Monday, February 6, 2017

Sur Les Frontières du Tonkin - Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung (1885-1887) - Paul Marie Néis/Hoàng Hoa (chuơng 21 - 24)



Chương 21: Các Sĩ Quan Ðịa Hình - Trở về Làokay

Ra đi từ cùng một điểm như chúng tôi đã ra đi, các sĩ quan địa hình đã bị cuốn trôi theo giòng thác lũ; những con tàu của họ bị buộc phải quay cuồng trong những con nước xoáy và các phu khuân vác, vụng về và hoảng loạn, đã không lèo lái nổi con tàu. Như thế họ đã đến, không thể nào đậu vào bãi được, ở mũi phía nam của đảo và, trong lúc họ vượt qua chỉ vài sãi tay cách đảo, Hairon, viên trung úy của đoàn kỵ binh Phi Châu, một tay bơi lội giõi, vì lòng can đảm, đã phóng xuống nước nắm lấy một sợ dây lên bờ.

Không thể lên bờ được là bắt buộc phải bỏ trận chiến và làm thiệt mất đi phân nửa quân số, đã suy giảm nhiều từ cái lực lượng cần thiết để thi hành kế hoạch đã đồng ý chung bởi tất cả mọi người. Vì thế chúng tôi có thể giãi thích sự cố gắng điên rồ này do Hairon can đảm, người, không biết phải làm gì với sự vụng về và có lẽ với ý xấu của các phu khuân vác, đã quyết tâm thoát ra khỏi nơi hiểm nghèo và tự lên án mình suýt chết bằng cách lao mình xuống dòng thác lũ. Sức của các dòng thác lũ mạnh đến nổi sợi dây ngay lập tức bị tuốt khỏi tay ông và chính ông, bị lôi vào giòng nước xoáy, chỉ chốc lát ông đã bị cô lập ngay giữa sông.

Ngay lúc ấy, một loạt đạn, tiếp theo đó là một loạt đạn chống đỡ, bắn từ trên một con tàu phía bờ An Nam đối diện làng Tiền Phong và các viên đạn đã rớt quanh người Hairon đang bị cuốn trôi bởi những giòng nước về phía bờ phải.

Thiếu tá Pineau không thể nào giúp gì được bạn mình cho dù đó là một sự giúp đỡ nhỏ nhất, nhưng trong khi đó, mặc dù thế, người bạn đang tách xa ra khỏi con tàu không còn có thể lèo lái nữa và các phu khuân vác đã biến mất vào trong khoang, ông đã mở tất cả hỏa lực về phía bọn cướp. Ngay loạt đạn đầu, người hạ sĩ quan của toán bộ binh Hải quân (lính bộ binh An Nam) đã bị thương bởi hai viên đạn vào tay làm bể vũ khí, và Trung úy Pineau, chụp lấy khẩu súng bắn cùng với các người của mình cho tới khi họ ở ngoài tầm đạn.

Nhờ may mắn con tàu chở ngựa đã trượt không vào đảo được, đã đi qua không xa lắm khỏi Trung úy Hairon; nó đã bị một giòng nước cuốn trôi và ông ta đã chụp lấy một sợi dây được ném xuống ông ta và lên được tàu, tại đó ông đã tổ chúc kháng cự.

Một phu khuân vác và dǎm sáu con ngựa đã bị thương, nhưng, tổng kết lại, không ai bị thương trí mạng trong cuộc phục kích thứ hai này. Chúng tôi đến nơi lúc con tầu chở ngựa đã vượt ngoài tầm đạn và chúng tôi đã trông thấy rằng chúng tôi đã vượt qua không nhiều khó khǎn lắm.

Không thể nào có vấn đề tiếp tục cuộc thủy trình dưới cùng những điều kiện như thế này và chúng tôi đã quyết định trở về Làokay.

Trong vòng ba giờ đồng hồ, chúng tôi đã đi suốt chiều dài cuộc thủy trình mà chúng tôi đã thực hiện trong sáu hôm với nhiều sự khó khǎn và chúng tôi đã buồn bã bước lên bến tàu Làokay từ đó chúng tôi đã ra đi với lòng tự tin và sáu ngày hạnh phúc trước kia. Từ đó trở đi, những người lính thuộc đoàn Viễn Chinh đã gọi nơi đó là chiếc cầu tàu của sự bất hạnh.

Thật khó cho chúng tôi không nghĩ về những hiểm nguy cá nhân mà chúng tôi đã gặp phải, một khi ở giữa những người bạn chúng tôi tại Làokay, cái chết của hai người bạn

can đảm của chúng tôi và những người đồng đội của họ, những người mà chính buổi sáng hôm đó đã tràn đầy nổ lực, đã gây cho chúng tôi nổi buồn to lớn.

