công, và thành lũy cổ, nơi họ đã anh dũng tự vệ. Cả toán quân phòng vệ Móng Cái đã giúp chúng tôi trong buổi tang lễ này, bằng những lời lẽ cảm động, đến kỹ niệm về ông Haïtce và những con người dũng cảm đã chết với ông ấy.

Một đài kỹ niệm xây dựng lên bằng đá cắt thô, mang đến từ những gì còn sót lại của một ngôi chùa cổ, được dựng lên trên ngôi mộ và để vĩnh viễn nhớ về người đồng bào của chúng tôi đã nằm xuống tại xứ này.

Những ngày đầu sau khi chúng tôi đến chúng tôi cảm thấy rất an toàn trong thành phố, tuy nhiên được phòng vệ rất nghèo nàn, vây quanh bởi những bờ giậu tre và không xa lắm, những khu rừng nhỏ có thể yễm trợ cho một cuộc tấn công. Bên ngoài thành phố, thật liều lĩnh khi đi xa hơn, và trên mọi ngọn đồi, người ta có thể lo sợ những toán cướp nằm phục kích.

Nếu chúng ta có thể tin vào các tin tức mà theo tôi rất đáng tin, những cái đầu của tất cả người Âu Châu tại Móng Cái, từ những đầu của các thành viên Ủy ban và Ðại tá Dugenne tới những cái đầu của những người lính đều được treo những giá khác nhau tùy theo cấp bậc. Cũng có những tiền thưởng cho những vật dụng thuộc về người Âu Châu được mang sang Trung Hoa, như mũ sắt, giầy hay quần áo.

Khi Ðại tá Dugenne đã lo tổ chức các đồn bót trong nội địa Việt Nam xong, ông đã quay về lại Móng Cái và, từ lúc này trở đi, những hoạt động nóng bỏng nổi bật lên trong thành phố. Từ sáng sớm, binh lính với quần áo làm việc đã đi làm việc; trong một thời gian ngắn tất cả khu chung quanh thành phố đều sạch cây rừng và trống trãi: các cây tre hay cây ǎn trái, nhà hay chùa, bất cứ thứ gì có thể yễm trợ cho một cuộc tấn công hay ngǎn chận hỏa lực của quân trú phòng, đều bị dọn dẹp sạch không thương tiếc. Thành lũy An Nam được tu bổ về tính phòng vệ và pháo đài nhỏ, hoàn toàn được khai quang và cung cấp các thứ cần thiết, được võ trang bằng các súng máy Hotchkiss và với những khẩu 90 ly: giờ đây nó có thể đối đầu với cả một đạo quân Trung Hoa.

Hơn thế nữa, một pháo tháp nhỏ đã được xây dựng trên một trong những ngọn đồi từ đó nhìn bao quát làng Trung Hoa Tong-Hin. Chúng tôi thấy mình trong vị trí ngược lại với vị trí chúng tôi tại Lào Kay; tại đây, chính chúng tôi đã khống chế làng Trung Hoa và các pháo đài lân cận; thành phố chính nó đã biến thành một thành lũy có hầm hố chiến đấu và chừng phân nửa thành phố đã bị phá hủy để cho phân nửa kia có ưu thế hỏa lực phòng vệ.

Tất cả công trình này mà Ðại tá Dugenne đã thực hiện là cần thiết để bảo đảm sự an toàn của chúng tôi, nhưng chúng tôi phải nhìn nhận là với một niềm vui chắc chắn và, không có gì phải hối tiếc, rằng tôi đã nhìn thấy thành phố này bị phá hủy đi và các nhà cửa của những cư dân đồng lõa nhau trong cái chết của đồng nghiệp chúng tôi đã bị dẹp sạch.

Thật ra, nguồn tin báo động nhất đã không ngừng được báo cáo, bắt đầu từ tháng Hai.

Khi các cư dân của Móng Cái thấy rằng chúng tôi xác định rõ sẽ ở lại và chiếm đóng thành phố này, họ rất khó chịu, và không một chút cẩn trọng như Ðại tá Dugenne đã đề phòng thì chúng tôi có thể bị tấn công không đêm nay thì đêm mai. Ngoài những công tác

phòng thủ, đại tá đã có những phiên tuần tra hằng đêm cả vùng đồng bằng và đặt những ổ phục kích nơi mà người Trung Hoa từ Tong-Hin có thể vượt sang biên giới.

Ông cũng ra lệnh mở một cuộc khảo sát rộng lớn hơn, trong đó các sĩ quan địa hình có thể khảo sát phần biên giới hướng về mặt Bắc. Một trong những cuộc khảo sát này đã đi xa đến tận dẫy núi Thiên Sơn, họ đã bắt được một người Paï, một cư dân trong vùng rừng núi mà do rủi ro y đã đi vào lãnh thổ của ta, và họ đã mang y về Móng Cái.

Những dân tộc này, giống như người Mán, không có nét giống nhau, sống trong những khu vực chậm tiến nhất của vùng rừng núi. Người bị bắt, gần như trần truồng, có vẽ sắp chết vì đói và y đã ǎn ngấu nghiến những thức ǎn được mang đến y; không một ai hiểu thứ ngôn ngữ của y. Tóc y hơi xoǎn, đôi mắt không lé và da nâu, y nhắc tôi nhớ nhiều hơn về những loại người Malaya nào đó hơn là những loại người Ðông Dương. Chúng tôi không thể hạch hỏi y và Trung úy Hairon muốn chụp anh ta một tấm hình; rồi vài ngày sau, đại tá ra lệnh mang y trở lại nơi y bị bắt. Khi họ nói rõ cho y biết rằng y được tự do, y lập tức chạy như thỏ vào hướng núi và phóng thật nhanh không hề quay đầu lại.

Nhà cửa ở Móng Cái, lớn hơn nhà cửa ở Ðồng Ðǎng nhiều, hầu hết nhà là hai tầng và dǎm sáu phòng; trên lầu cao nhất có một khoảng sân từ đó có thể nhìn bao quát cả dòng sông; nếu người ta không sử dụng cửa sổ cánh và cửa sổ di chuyễn thì thì người ta có thể sống trong đó một cách dễ chịu suốt mùa hè. Khi chúng tôi tới nơi, và đặc biệt trong hai tháng sau đó, thời tiết lạnh và ẩm, những ai trong chúng tôi nhà không có lò sưởi sẽ phải chịu đựng cái lạnh.

Móng Cái có dǎm sáu ngôi chùa: chúng tôi dùng hai cái tốt nhất, một dùng cho bệnh viện dã chiến và cái thứ hai dùng làm nơi hội nghị. Nơi hội nghị tọa lạc gần cổng Ðông của thành phố này và người Trung Hoa có thể đi đến đó với đoàn hộ tống, những người khuân vác hành lý và các đầy tớ không được phép đi lang thang trong thành phố.

Những cuộc bàn luận liên miên với các đồng nghiệp Trung Hoa lại bắt đầu và mặc dù chúng tôi đã có tham khảo, hoặc tại Trung Hoa, tại Tong-Hin, hay tại Móng Cái, gần như ngày nào cũng vậy, công việc không tiến triển một chút nào nhanh hơn khi ở Cổng Trung Hoa.

Lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau, chúng tôi đi qua giòng sông nhỏ trên lưng ngựa; sau đó chúng tôi đồng ý xây dựng một cây cầu tạm thời mà chỉ được dùng cho việc liên lạc giữa hai Ủy ban mà thôi.

Thật ra không ai được vượt qua biên giới. Bất cứ người Pháp hay ngay cả người An Nam ai dám vượt sông đều sẽ bị bắt nếu anh ta đã không bị xử tội chết bởi dân chúng. Bất cứ người Trung Hoa nào, đến đây như họ muốn làm những việc cướp bóc về biên giới chúng ta, sẽ dược giao trả cho các cấp thẩm quyền quân sự sau một cuộc thẩm vấn ngắn.

Các thẩm quyền Trung Hoa không bao giờ phản đối biện pháp này và đại tá Dugenne cũng như các ủy viên thường tuyên bố rằng bất cứ người Trung Hoa nào bị bắt gặp lang thang trên biên giới phía chúng ta có thể là một tên cướp nguy hiểm.

Chúng tôi đã than phiền với Wang rằng các bǎng đảng đã tấn công ông Haïtce đã đến từ lãnh thổ Trung Hoa và đã tìm chỗ trú ẩn trên lãnh thổ và khi Tư lệnh Pncet tiến vào thành phố, các ủy viên Trung Hoa, không thể phủ nhận sự việc, trả lời rằng họ tuyệt đối

không thể ngǎn chận chúng và rằng họ đang sử dụng mọi phương tiện có được để bắt những tên có tội này. Tên cầm đầu bọn cướp, Bac-Ha, và dǎm sáu tên khác đã từng là những kẻ khuấy rối và xúc tiến cuộc tàn sát thì không thể an toàn hơn cho chúng tại Tong-Hin và khu vực chung quanh. Chúng tôi đã được cảnh báo về sự hiện diện của chúng, tuy nhiên chúng tôi chưa bao giờ bị quấy rầy. Ðáp lại dǎm sáu lần một tuần các ủy viên Trung Hoa báo cho chúng tôi rằng những cuộc hành quyết các tên cướp Trung Hoa sẽ xãy ra trên bờ sông, gần câu cầu Ủy ban.

Từ trên nóc của một pháo đài nhỏ nhìn xuống chiếc cầu, tôi xem thấy cảnh tượng buồn này vài lần. Nơi hành quyết là một bãi biển nhỏ có đá và người hành quyết, mặc áo đỏ, nhiều bằng số những tội nhân, chờ đợi nạn nhân ở đấy, mài những lưỡi dao, lưỡi kiếm lớn ở ngọn và thon nhỏ ở đuôi, trông giống một loại dao bǎm thịt.

Cách đấy chừng một trǎm thước, trên lối mòn đi xuống bờ sông, người ta có thể nhìn thấy một viên quan trẩy ngựa nhanh đến, lập tức theo sau bởi những kẻ bị kết án tay bị buộc chặt phía sau lưng, chúng chạy nhanh không kém, mỗi tên được đi kèm phía sau một lính có võ trang với một cây tre. Rồi chừng 50 quân chính quy đồng phục trang bị súng và một số đông người chạy theo sau họ. Ðến gần những kẻ hành quyết, tội nhân quỳ xuống mặt quay ra phía sông và những cái đầu lập tức rơi ngay xuống trước khi người ta có thì giờ hỏi họ làm thế nào để chặt chúng. Lúc này những người lính bắn súng lên trời và viên quan đi ngựa, lính và cả đám đông những người tò mò đi tản ra nhanh chóng, họ rú lên những tiếng kêu lạnh người. Chúng sợ rằng linh hồn những tội nhân đang hành hạ chúng và làm chúng sợ đến nổi chúng phải thốt ra những tiếng ồn ào. Chỉ có những kẻ hành quyết, những kẻ có tinh thần vững mạnh, đã không chạy đi và lặng lẽ lau những con dao trên những bụi cỏ bờ sông. Theo luật, những cái đầu và xác phải bị bỏ lại tại nơi mà chúng rơi ngã xuống trong ba ngày; nhưng vì cảnh tượng những xác này, duỗi dài bên cạnh nơi chúng tôi đi ngang qua khi chúng tôi đi dự hội nghị ở Tong-Hin, không vui cho chúng tôi, họ đã phải dọn dẹp chúng đi sau vài giờ hành quyết, rồi sau đó họ bày những cái đầu này trong các giõ tre ở chợ hay ở các khu phố đông đúc ở Tong-Hin với hàng chữ giãi thích lý do về sự hành quyết. Chúng tôi không bao giờ biết những kẻ bất hạnh bị chặt đầu đó bị kết án về những tội gì, nhưng nếu họ đã hành quyết tất cả những kẻ phạm hay đã phạm tội cướp bóc, họ có lẽ phải kết án hết ba phần tư những cư dân trong vùng.

Những cư dân trước kia của Móng Cái đã hy vọng, khi chúng tôi tới, họ sẽ có thể trở về nhà của họ và họ đã yêu cầu ông chủ tịch chúng tôi qua các ủy viên Trung Hoa liệu ông ta có thể có những biện pháp thực hiện việc này hay không. Ông Dillon trả lời rằng việc này ngoài khả nǎng của ông và là vấn đề đối với thẩm quyền lãnh thổ của Bắc Bộ. Hơn thế nữa, các thẩm quyền quân sự không sẳn sàng mở những cổng thành phố cho các bǎng đảng và gián điệp này.