Thiếu tá Daru - người cũng rất dũng cảm trong nhiệm vụ - giờ đây thì tất cả hiểm nguy và trách nhiệm đã qua, thấy mình mất tinh thần bởi sự mất mát hai người sĩ quan này và điều đó góp phần không nhỏ vào cǎn bệnh lâu dài và khó khǎn mà ông ta gặp phải, kể từ khi ấy. Ngoài ra, không phải một người, Âu hay An Nam, những người đã tham dự vào cuộc viễn chinh này thoát khỏi được bệnh sốt rét: tất cả đều bị nhiễm ít hay nhiều chứng sốt rét vào những này sau khi chúng tôi trở lại Làokay.

Khi chúng tôi hồi tưởng lại quyết tâm của ủy viên Hié không đi cùng với chúng tôi, sự biến mất của các sĩ quan địa hình Trung Hoa buổi chiều trước cuộc tấn công, sự từ chối của Tchéou để có một
tin-chaï trên tàu của chúng tôi, tâm tánh xấu của cư dân làng Tiền Phong đối sử với chúng tôi và sự khǎng khǎng của các sĩ quan Trung Hoa mà chúng tôi đồng ý không tạm dừng trên bờ đất Trung Hoa, thì thật khó cho chúng tôi không nhìn thấy người Trung Hoa có trách nhiệm trong vụ tấn công này. Nhưng dù vậy, vì chúng tôi bị tấn công trên lãnh thổ An Nam, bởi những người không mặc quân phục lính Trung Hoa, chúng tôi không có đũ chứng cứ để chính thức khiếu nại vụ việc này.

Trận phục kích đã được tổ chức chu đáo đến nổi không cần phải chuẫn bị lâu trước. Nếu trận phục kích thứ nhất đã kiên nhẫn chờ đợi cho nǎm chiếc tàu đến tập trung phía trên giòng thác, có lẽ không một ai trong chúng tôi còn sống quay về, nhưng vì bị đánh lừa bằng lá cờ Pháp treo duy nhất trên con tàu thứ nhất, bọn hải tặc tin rằng các ủy viên Pháp đã ở trên chiếc tàu ấy và chính điều này đã cứu thoát chúng tôi khỏi định mệnh mà Geil và Henry phải gánh chịu.

Sau ngày hôm đó, các sĩ quan địa hình Trung Hoa đã tới Tiền Phong. Theo câu chuyện thường rất trái ngược của họ, họ đã không ở xa chúng tôi khi cuộc tấn công xãy ra; họ ở gần một khúc cong kế tiếp và họ nghe tiếng súng bắn nhau mà đầu tiên họ không hiểu chuyện gì đang xãy ra; rồi họ bị đe dọa bởi một nhóm hải tặc bên phía bờ sông thuộc An Nam, nhưng không bị bắn một phát súng nào. Khi trở về, họ đã nhìn thấy chiếc tàu của chúng tôi, hoàn toàn bị đốt cháy.

Hié đến sau đó; ông đã đi suốt đến Long-Po, nhưng ông ta bị bệnh và không thể quay về để gặp chúng tôi. Các ủy viên Trung Hoa khác đến an ủi chúng tôi.

Nếu - điều này chưa được minh chứng – hành vi của Hié trong việc từ chối không đi cùng với chúng tôi là sai, thì ông ta đã bị trừng phạt vì chuyện ấy, bởi vì vài ngày sau khi ông ta trở về ông ta đã chết tại Song-Phong vì chứng bệnh nguy hiểm.

Là một người con trai của một tay buôn bán á phiện giầu có tại Quảng Châu, ông ta đã mua lấy chức quan này. Ông ta đã chấp nhận những chức vụ khó khǎn của một ủy viên trong chính phủ của ông để đi phân định biên giới vì các tham vọng; người con trai của ông đã tháp tùng theo ông, anh ta cũng đã chết vì một chứng bệnh hiểm nghèo trong cuộc hành trình mà anh ta đảm nhận chuyễn thi hài của cha anh về lại Quảng Châu.

Những mối liên hệ với H. E. Hié đã luôn luôn là thân thiện nhất; chính ông ta người đã tiếp đón tôi khi tôi đi chǎm sóc bệnh tình của ủy viên Tang-Ki-Son, người mà ông ta đã sống chung, và sự tiếp đón niềm nở của ông luôn luôn là ân tình nhất. Tuy thế tôi phải nói rằng, khi tôi được chỉ định bởi ông Dillon vài ngày trước khi chúng tôi khởi hành để sắp xếp với ông về các điều kiện của chuyến thủy trình, Hié đã thành thật nhìn nhận rằng

ông ta khǎng khǎng không đi cùng với chúng tôi bởi vì ông ta nghĩ rằng rất quá nguy hiểm khi đi theo cùng chúng tôi; như thế rất có thể rằng ông ta đã được thông báo về cuộc tấn công mà chúng tôi sẽ gặp phải.

Người Trung Hoa cũng không chịu đựng khá hơn chúng tôi, chứng bệnh sốt rét trong xứ này vào suốt mùa Ðông.

Trong những vùng này, những cuộc hành trình vào mùa này, ngay cả những cuộc du hành trên sông, luôn luôn là nguy hiểm và chúng tôi biết rằng một viên quan người Lào sẽ không bao giờ đi đâu trong những tháng từ tháng Sáu đến tháng Mười, trên sông Mékong hay trên bất cứ chi lưu nào của nó. Chúng tôi thấy rằng du hành trên giòng Sông Hồng vào lúc này thì thật không thận trọng hơn chút nào.

***

Chương 22: Sự Phân Ðịnh Biên Giới Trên Các Bản Ðồ Ðịa Hình – Các Chứng Bệnh Của Các Ủy viên - Chuyến Trở Về Hà Nội Của Tôi - Chấm Dứt Cuộc Phân Ðịnh Biên Giới Tại Làokay 

Biết như thế, cho dù với tất cả thiện chí của chúng tôi, cuộc phân định biên giới trên đất liền vào ngay lúc này tuyệt đối không thể nào thực hiện được, ông Dillon, viết vào ngày 10 tháng Tám đến ông chủ tịch Tchéou để đề nghị ông một chiến lược mới cho việc phân định biên giới dựa trên sự so sánh của hai tấm bản đồ và của các tài liệu Trung Hoa và An Nam mà hai phái đoàn đang có. Cùng lúc ấy ông đã điện tín đi cho bộ để bàn luận về sự cần thiết của phương án này nếu họ muốn nhiệm vụ khó khǎn đã giao cho chúng tôi trong mùa hè này sẽ đem tới một kết luận tốt.

Các ủy viên Trung Hoa rất vui mừng chấp nhận giãi pháp này, nhưng họ không thể tham gia vào trước khi họ nhận được câu trả lời mà họ đã yêu cầu từ Tsong-Li-Yamen, vì họ ở quá xa đường điện tín chúng tôi sẽ phải trì hoãn lại khoảng 30 đến 40 ngày trước khi nhận được sự phúc đáp.

Như thế chúng tôi bị buộc phải lưu lại lâu dài tại Làokay. Chúng tôi sử dụng thời gian này để làm việc, trong khi chờ đợi sự chấp thuận của các cấp thẩm quyền. Thiếu tá Daru, như chúng tôi đã nói, bị bệnh trầm trọng; tôi cũng bị bệnh nặng như ông ta và cả hai chúng tôi không ai có thể tham gia nhiều vào công việc phân định biên giới trên bản đồ. Tất cả mọi việc giao cho ông Dillon và Ðại tá Tisseyre, với sự giúp đỡ của Trung úy Hairon, ông này lại ít bị bệnh hơn chúng tôi.

Vài ngày sau khi chúng tôi tới từ Long-Po, có những sự đồn đãi lo âu về nhiều nguồn tin khác nhau: đường điện tín bị cắt đứt dǎm sáu lần liên tục, những tàu thương buôn bị tấn công, người ta nói rằng nhiều bǎng đảng không chính quy đang tập trung tại Làokay

Quân phòng vệ của chúng tôi đã quá yếu nhiều và quá bịnh để mơ tưởng về các chuyến đi khảo sát trừ phi chúng chỉ cách thành phố vài cây số, và những toán tuần tra nhỏ dǎm sáu lần bị trúng đạn.

Các đồng nghiệp Trung Hoa của chúng tôi không còn gây được niềm tin hơn là chúng tôi và Tang nữa, những người trước kia đã sống trong làng Song-Phong, trong ngôi chùa nơi chúng tôi gặp gỡ hội họp, đã đi lên vùng cao và sống gần với Tchéou tại một trong những trại kiểm soát Làokay.

Số cư dân của làng Song-Phong đã tǎng gấp nhiều lần, và họ đã táo bạo gây sự bằng cách vượt qua khỏi sông Nam-Si trong một đêm lúc 10 giờ, họ đã phóng hỏa một trong những nhà Trung Hoa nằm ngoài cổng Làokay và làm bị thương dǎm sáu người thương buôn Trung Hoa. Trước khi mọi người nghe được tiếng báo động thì cuộc tấn công đã chấm dứt và bọn cướp đã biến mất.

Vài đêm sau đó, về phía cổng thương buôn, chúng đã cố gắng đốt phá khu nhà người An Nam và dǎm sáu lần đồn trại lính bộ binh An Nam đối diện với chúng tôi, thuộc phía bên kia Sông Hồng, đang canh giữ khu công viên chǎn bò, đã bị tấn công trong đêm và bọn cướp đã phóng hỏa tiển và chất nổ để hỏa thiêu khu trại. Chúng tôi thêm vào chuyện

này rằng những người trạm làm việc chuyễn tin thư càng ngày bị chận bắt nhiều hơn, đến nổi chúng tôi phải lưu lại tại chỗ gần như không biết tin tức gì, điều này là một trong những sự mất mát mà chúng tôi cảm thấy rất đau khổ.