Trong lúc Ðại tá Dugenne, như vậy đang thận trọng trong trường hợp có một cuộc tấn công, các cấp thẩm quyền dân sự, đại diện bởi đại biểu cư dân, ông de Goy, không phải thụ động. Trú đóng trong một ngôi chùa lớn giữa một pháo đài nhỏ và giòng sông với 60 lính tập An Nam dưới sự điều động của ông, ông đã cho cũng cố lại khu cư ngụ, đào hầm hố và chỉ dẫn các lính tập những vấn đề quân sự để họ sớm theo kịp nhiệm vụ bảo đảm an ninh xứ sở. Ông de Goy, một cựu trung úy của bộ binh Hải quân, ông đã từng ở Ðông Dương trong bốn nǎm, nói tiếng An Nam trôi chảy và biết rành xứ sở này; ông đã cố gắng tổ chức ban điều hành các cư dân An Nam những người đã trở về nhà và bắt đầu dọn dẹp những tàn tích của một ngôi làng bị chúng thiêu cháy rụi tại Hải Ninh.

Ngoài ra, đối với những người khốn khổ này việc cháy nhà của họ là một bất hạnh lớn nhất và trong vài ngày những mái tranh mới được dựng lên. Những củ khoai ngọt, vụ gặt chính của mùa này, vẫn còn trong đất và những cánh đồng mà người Trung Hoa đã bỏ đi cũng có thể được thu gặt bởi người An Nam: vì thế họ sống rất im lặng dưới sự che chở của binh sĩ chúng ta.

Ông de Goy tuy thế đã gặp nhiều khó khǎn hơn trong việc tuyển chọn các viên chức địa phương, phủ, huyện và các thị trưởng, vì không ai tin tưởng rằng chúng ta sẽ tiếp tục ở lại.

Dǎm sáu người chấp nhận các chức vụ làm thế chỉ vì sự xúi bẩy của người Trung Hoa, đối với những người đó, họ trung thành báo cáo tất cả gì xãy ra. Như thế hoạt động của Ðại tá Dugenne trong việc thi hành công tác cũng cố Móng Cái đã làm nhiều điều ích lợi cho việc điều hành trong nước hơn là tất cả những tuyên bố, hứa hẹn và sự bảo đảm bằng miệng mà người ta có thể nói với người An Nam .

Rủi thay, vừa khi chúng tôi bắt đầu hiểu rõ ông ta hơn, ông de Guy đã được thay thế bằng một người sĩ quan trẻ không hiểu biết bằng ông, chẳng biết các vấn đề người An Nam và có khuynh hướng làm báo cáo cho cảnh sát hơn là cho vấn đề hành chánh trong trường hợp tế nhị này.

Kể từ tháng Giêng, nhờ những biện pháp mạnh như vậy, cả vùng đồng bằng Móng Cái giữa Pak-Lam và rạch Thuế quan trở lại an toàn. Ðúng là người ta có thể mạo hiểm trong một nhóm võ trang đi qua phía bên kia bờ sông Móng Cái, đối diện thành phố, nơi mà chúng tôi đã chưa kịp lập đồn trại, và nơi mà các bọn cướp Trung Hoa đã đến, cướp bóc một cǎn nhà và giết chết hai phụ nữ gần như ngang trước ngôi chùa của khu lân cận xa tận bên kia bờ kia của con rạch cũ của Thuế quan về hướng Mũi Ngọc và đảo Trà Cổ. Lúc ấy khi tiếng đồn về một cuộc tấn công đe dọa vào Móng Cái lên cao nhất, Ðô đốc Rieunier, người chỉ huy sư đoàn trên vùng biển Trung Hoa đã đến thǎm chúng tôi và ở lại đấy ít hôm.

Vào buổi chiều, đang giữa buổi ǎn linh đình, tôi khi ấy là đầu bếp chính đã hết sức chú ý, Ðại tá Dugenne và Ðô đốc đang ǎn tối với chúng tôi thì chúng tôi nghe tiếng súng từ phía làng Hải Ninh và viên thượng sĩ canh gác cổng thành phố kêu gọi chúng tôi hãy sẵn sàng vũ khí. Chiếc bàn được dọn dẹp ngay trong chớp mắt, mọi người đi về vị trí chiến đấu của mình và những người khác đi xem chuyện gì đã xãy ra. Chúng tôi cẩn thận đề phòng mọi thứ và chúng tôi đã không phải sợ một sự tấn công bất ngờ; vì thế, không cần phải có một trạm gát chiến đấu. Tôi tiếp tục xẽ thịt một con ngỗng ngon lành làm món ǎn chính của buổi tối chúng tôi: các người khách trở lại ngồi vào bàn trước khi món ǎn nguội lạnh. Đó là một báo động giả tạo nên bởi những lính tập ở khu cư dân: họ nghĩ họ đã trông thấy những tên cướp Trung Hoa dọc theo sông và họ đã bắn súng về hướng cổng Móng Cái. Các trạm canh gác cổng này đã nghe những loạt đạn rít trên đầu và họ đã làm tiếng báo động. Mặc dù chúng tôi đã được thông báo 20 lần rằng Móng Cái sắp bị tấn công vào một ngày đã chọn, đó chỉ là lần báo động duy nhất mà chúng tôi có ở thành phố này.

Trong một cuộc thǎm viếng trở lại các đồng nghiệp chúng tôi nhân dịp ngày đầu nǎm Tết Trung Hoa, vị đô đốc đón tiếp chúng tôi và các ủy viên trong đường hướng một cuộc thảo luận, ông rất thận trọng cho chúng tôi biết rằng bất cứ một hành vi thù nghịch nào dù

nhỏ nhất có thể xãy ra về phần Trung Hoa tại Móng Cái, ông tuyệt đối xác nhận rằng sẽ dùng biện pháp trả đũa và thiêu hủy 100 cây số khu duyên hải Trung Hoa bằng sự trợ giúp của đội quân của ông.

Những ngày Tết này (ngày đầu nǎm An Nam) đã làm trì hoãn công việc chúng tôi trong ít ngày; rồi chúng tôi bắt đầu lại những cuộc gặp mặt và từ cuộc gặp lần thứ nhất tiếp theo sau đó chúng tôi đã đi đến một thỏa thuận miệng ít nhiều đầy đủ. Không phải người Trung Hoa đã từng muốn xem xét vấn đề nội địa Việt Nam và mũi Pak-Lung là của người An Nam, nhưng ngày đó họ nhìn nhận tình trạng tạm thời và quyền hạn tạm thời của chúng tôi khi chiếm đóng khu vực này trong lúc chờ đợi một quyết định của hai chính phủ. Rủi thay ý muốn này không kéo dài bao lâu. Họ đòi hỏi rằng chúng tôi đợi đến ngày kế tiếp để ký bản quy định này và ngày kế họ đòi hỏi một tháng, rồi họ trì hoãn vô hạn.

Mặc dù những tiếng ồn về cuộc tấn công và các lời khuyên liên tục khi chúng tôi nhận được từ các nguồn tin tín cậy rằng chúng tôi nên canh gác không ngừng nghĩ, chúng tôi có thể nhờ những biện pháp mạnh mẽ của Ðại tá Dugenne, du hành chung quanh Móng Cái từ tháng Hai trở đi. Mùa Xuân này trong vùng và trong các hầm hố từ ngoài đồng ruộng trong các khu lân cận được che phủ bởi những hàng dậu những bông hồng xứ Bengal. Những đóa hoa vào mùa này đang tỏa ngát hương thơm, những đám cháy tại các khu vực nhà cửa ở Hải Ninh đã để lại nguyên vẹn những khu vườn và chỉ trong một thời gian ngắn những chỗ bị cháy đen đã được những bụi hồng mọc lên che kín.

Sǎn bắn không được nhiều thú lắm, xứ sở đã được canh tác nhiều đến nổi không có chỗ trú cho thú rừng và có lẽ không thận trọng để đi xa lắm đến những ngọn đồi xa. Những con vịt trời tại vùng đầm lầy, những con chim gáy và vài loại chim đa đa trên đất khô, đó là tất cả những thú mà tôi sǎn được. Một cuộc sǎn khác, thú vị hơn là cuộc sǎn chó Trung Hoa, chúng đã trở thành chó hoang sống trong những ngọn đồi phía đông thành phố; những con thú này đã không đi theo chủ của chúng về Trung Hoa trong những lúc chúng tôi ở đây, chúng không bao giờ ở gần Móng Cái. Chúng đào đất trên những ngọn đồi và trong những cuộc du hành của chúng tôi trên lưng ngựa, chúng tôi đã gặp chúng trong những đồng bằng, chúng tôi thích sǎn chúng như những con chồn cáo.

Một trong những vấn đề của vị Tư lệnh Poncet khi ông trú quân tại Móng Cái là trồng trọt nguyên một khu vực rộng lớn gần đồn trại; vì thế trong vài tuần lễ, chúng tôi đã có nhiều rau sà lách, củ cải đỏ và các loại rau xanh, không những dành cho các sĩ quan mà còn dành cho những người Âu Châu khác nữa.

Một ngôi chợ được xây dựng gần thành phố ban đầu không có đủ thực phẩm cung cấp và việc này cũng dễ hiểu, xứ sở hoàn toàn bị tiêu hủy; tuy vậy, dần dần những ngư phủ trong khu vực mang cá đến và cư dân Trà Cổ và ở các nơi khác đã trốn thoát khỏi vụ cướp bóc đã tới bán nào trứng, gia cầm, trái cây và các loại rau. Ngoài ra, họ cũng bán cho chúng tôi những thứ cung cấp này với giá ít nhất gấp ba lần tại Hà Nội.

Vụ thu hoạch chính của vùng là khoai lang, đó cũng là thực phẩm của dân nghèo; họ thích lúa gạo hơn được trồng tốt trong đồng bằng Móng Cái, nhưng khoai tây dễ dàng cung cấp cho ba vụ mùa một nǎm hơn và với mỗi mùa gặt một số lượng lớn những chất liệu dinh duỡng; ngoài ra việc này, họ cũng còn trồng đậu phộng, bắp ngô và một số lúa mạch.

Ðồng bằng này, chằng chịt những con rạch nhỏ, rãi rác các lùm cây tạo thành những cây đa to lớn dưới những cây đa đó người ta có thể tìm thấy những ngôi mộ. Gần với con rạch xưa kia thuộc Sở Thuế, khu vực có nhiều cây rừng hơn. Trong một ngôi chùa cổ,

được che khuất bởi những cây to, tọa lạc khoảng bốn cây số cách Móng Cái, các viên chức quân sự đã dựng nên một đồn trại nhỏ chỉ huy bởi một viên sĩ quan và đồn trại Kouniam-Tong đã trở thành điểm gặp gỡ cho những chuyến du hành của chúng tôi trên lưng ngựa gần như mỗi buổi chiều.

Ðôi lúc, khi thủy triều xuống, chúng tôi đi qua con rạch rồi chúng tôi đi đến một làng Công Giáo ở Tjunnin đang hồi sinh nhanh chóng từ những đổ nát. Người dân ở làng này đã cứu sống ba lính kỵ binh khỏi cuộc tàn sát bằng cách mang họ vượt qua con rạch và khi người Trung Hoa là các chủ nhân của xứ này họ đã đốt rụi ngôi làng và đuổi các cư dân ra đi.

Dưới sự lãnh đạo của vị linh mục An Nam của họ, họ tích cực bắt đầu làm việc vừa khi người Pháp tới. Tìm một nơi cách xa các đồn bót chúng tôi, họ bắt đầu xây dựng những khu có thể phòng thủ được bảo vệ bởi các rào dậu tre gai, để phòng vệ khi bị bọn cướp tấn công; rồi với các vật liệu từ các nhà cửa của những người Trung Hoa, họ đã phá hủy và họ được phép sử dụng, họ xây dựng nhà cửa, lợp ngói, ấm cúng hơn những nhà trước kia họ từng có. Khoảng giữa làng, một ngôi nhà lớn, mái lợp ngói, tại góc khu nhà lớn đó là những người An Nam sinh sống, phục vụ như một nhà thờ.