Ðêm nào cũng thế, những ngọn đồi xa phủ đầy ánh lửa mà bọn cướp dùng để ám hiệu cho nhau. Một bà sư già, đảm trách một ngôi chùa nằm trên một ngọn đồi không đầy một cây số phía dưới sông của Làokay, bị bắt gặp đang trao đổi tín hiệu với những đám lửa trên các ngọn đồi phía bờ bên kia sông Hồng. Bị theo dõi thật sát, bà ta liền bị bắt trong khi hoạt động vào một đêm bởi viên Ðại úy của đoàn Viễn Chinh, đi theo sát bởi bốn lính cận vệ của ông; họ lục soát ngôi chùa và họ bắt gặp bốn người Trung hoa có võ khí, những người mà họ cố gắng để mang tới Lào. Nhưng họ đã giết chết những người đó trên đường trở lại Làokay khi chúng cố gắng trốn thoát.

Từ lúc này trở đi họ đã đặt một trạm gác nhỏ tại ngôi chùa, họ cũng lập đồn trạm trên các ngọn đồi nhìn bao quát xuống pháo đài, nhưng trong xứ trồng trọt quá nhiều cây xanh, bạn không thể an toàn cho dù chỉ một khoảng cách ngắn xa các đồn trại của chúng tôi.

Những cuộc du ngoạn ngắn nhất bên ngoài thành phố là thiếu thận trọng và trong các hoạt động thụ động này, hậu quả là các cơn sốt liên tục và lo lắng làm tinh thần của quân trú phòng yếu hẳn đi; một trong số các thư ký cho Ủy ban hoàn toàn mất cảm giác và dǎm sáu sĩ quan tự họ trở nên quạo quọ và ngờ vực đến mức độ mà sự ý thức bổn phận và về sự nguy hiểm bình thường mới có thể ngưng những cuộc cải vã khỏi những hậu quả tai hại.

Như vậy những tháng Tám và tháng Chín đã trôi qua. Viên thư ký của Ủy ban, ông Dalenda, trong ba bốn ngày nửa sống nửa chết, chịu đựng những cơn đau bụng dữ dội và Thiếu tá Daru mỗi ngày mỗi yếu hơn, chúng tôi quyết định đưa họ về Hà Nội để chữa bệnh.

Trong xứ chắc chắn không thanh bình và cũng không thể sẳn sàng bắt đầu lại sự thương mại như đại tá Maussion đã nghĩ khi ông này bị nhà cầm quyền Trung Hoa đánh lừa bằng những danh từ hay đẹp. Nhân viên thuế quan, được gởi đến đấy đặc biệt như một nhân viên tình báo, có thể điện tín về Hà Nội, tại đó họ sẽ phô trương như sau trong tờ công báo, ‘sự lựa chọn thuơng mãi một lần nữa đang chiếm ưu thế’; chúng tôi không phải bị vây hãm ít hơn bởi kẻ thù gồm ít nhiều bǎng đảng quân chính quy Trung Hoa, mà còn được tiếp tế bởi làng Tiền Phong nữa. Các tay chân của Liu-Vinh-Phoc dễ dàng tuyển chọn các dư đảng Cờ Ðen những kẻ vô công rỗi nghề, và các tay thương buôn hòa bình, tôi không dám nói thật, đã bị sử dụng để chuộc mạng, chẳng thể thay đổi tình huống một chút nào.

Trong những trường hợp như thế, sự có mặt của một người dân sự tại Làokay không có vẽ ích lợi gì cho nhà nước: họ đã gởi Ðại tá Pelletier, với tất cả quyền hạn dân chính và quân sự đến Làokay, và Bác sĩ Martin-Dupont được triệu hồi.

Vì thế chúng tôi đã lợi dụng chuyến trở về của ông ta để tạo một đoàn tàu hộ tống để di chuyễn an toàn và, mặc dù có sự phản đối rằng ông ta nên ở lại Làokay, tôi đã nhất định thuyết phục ông nên trở về Hà Nội thì một biến cố trầm trọng đã thay đổi quyết định này.

Trong tháng tôi đã bị ảnh hưởng bởi các cơn đau bụng, nhưng vừa khi các cơn đau bụng qua đi, tôi nhanh chóng phục hồi sức khoẻ và đã không mất nhiều sức khoẻ thì vào buổi sáng ngày 1 tháng 10, tôi đã bị những cơn ói ra máu mãnh liệt đến nổi tôi nghĩ rằng tôi có thể chết ngay khi ấy. Tôi đã chạy đến bác sĩ Martin-Dupont lúc đó đang ở trong

cùng một ngôi chùa và ông ấy đã tức tốc chạy chữa cho tôi; dù vậy, nửa giờ sau tôi lại bị ói ra đến hai lít máu và tôi thấy mình trong trạng thái hôn mê, tay chân lạnh ngắt và không thể cử động.

Thiếu tá Daru không nghe bất cứ cuộc nói chuyện nào về chuyến ra đi của ông nữa; ông ta yêu cầu tôi phải thay vào chỗ của ông dưới tàu sẽ ra đi càng sớm càng tốt vừa khi tôi có thể được mang xuống.