Tất cả đoàn thừa sai trong xứ Bắc Bộ là các thừa sai Tây Ban Nha và các giám mục Tây Ban Nha thì không khó khǎn bằng các giám mục của chúng ta khi đi tuyển các giáo sĩ địa phương. Vừa khi những tân tín đồ biết một chút về tôn giáo của họ và họ biết làm thế nào đọc viết tiếng Latinh thì họ coi những người này đã được chỉ dẫn đầy đủ để làm phép linh mục và gởi họ đi điều hành giáo xứ. Thường họ không biết hoặc tiếng Latinh hay các ngôn ngữ Ậu Châu khác và họ hài lòng chỉ với thanh danh giữa những người xứ đạo. Giáo sĩ Tjunnin không phân biệt ông ta với những người khác trong lòng ngoại trừ ông có tóc cắt ngắn thay vì có tóc búi như một người An Nam và chúng tôi gặp ông đôi lúc làm việc trong cánh đồng hay ở khu pháo đài của làng, giống như các người trong xứ đạo, ông ǎn mặc quần áo dơ bẩn như những người khác. Mặc kệ mọi chuyện, người ta thật hạnh phúc, đặc biệt trong vùng loạn lạc này thì thật không khôn ngoan khi không thấy một đồn trại nào, nhìn thấy mình ở giữa các làng Công Giáo. Cho dù các đoàn thừa sai là, Tây Ban Nha hay Pháp, các dân xứ đạo luôn cần thiết nhìn thấy người dân Châu Âu là bạn của họ và khi người nào đang ở trên vùng đất họ anh ta có thể chắc chắn được báo động kịp lúc nếu gặp nguy hiểm nào. Các cư dân Tjunnin luôn đón tiếp chúng tôi nồng nhiệt; họ là những người dẫn đường chúng tôi trong những cuộc du hành và ở giữa họ chúng tôi cảm thấy an toàn tuyệt đối, trong khi đó làng Phật Giáo ở Mout-Say xa hơn nữa về phương Ðông, cư dân chạy trốn hay ẩn nấp khi chúng tôi đi tới gần và dǎm sáu lần chúng tôi tuần tra tìm thấy cướp Trung Hoa ẩn nấp trong làng.

Dù chính sách nào dành cho các giáo phận người Công Giáo Bắc Bộ, cho dù, theo lời Francis Garnier, họ sẽ được dùng mà không được phục vụ hay tài trợ, họ sẽ được ban phát cho một chút tin tưởng nếu không nói là tiện lợi, người ta có thể luôn tin chắc rằng họ sẽ thích sự cai trị của chúng ta hơn là cơ chế hành chánh thay đổi thường xuyên của các viên quan, người mà theo tùy hứng, đã để họ sống trong hòa bình vài nǎm, hay hành hạ họ sau đó vài nǎm với sự giận dữ. Hơn thế, tại sao chúng ta phải ngạc nhiên bởi sự cẩn thận và thiếu lòng nhiệt thành họ đã đến với chúng ta nǎm 1885, đặc biệt tại Giáo phận Tây Ban Nha, khi chúng ta nhớ rằng như thế nào, nǎm 1874, sau khi thỏa thuận với họ, chúng ta đã giao họ trên khắp Bắc Bộ tới sự tức giận của những viên vǎn quan, khi chúng ta bỏ xứ ra đi.

Thế là những tháng đầu tiên tại Móng Cái đã trôi qua khá vui vẽ. Vào buổi chiều chúng tôi đã tụ họp quanh một bếp lửa lớn trong ngôi nhà người Trung Hoa mà chúng tôi khoe khoang nói cái tên là Câu Lạc Bộ, tại đó, với các sĩ quan của đoàn quân, chúng tôi mang đến với nhau nào báo chí, tạp chí và sách vở mà chúng tôi có, để mọi người dùng.

Chúng tôi đã, đúng vậy, và sau đó chúng tôi vẫn có thể đã không có sự thỏa thuận từ quan điểm về sự thành công của đoàn thừa sai của chúng ta trong vùng này. Khi đời sống vật chất của chúng ta đã đủ ấm cúng và các cuộc giải trí biến đổi luôn, nhờ những liên hệ tốt đẹp mà đã không ngừng tồn tại giữa nhiều sĩ quan đang sống trong thành phố. Bắt đầu từ tháng ba, những điều kiện thay đổi: bạn tôi và người đồng hành thường xuyên, Thiếu tá Buinais đã đi Bắc Kinh, vài tuần sau đó, Ðại tá Dugenne ra đi với đạo quân của ông ta với hầu hết những sĩ quan và những người khác đã đi đồn trú trong pháo đài đã được tu bổ lại. Rồi mùa nóng trở lại và, cùng với cơn nóng là các trận sốt rét tấn công. Trong những ngôi nhà cũ kỹ ở Móng Cái, các sàn đất và tầng dưới sàn đầy những đồ rác bẩn mà tại đó chúng đã lên men và, từ những ngày đầu tiên nóng nực, đã tạo nên những mùi hôi thối muốn nôn mữa. Ðiều thay đổi nhất, những con vật bẩn thỉu đang xâm lǎng khu nhà ở của chúng tôi. Trong số những con vật này, tuy vậy tôi phải loại trừ hai con nhện thật to, thân chúng to cở ngón tay cái và dài hơn 15 phân từ đầu chân này qua đầu chân kia; chúng làm tổ ngay trên đầu giường tôi và tôi cấm đứa bồi phòng không quấy rầy chúng; chúng chẳng bao giờ đi xuống phía dưới tường nhưng giữ không cho tôi bị muỗi cắn và đặc biệt những con gián đi lang thang trong nhà tôi. Chúng làm tiếng gừ gừ nho nhỏ tương tự tiếng mèo kêu, nhưng chỉ có thể nghe được từ phòng này sang phòng bên mà thôi. Trong những cuộc tấn công lâu dài của bệnh sốt mà đã giam giữ tôi trên giường lúc này, điệu hát của chúng có vẽ vui tươi đơn điệu đối với tôi và tôi đã theo dõi cuộc sǎn bắt của chúng với sự thích thú. Những con mẹ hiền lành, hơn thế, chúng mang, chặt trên lưng của chúng , một trái bóng bằng lụa mịn, cở một nón tay nhỏ, nhưng không gây trở ngại cho chúng khi phải nhảy với tốc độ thật nhanh trên những con gián cũng gần to con như chúng; chúng cắn ngay vào cổ, hút máu và thả những con gián xuống sàn trong vài giây.