Ngày 4 tháng 10, vẫn còn được chǎm sóc luôn và đi kèm bên cạnh bởi Bác sĩ Martin-Dupont, người mà tôi thọ ơn rất sâu, chúng tôi đã lên đường đi và tới Hà Nội ngày thứ tám. Chúng tôi được đón tiếp bởi trưởng cư dân, ông Vial, người đã tổ chức đoàn hộ tống gồm những người trạm để di chuyễn chúng tôi, ông Delenda và tôi, đến bệnh viện tại đó tôi sẽ nằm chữa trị một tháng.

Sau khi chúng tôi rời Làokay, giấy chấp thuận của hai chính quyền cho phép tiếp tục việc phân định biên giới trên bản đồ vừa tới. Các ông Dillon và Tisseyre, với sự giúp đỡ của Thiếu tá Daru, người mà sức khoẻ đang hồi phục dần dần, tiến hành nhanh chóng và đã sớm đạt được những kết quả tốt nhất.

Như thế, bên bờ phải sông Hồng, các tỉnh Mường như Phong-Tho, Lay-Chau, Dien-Bien-Phu và nhiều tỉnh khác, mà ban đầu phía các ủy viên Trung Hoa cho rằng của họ và nơi mà viên thống đốc Vân Nam muốn sát nhập, đã được thỏa thuận nhìn nhận chung với nhau là lãnh thổ An Nam.

Trong lúc này những hiểm nguy tại Làokay càng lúc càng gia tǎng cường độ: những tên cướp tǎng gấp đôi sự táo bạo của chúng và, hiện diện khắp nơi mà không ai nhìn thấy, cắt đường điện tín, chận bắt các trạm, tấn công phá hoại các tàu thuyền lẽ loi và hàng đêm chúng là một mối đe dọa cho các cǎn cứ phòng thủ của chúng tôi.

Thiếu tá Pelletier đã chỉ mang một ít lực lượng tǎng cường và mặc dù sự nǎng nổ của ông và điều ông làm ngay là làm sống lại tinh thần của quân đội, tình trạng sức khoẻ của ông vẫn không khá hơn. Vào tháng Mười, bốn người Âu Châu, một người là hạ sĩ quan đã chết trong vòng ba ngày vì bị phong đòn gánh và trong số các binh lính của quân Viễn Chinh chỉ có 20 người vẫn còn mạnh khoẻ.

Thiếu tá Pelletier vì thế bị bắt buộc ở lại bên trong thành lũy và phải chờ đợi mùa thích hợp hơn và các toán tǎng viện để đánh đuổi bọn cướp. Ông ta đã không nghĩ điều đó là thận trọng, sau sự hoàn tất các cuộc hành quân của Ủy ban, lúc cuối tháng Mười, để các ủy viên Pháp lên tàu đi Hà Nội; nhiều tin tức liên quan xác nhận rằng các ủy viên được chỉ định làm các mục tiêu chính cho các bǎng đảng không chính quy. Các đồng nghiệp chúng tôi vì vậy đã bị giữ tại Làokay cho đến hết tháng Mười Một và chỉ đến khi ấy, sau khi nhận đuợc các toán quân mới, Thiếu tá Pelletier mới bắt đầu một chiến dịch hùng mạnh chống lại bọn cướp, trong khi ấy, trong vài tuần lễ, ông ta đã diệt bọn cướp trong khu vực này, làm cho xứ này trở nên an ninh hơn và chinh phục xứ Mường Châu đến Mương Lay, tại đây ông sẽ sẳn sàng lên đường khi ông được lệnh trên gọi.

Các ủy viên có thể đi xuống phía dưới dòng sông mà không có vấn đề chi cả và họ đã đến trong những ngày cuối cùng của tháng Mười Một, mệt mõi nhưng hạnh phúc với kết quả của sứ mạng, thì, trong khi đổ bộ, họ đã biết một tin buồn là người bạn đồng nghiệp và là người bạn của chúng tôi, Ông Haïtce, đã vừa bị sát hại trên biên giới tỉnh Quảng Ðông.

***

Chương 23: Các Ông Haïtce và Bohin Ra Ði Móng Cái – Móng Cái Trước Khi Người Pháp Ðến

Trong tháng Mười, lúc ấy tôi đang nằm bệnh viện, các ông Haïtce và Bohin, khi ấy đang nằm hồi sức, đã cố gắng tới bờ biển để dưỡng bịnh tại một ngôi nhà mà ông Paul Bert đã xây dựng trên bán đảo Ðồ Sơn và nơi mà ông vì sự tri ân đã để cho họ sử dụng.

Vào cuối tháng này, các đại biểu Trung Hoa từ Ủy ban của các tỉnh Quảng Ðông và Quảng Tây, những người mà chúng tôi đã từng gặp gỡ, lần này tại Móng Cái, xin được nói rõ rằng họ đã đi đến Kim-Tchéou, khu vực gần nhất trên đất Trung Hoa và họ đang đợi chúng tôi.