Tôi sẽ không nói rằng tôi đã chỉ còn thú vui tiêu khiển này, bởi vì trong xứ tôi người ta xem xét nhiều việc hứng thú chung quanh họ và họ có rất ít thời gian rãnh rỗi đến nổi không ghi xuống được đến nổi tôi chưa bao giờ có thể hiểu tại sao người ta tìm được thì giờ để mà chán chường.

Trong những tháng Tư và tháng Nǎm, ông Hart hay kỹ sư Li đã đến tôi dǎm sáu lần để xin tôi đi Tong-Hin mà chǎm sóc những người bệnh mà họ quan tâm. Tôi đã chú ý thấy rằng một thành phố đã được dựng nên từ khi chúng tôi đến đây. Những khách thương giàu có nhất đã giãi quyết vấn đề bằng cách bỏ khu cư trú trước kia mãi mãi, và họ đã xây dựng những nhà kho lớn để tiếp tục việc thương mại chân thật của họ. Nếu người ta có thể nhớ rằng Hiệp định Thiên Tân đã không tiên đoán những thị trường vừa mở ra cho việc thương mại Châu Âu tại Quảng Ðông, thì thật dễ hiểu rằng không còn lý do nào nữa, dưới một nhà nước bình thường, vì sự tồn tại của một thành phố thương mại các cư dân của nó hơn thế nữa chỉ trao đổi hàng hóa bằng cách cướp bóc hay bằng buôn lậu.

Từ đó về sau, đối diện Móng Cái, chúng tôi đã có một thành phố Trung Hoa mới mà các cư dân giàu có của nó đã cố gắng tiếp tục nghề buôn chân thật mà họ trước kia đã thực hành và chỉ có một sự giám sát tích cực mới có thể ngǎn chận được. Ðối với tương

lai của thành phố Móng Cái mà xưa kia phồn vinh này, chúng ta chỉ có thể mong ước sẽ thành hiện thực lời tiên đoán của ông J. Scott nǎm 1884, tức là, ‘Nó cần phải biến mất trên bản đồ để tỉnh Quảng Yên có thể thưởng thức một sự an toàn nào đó.’

Mặc dù vậy, các nhà kho không còn cung cấp nữa, nạn trộm cướp và buôn lậu hàng hóa đã trở nên không thể thực hiện được. Trong lúc này; những khách buôn giàu có đang bán đi những hàng tồn kho nhỏ bé và một chủ nhân các phu khuân vác, các khách thương và các nhân viên nhỏ thấy mình trong sự nghèo khó khủng khiếp, chết đói và luôn liều lĩnh mạng sống mình để đến và ǎn cắp một số khoai tây từ những cách đồng chung quanh Móng Cái.

Một số lần, khi ông Dillon và tôi là những thành viên duy nhất của Ủy ban, cả khu cư dân của Tong-Hin đến biểu tình khi chúng tôi đi ngang qua và các quân chính quy Trung Hoa phải buộc ngǎn chận những kẻ phản đối. Một hôm H. E. Wang cũng cảnh cáo chúng tôi rằng những dân chúng giận dữ đó có thể sẽ tấn công chúng tôi lần đầu tiên khi chúng tôi tới Trung Hoa để dự hội; ông ta nói rằng ông ta đã áp dụng mọi trường hợp có thể nhưng yêu cầu chúng tôi báo cho ông ta biết thời gian chính xác khi tôi đến Trung Hoa.

Chúng tôi khởi hành như lệ thường, đi bộ, cùng với đoàn lính kỵ binh không võ trang như đoàn hộ tống và chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy tao-taï Wang, người, cùng với kỹ sư Li và một đoàn hộ tống hùng mạnh, đã tự mình đến tìm gặp chúng tôi ở chân cầu. Mấy ngàn người Trung Hoa đã tụ tập chật ních đằng sau những hàng lính chính quy giữa họ chúng tôi đã đi tới chùa để dự hội nghị. Những cuộc biểu tình này, mà chúng tôi luôn ngờ vực là được tổ chức do sự xúi bẩy của những đồng nghiệp tuyệt vời của chúng tôi, đương nhiên đã không hề ảnh hưởng tí nào đến những cuộc thảo luận của chúng tôi, nhưng khi chúng tôi trở về, mặc dù chúng tôi có tao-taï Wang và Li-Hing-Joueï đi kèm; những người đó đã phá vỡ hàng rào quân chính quy và các cư dân xưa kia của Móng Cái, phóng người tới nằm sấp trước mặt chúng tôi, bắt đầu khóc lóc kể lễ và xin chúng tôi thương hại họ. Chúng tôi tuyệt đối không thể làm được gì và may mắn thay chúng tôi đã không có quyết định nào, bởi vì, trong thực tế, từ quan điểm lương tâm, đây là những câu hỏi phức tạp mà người ta không vui gì mà nhận lãnh trách nhiệm.

Những cư dân này ở Tong-Hin và Móng Cái, nếu chúng tôi ngoại trừ những khách thương giàu có (những người chắc chắn Trung Hoa, hay thuộc dòng Trung Hoa), cũng như tất cả những người thuộc các khu lân cận bên kia Hakoï; thuộc về một chũng tộc hay đúng hơn một chi nhánh thuộc chũng tộc Mông Cổ tách biệt hoàn toàn; họ tự xưng là người Hakka. Họ đã bị đánh bật, vào một số nǎm cách đây, từ những vùng lân cận của Quảng Châu nơi họ có thói quen xấu là cướp bóc và sống nhờ tiền chi phí và họ đã bị buộc trở thành hay bị giảm xuống một tiểu quốc chư hầu của người An Nam, của một nước mà họ đã xâm lǎng và sau sự lưu đầy của họ. Triều đình Huế dĩ nhiên rất ít lo lắng vì sự xâm phạm này và các quan địa phương, vì bị hǎm dọa hay được hậu đãi đã để cho bị cám dỗ. Quen với tập quán, có lẽ hàng thế kỷ, sống nhờ đồ ǎn cướp trên đất đai hay trên biển, những người Hakka đã bi tiêu diệt hay xóa bỏ khỏi lãnh thổ họ đã xâm lược nếu người ta muốn bảo đảm hòa bình và tự do cho những người An Nam bằng sự phí tổn của họ đang sống tạm thời. Ðúng là nước này phần lớn là người Trung Hoa cư trú và đây là một lý luận chính của các đồng nghiệp chúng tôi những người hiếm có một lý luận khác nữa; các thẩm quyền Trung Hoa trong vùng đã luôn luôn can thiệp để giãi quyết các tranh cải, một hành động được giãi thích bởi sự xa xôi từ vùng này đến sự yếu kém của các quan chức An Nam, nhưng truyền thống, thói quen, các sổ sách vǎn khố và ngay cả địa lý Trung Hoa chính thức đã chỉ định rõ xứ này là một phần của Bắc Bộ. Tuy nhiên

các đồng nghiệp chúng tôi không thông đồng trên điểm này: họ đã có lệnh chính thức từ tổng đốc Quảng Châu không nhìn nhận lãnh thổ này thuộc Bắc Bộ.

Ðối diện với một thái độ như vậy, các cuộc tranh luận như thế trở thành không mục đích; chúng tôi có thể không hy vọng thuyết phục những người này những người đã không muốn được hay ngay cả do lệnh từ trên, không thể được thuyết phục. Tuy nhiên, chỉ phải đến sau dǎm sáu lần, và cuối cùng đưa ra tất cả chứng cứ chúng tôi đã phải cung cấp và sau khi làm cho các ủy viên Trung Hoa nhìn thấy lý luận của họ là vô ích rằng chúng tôi đã đồng ý xét trên vấn đề của nội địa Việt Nam là chờ lại và chúng tôi lại bận rộn với những chuyện khác.

Thế là, trong một báo cáo chính thức dự thảo kèm theo bản đồ, chúng tôi vẽ lên một quy ước tạm thời, duy trì thỏa ước về vùng nội địa Việt Nam cho quyết định bởi các chính phủ ta và vì đạo quân của Ðại tá Dugenne vẫn còn chiếm đóng xứ sở, chúng tôi đã đồng ý duy trì hiện trạng cho đến khi có quyết định.

Như vậy, mọi thứ đã được giãi quyết; những tấm bản đồ đã được chuẩn bị và các báo cáo chính thức đã được viết và đem so sánh. Chúng tôi hy vọng ký vào ngày kế tiếp và cuối cùng, tạm thời, đã hoàn tất với những vấn đề khó chịu của nội địa Việt Nam, thì, ngày 6 tháng Hai, thay vì tất cả các ủy viên của Ủy ban, ủy viên Wang đã một mình đến với chúng tôi. Ông cho biết rằng lời nói của ông đã nói với tôi trong ngày hôm trước đã không có giá trị. Ðược ông Dillon thúc đẩy, ông ta cuối cùng nhìn nhận rằng trong đêm mà họ đã trao đổi ý kiến với thống đốc Quảng Châu bằng điện tín và hành động của họ bị bác bỏ. Họ vẫn muốn xem phần của nội địa Việt Nam được giao cho quyết định của chính phủ, nhưng họ từ chối bao gồm Mũi Paklung trong vấn đề này và đòi hỏi quân ta phải di tản khỏi điểm này ngay lập tức. Hạm đội Trung Hoa của tổng đốc Quảng Châu mỗi nǎm đã đến và đậu tại cảng này nǎm hay sáu lần, ông nói, và đây là một chứng cớ đủ về quyền hạn của Trung Hoa trên Mũi Paklung.

Bạn có thể tưởng tượng rằng ngay sau quy ước của chiều hôm trước đó, ông Wang đáng thương, người mà họ chỉ định với những thông báo ngắn khó khǎn, đã được chúng tôi đón tiếp rất tệ hại. Chúng tôi hành động dường như chúng tôi từ chối không muốn tin rằng các ủy viên khác và đặc biệt chủ tịch Teng, đã đồng ý với ông ta và chúng tôi dọa sẽ làm vỡ những cuộc nói chuyện nếu họ tiếp tục quay trở lại ngày kế tiếp về vấn đề chúng tôi đã đồng ý vào hôm trước.

Hơn nữa, chúng tôi không thể chấp nhận rằng viên thống đốc Quảng Châu, là một phần của Ủy ban nhưng ông ta không bao giờ xuất hiện, và với ông ta những cuộc thảo luận vì thế không đi đến kết quả được, trừ khi chúng ta sửa đổi những dự án hòa giãi của chúng ta bằng cách này.

Chúng tôi đã, không thỏa hiệp tương lai, đẩy những sự nhượng bộ tới chính những giới hạn của chúng, thì, được bảo đảm về quyền hành của Bắc Bộ đối với vùng nội địa Việt Nam và có những chứng cứ sẵn trong tay, chúng tôi đã đồng ý dự bị vấn đề để có thể giãi

quyết những vấn đề khác. Cuối cùng, chúng tôi chẳng ký kết gì cả, bản quy ước vẫn là nói suông nhưng thực tế quân đội của chúng ta vẫn tiếp tục chiếm đóng vùng nội địa Việt Nam và Mũi Paklung cho tới khi cả hai chính phủ nhận lấy quyết định.

Như thế chúng tôi thật bận rộn với sự phân định biên giới giữa Cổng Trung Hoa và Móng Cái, rồi vùng Cao Bằng tới tận Vân Nam, những tài liệu thường không đầy đủ và lờ mờ: quân đội ta đã không đi xuyên suốt đất nước; vì thế công việc vẫn còn là một vấn đề mong manh.

Ðầu tiên Ðại tá Tisseyre đã bận rộn về việc này, nhưng chẳng bao lâu ông được triệu về Hà Nội để phục vụ thống đốc như là viên tổng tham mưu trưởng quân đội, ông đã rời chúng tôi vào tháng Hai và Tư lệnh Bouinais tiếp tục với ông Hart và kỹ sư Li thảo luận những tài liệu và phác thảo bản đồ.

Trong thời gian này ông bộ trưởng của chúng tôi đang ở Bắc Kinh, người mà chính phủ sẽ đệ trình những vấn đề dự bị liên quan đến nội địa Việt Nam, đang bận rộn với việc thỏa ước buôn bán và cùng lúc ấy với sự điều chỉnh mà có thể làm được cho vấn đề biên giới giữa Trung Hoa và Bắc Bộ. Tư lệnh Bouinais được gởi sang Bắc Kinh để làm sáng tỏ vấn đề biên giới và ông Dillon và tôi vẫn còn ở lại như thành viên duy nhất của Ủy ban tại Móng Cái.