Mặc dù xứ sở đang rất hổn loạn, đầy dẫy người Trung Hoa và bọn cướp, những người chân thật nhất trong số họ sống nhờ nghề buôn lậu, ông Paul Bert, nhờ sự can thiệp của vị bộ trưởng chúng tôi tại Bắc Kinh, nghĩ rằng cần phải gởi ủy viên duy nhất của phái đoàn Pháp đang sẳn sàng ngay lúc này để gặp các ủy viên Trung Hoa; đó là ông Haïtce, người mà với những kiến thức về Trung Hoa cho phép ông ta phục vụ hiệu quả nhất.

Ông đã phải liên lạc với các đồng nghiệp của chúng tôi và sữa soạn công việc trong khi chờ đợi các thành viên khác trong đoàn đại biểu Pháp, và Trung úy Bohin, người tháp tùng ông, bắt đầu khảo sát địa hình của khu vực lân cận.

Chúng tôi không thể quên không nói đến nơi đây, để làm sáng tỏ trách nhiệm, rằng ông Dillon, được tham khảo trong lúc đường điện tín vừa được thiết lập lại trong ít lâu, đã xét đến việc gởi ông Haïtce một mình đến vùng biên giới hoàn toàn không đúng lúc, và rằng Tướng Jamont, tư lệnh quân đội, đã giãi thích rằng vào lúc đó, nghĩ rằng ông ta không có đủ quân để bảo đảm sự an ninh cho vùng Móng Cái do đó phản đối việc gởi một ủy viên Pháp với một lực lượng quân đội không đủ mạnh đến thành phố này. Người cư dân chính của thành phố, được thúc đẩy bởi ông Constans, tin rằng ông đã phải vượt qua những nhận định này và người đồng nghiệp trẻ của chúng tôi đã nghe theo sự can đảm của mình mà ra đi Móng Cái.

Ông đã được mở đường bởi một Trung úy thuộc lực lượng bộ binh Hải quân, ông de Goy, quyền đại biểu cư dân, người đã thành lập cho riêng mình một viên thư ký thành phố và khoảng 60 lính An Nam trang bị nghèo nàn tại một thành lũy cổ An Nam, nằm khoảng một cây số cách Móng Cái.

Ông Haïtce muốn, mặc dù có lời khuyên của Trung úy de Goy, thiết lập một chỗ làm việc cho ông ngay chính trung tâm của thành phố Trung Hoa, nơi ông sẽ nhận sự chào đón tốt đẹp và nơi ông lần đầu tiên không gặp những khó khǎn nào. Cùng với ông có khoảng 30 lính chính quy, dưới sự điều động của Trung úy Bohin, và tìm cho ông một chỗ an toàn, vài ngày sau ông cho phép Trung úy Bohin lên đường với khoảng 25 quân đến mũi Paklung, để thiết lập bản đồ địa hình tại điểm quan trọng này.

Ông Haitce đã sống một thời gian lâu dài với người Trung Hoa nên đã có quá nhiều tự tin vào mình. Là một người lịch sự, biết ơn, không thể làm điều xấu trừ phi điều ấy sẽ mang lại cho người khác những hữu ích, ông giống một người Trung Hoa thông minh làm ngạc nhiên và lôi cuốn đa số người Châu Âu khi vừa gặp mặt. Ông mở những buổi thảo luận về các vấn đề khoa học và ngay cả các vấn đề luân lý với một người khách vui, là người luôn yêu thích tưởng tượng rằng người ta đang xử sự với một người bình đẳng và, tuy vậy, cũng đủ để lột bỏ một chút vỏ hào nhoáng nông cạn cho thấy kẻ man rợ bên trong.

Có một vực thẳm giữa sự suy nghĩ của một người Mongoloid và sự suy nghĩ của chúng tôi: hắn cảm giác, suy nghĩ hoàn toàn khác với chúng tôi; các ý tưởng về luân lý, danh dự và niềm tin tốt lành chẳng có liên quan đến những điều đó của chúng tôi. Bao nhiêu lần chúng tôi đã nhìn thấy các đồng nghiệp Trung Hoa của chúng tôi, nói liên miên về các niềm tin tốt lành của họ, nhưng chính họ đã bị bắt gặp không thể chối cải với những thí dụ om sòm về những lời nói dối, không thấy một chút ngượng ngịu mà trái lại còn sung sướng cười khi những trò gạt gẫm đó bị thất bại! Họ chắc chắn thông minh và vǎn minh nhưng sự thông minh của họ khác hơn sự thông minh của chúng ta nhiều như nền vǎn minh của họ khác với nền vǎn minh chúng ta: chúng tôi không nói là nó thấp kém, chúng tôi nói rằng nó khác nhau. Hơn thế ông Haïtce, người đã không bị phục kích tại Long-Po-Ho, không thể tưởng tượng rằng các đồng nghiệp của chúng tôi, những người mà chúng tôi duy trì mối liên hệ tốt đẹp ở Quảng Tây, đã không báo cho chúng tôi biết về mối hiểm nguy sắp đến gần.