Tư lệnh Bouinais đã ra đi ngày 16 tháng Ba và vào ngày ông ra đi chúng tôi có thể ký một tường trình chính thức tạm thời kèm với bốn tấm bản đồ, với sự lưu ý dự phòng rằng đối với những tên và vị trí làng mạc, đồn trạm, đèo, núi, v.v.. trong vùng lân cận của biên giới, những thay đổi thêm bớt, có thể được làm đối với những bản đồ được ký kết vào ngày đó bởi hai đoàn đại biểu.

Công việc thực ra vẫn còn xa mới hoàn tất và, được giúp đỡ bởi hai sĩ quan địa hình, các ông Bohin và Hairon, tôi lại bận bịu phối hợp với ông Hart và kỹ sư Li, với việc thiết lập những bản đồ xác định.

Ngày 29 tháng Ba, ông Dillon và tôi có thể ký kết những bản tường trình chính thức xác định sự phân định cả vùng biên giới giữa hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Ðông, không có vùng nội địa Việt Nam và vấn đề của các đảo, những vấn đề này được dự bị. Vấn đề các đảo Gotow, đối với chúng quyền hạn của chúng ta thật rõ ràng tuyệt đối, đã được giãi quyết với sự khó khǎn và sau những cuộc bàn luận lâu dài đến nổi các ủy viên Trung Hoa đã quyết định từ bỏ lời tuyên bố chủ quyền của họ trên các đảo này.

Vai trò của chúng tôi dường như đã hoàn tất vào lúc này, vì tại Bắc Kinh những vấn đề về nội địa Việt Nam và sự điều chỉnh rất chi tiết được tiên đoán trong Hiệp Ước Thiên Tân sẽ được quyết định, và cũng vì không thể có vấn đề bắt đầu dựng cột mốc vào thời điểm này trong nǎm.

Người ta bắt đầu cảm thấy thời tiết trở nên nóng nực và những cơn mưa đã đang đổ xuống nhiều; những cơn sốt bắt đầu trở lại và hoành hành chúng tôi. Ông Bohin và ông Delena kế tiếp nhau bị bịnh trầm trọng và đã phải rời Bắc Bộ. Mặc dù chúng tôi chẳng còn gì để làm nữa nhưng ông Dillon và tôi đã bị giữ lại Móng Cái.

Nhiều tin tức báo cho chúng tôi biết rằng người Trung Hoa đã đi đến từ nhiều hướng, Lưu Vĩnh Phúc đang tuyển quân dọc theo biên giới và tiếng đồn về những cuộc tấn công càng lúc càng trở nên đe dọa. Các cư dân trước kia ở Móng Cái và thuộc nội địa Việt Nam, những người đã trốn bỏ nhà cửa ra đi, đang làm những phản đối lên các Ủy viên

Trung Hoa và họ đang khuấy động toàn vùng. Tuy vậy chúng tôi có những chứng cớ mạnh để tin rằng chừng nào mà đoàn Ủy ban Trung Quốc vẫn còn trong xứ, không một cuộc tấn công nào có thể xãy ra gần Móng Cái và phương tiện duy nhất để giữ các đồng nghiệp trên biên giới là chính chúng tôi phải ở lại tại đây! Vì thế chúng tôi được lệnh chờ tại Móng Cái cho đến khi chấm dứt những cuộc tranh luận đang diễn ra tại Bắc Kinh.

Chỉ mãi đến cuối tháng Sáu thì họ mới trút bỏ gánh nặng lên chúng tôi về một cuộc tranh luận lâu dài và khó khǎn và tôi đã biết về những quyết định mà ông bộ trưởng Pháp đảm nhận tại Bắc Kinh.

Quần đảo Gotow vẫn thuộc chúng ta, nhưng nội địa Việt Nam và Mũi Paklung đã được nhượng bộ lại một lần nữa cho Trung Quốc để điều chỉnh biên giới. Trong sự kiện này tuy vậy chúng ta đã không phải thua cuộc mặc dù những khó khǎn cho chúng ta khi nhìn thấy vùng này, vì nó mà chúng ta đã phải chiến đấu rất khó khǎn, được nhượng bộ đi; chúng ta cũng đã không hoàn toàn phung phí nǎng lực của chúng ta bởi vì chính nhờ chúng ta đã duy trì những sự đòi hỏi chủ quyền mà họ có thể làm sự nhượng bộ nội địa Việt Nam ấy thành một phần của Hiệp Ước thương mại.

Như thế quân đội của chúng ta đã phải di tản khỏi đồn trại Paklung và nội địa Việt nam và, các cư dân trở về nhà và từ đó trở thành Trung Hoa, những rối loạn sẽ ngừng lại và sự hiện diện của chúng tôi sẽ trở thành tuyệt đối vô ích. Chúng tôi đã ra đi ngày 26 tháng Sáu để về lại Hà Nội; chúng tôi đã mang theo Cha Grandpierre, người mà, vì những công tác ông đã phục vụ cho Ủy ban, có thể bị người Trung Hoa nghi ngờ và sự hiện diện của ông tại Tchouk-San có thể khiến ông gặp nhiều nguy hiểm nhất. Vị giám mục Quảng Châu vì thế đã ra lệnh cho ông chờ đợi tại Hong Kong tới khi hòa bình được vãn hồi trên biên giới.

Vài ngày sau đó, chúng tôi biết rằng ông Dillon đã được đề cử làm bộ trưởng thực thụ và rằng việc đặt những cột mốc biên giới đã được hoãn lại cho tới thời điểm thích hợp sau. Chúng tôi rời khỏi Bắc Bộ sau khi được bộ cho phép trở về qua đường Châu Mỹ.

Trong cuộc hành trình này tôi đã chọn tuyến đường thành lập với mục đích cạnh tranh với tuyến đường chạy San Francisco. Tại Hong Kong tôi đã mua vé đi Le Havre, đi xuyên qua Canada và sau một cuộc hành trình đầy thú vị, tôi đã đặt chân đến Le Havre ngày 25 tháng Bảy nǎm 1887, gần hai nǎm sau khi tôi rời cảng Marseilles.


Hết




No comments:

Post a Comment