Ðể hiểu rõ những biến cố đã xãy ra từ ngày 23 đến ngày 29 tháng Mười Một, người ta cần phải hiểu rõ Móng Cái như thế nào trước khi ông Haïtce đến và những quan tâm chủ yếu mà các cư dân đã có trong lúc duy trì một nền độc lập mà họ đã có được. Về vấn đề này, quý vị hãy cho phép tôi mượn phần lớn các thông tin sau đây, trong khi sữa chữa vài vấn đề, từ một nhà quan sát người Anh có tiếng, ông James Scott, người đã lưu lại nơi đó từ đầu nǎm 1885.

Ðằng sau đảo Vạn Ninh là tỉnh Quảng Ðông của Trung Hoa tiếp xúc ra tận biển và đã tách rời cả xứ tọa lạc quanh Vịnh Oanh-Xuan khỏi toàn bộ phần còn lại thuộc tỉnh Quan-Yen, tỉnh Quan-Yen này chấm dứt tại sông Pak-Lam. Dòng nước sông Pak-Lam đánh dấu đường biên giới tách rời phía bắc, nơi dãy núi Hundred Thousand Mountains tạo thành một chuỗi phục vụ như đường biên giới, cho đến tỉnh Lạng Sơn. Rõ ràng rằng sự chen kẽ này của một chút đất Trung Hoa giữa hai phần đất thuộc lãnh thổ An Nam là một tình trạng đã gây nên những khó khǎn không dứt.

Móng Cái là một nơi ẩn náu nổi tiếng của những kẻ nổi loạn Trung Hoa những người có cơ sở làm ǎn tại Bắc Bộ và những người đã bỏ nghề ǎn cướp để trở thành những kẻ cắp vặt. Ðảo Vạn Ninh chỉ là một châu thổ tam giác được tạo thành bởi dòng sông Pak-Lam và Móng Cái thì nằm ngay tại đỉnh cao của tam giác này.

Khi, từ biển vào, bạn đi ngược dòng sông Pak-Lam vào giữa đảo Vạn Ninh và lục địa, bạn sẽ tin rằng bạn đang đi vào một vùng hiu quạnh và không màu mỡ tại đó không ai có thể nhìn thấy một bóng người; nhưng thình lình không một chút chuyễn tiếp nào, cả thành phố Móng Cái xuất hiện trước mắt bạn. Ngay từ cái nhìn đầu tiên bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong khi thành phố đang nằm trên lãnh thổ Bắc Bộ, đây không phải là một thành phố An Nam chút nào, Những làng người An Nam gồm có những túp lều nghèo bao phủ bằng vôi: Móng Cái được xây dựng bằng gạch cứng có mái lợp bằng loại ngói có thể được tìm thấy khắp Thiên Quốc; bạn thật sự kinh ngạc bởi vẽ bề ngoài dễ chịu và ấm cúng của khu nhà ở; thật khó có thể tìm thấy một cǎn nhà ở đấy không có vòi nước dưới dạng đầu một con rồng trên mái hay dọc theo hành lang che phủ bằng những chậu hoa; những cổng đường phố được trang trí với những bức tranh cho thấy một thân cây mang trên các cành lá những câu viết đạo đức được rút ra từ những nhà triết gia cổ. Tất cả các cổng này được làm kiên cố thêm bằng những tấm bảng cứng và những cây tre to có thể thách đố bất cứ cố gắng xâm phạm nào. Bên ngoài mỗi cǎn nhà đặt trên tường người ta chú ý một bàn thờ nhỏ trên đó họ đốt đèn cầy và nhang thơm mỗi ngày để cầu xin ơn phước từ Trời đem đến những gia chủ danh dự này.

Trật tự và sự im tỉnh làm chủ các đường phố, chính là trường hợp thông thường tại các khu ở của những lãnh chúa. Các cư dân đi loanh quanh chỗ làm việc của họ được che bởi những cây dù làm bằng lụa Anh, ǎn vận giầu có như những khách thương lớn trên con đường Nữ Hoàng tại Hong Kong, trong những chiếc áo lụa trắng hay xám tùy theo mùa với những đôi giày thêu gấm đẹp và vớ trắng. Không có một người Bắc Bộ nào khác hơn một hay những phu khuân vác và những phụ nữ Trung Hoa đang gặp nhau tại đấy, và không có một viên chức nào khác hơn là hong-see, một nhân viên đại diện cho các thương buôn tại đây. Các hiệu buôn có một số phu khuân vác đi bộ loanh quanh về đêm trêm các đường phố, gõ trên những trụ tre để cho biết họ đang đi canh gác, báo giờ giấc và hô to rằng họ không trông thấy cướp hay nhà cháy.

Cứ cách khoảng mỗi một trǎm thước người ta đi tới một nhà kho lớn, trong đó chất đầy hàng hóa bị ǎn cắp hoặc cướp bóc từ khắp nơi trong Vịnh Bắc Bộ: thuốc phiện, những kiện lụa hay vãi bông, gạo, muối, dầu phộng nghiền, trà, quế, nói chung, tất cả những sẩn phẩm của các nước lân cận. Chúng được tách rời ra và tồn trử chung trong kho, bởi vì chúng không được bán lẻ tại Móng Cái mà chỉ được bán với những chuyến hàng nguyên vẹn mà những thương buôn này, đồng minh với bọn cướp biển và những tay buôn lậu hợp tác.

Ðây đó người ta đến những nhà huấn luyện những phụ nữ bị đánh cắp, phần lớn là những người phụ nữ An Nam; họ được chỉ dạy bằng tiếng Trung Hoa, họ được dạy các tục lệ Trung Hoa để tǎng giá trị của họ tại các chợ Hong Kong và Shanghai và, ông J. Scott nói với những lời phẩn nộ về Hong Kong, ‘tổ chức buôn bán nô lệ bình thường này tại một trong những vương quyền thuộc địa của chúng ta là một nổi nhục nhã cho nền hành chánh của chúng ta.’

Ðối diện Móng Cái, trên lãnh thổ Quảng Ðông, là thành phố Tong-Hin-Kaï, có một tháp canh nhưng nơi đó người ta không thấy một sự thương mại hay giàu có nào. Ðó là một thành phố thuộc đặc khu Kim-Tchéou và viên quan cấp thấp người chỉ huy nơi đấy là một người đàn ông có một ý thức dễ chịu và có sự hiểu biết rộng rãi về đạo đức. Ông không thể quên rằng ông ta là một đầy tớ của hoàng đế và có trách nhiệm đối với các quan chức địa phương, nhưng ông ta cũng phải ghi nhớ rằng các khách thương tại Móng Cái giầu có và có quyền lực và ông ta sẽ hành động như thế. Ông ta hay đi qua sông Pak-Lam để gặp bạn bè phía bờ An Nam và ông ta luôn đuợc đón tiếp niềm nở, bởi vì không có danh dự nào quá lớn dành cho một viên quan cho phép những chiếc tàu chở đầy hàng đi qua sông Pak-Lam và là người trông chừng những đoàn tiếp tế đi trên lộ trình đến Kim-Tchéou với con mắt thiện ý.

Tong-Hin-Kaï luôn có một đoàn quân trú phòng với dǎm sáu trǎm lính chính quy, những người làm cho đồn trại này ồn ào và dơ bẩn ngoài sự trộng đợi. Từ những cấp bậc đã có nhiều hải tặc giúp đỡ làm đầy những nhà kho của Móng Cái và nhiều binh lính từ Quảng Châu đến Bắc Bộ bằng con đường Pak-Lam giữa các nǎm 1883-1884.

Cũng đương nhiên có một quan chức người An Nam trên đảo Vạn Ninh, nhưng ông ta sẽ quan tâm không làm sự bất tiện đến các chủ nhân Trung Hoa tại Móng Cái và nếu ông muốn, ông ta có thể tồn tại lâu trên đảo. Ông ta sống khiêm nhượng khoảng một dặm về phía đông của Móng Cái tại một ngôi làng mang cái tên như tên đảo.

Ðây là một cái làng hơi nhiều hơn 20 nóc gia, xây dựng nghèo nàn, nơi mà những cơn mưa nhẹ nhất cũng sẽ thay đổi một con đường thành một cái hố bùn sâu hơn ba tấc. Những đứa bé trần truồng và dơ bẫn, thân hình đầy vết thương đau, đi lãng vãng trong đám bùn cùng với những con lợn; cha mẹ chúng là những nhóm rách rưới; tại các cửa hàng duy nhất người ta có thể tìm thấy là những nơi trú ẩn làm bằng tre nứa phía trước những mái lều và người ta có thể mua tất cả mọi thứ hàng hóa tại đấy với một nhúm đồng tiền kẽm.

Viên chức An Nam sống trong một chỗ gọi là đồn trại và ông ta gần như dơ bẫn và rách rưới như những người đồng bào khác của ông. Ông ta cũng khó đi sang Móng Cái và ông ta cố gắng để làm vui lòng người Trung Hoa bằng cách xin cho họ những người đánh cá An Nam khi họ cần những người khuân vác. Ông James Scott kết luận rằng cần phải phá hủy Móng Cái mới bảo đảm hòa bình trong tỉnh Quan-Yen.

***

Chương 24: Tạm Trú tại Ðồ Sơn - Hồn Ma Biển Phò Hộ - Trở về Hà Nội

Sau tất cả những gì đã xãy ra người ta có thể tưởng tượng rằng trong khi những người Bắc Bộ, những người sống và làm việc trong đất liền, tỏ ra tương đối thờ ơ là liệu những ông chủ sẽ thay đổi hay không, các cư dân tại Móng Cái, cũng như tất cả các cư dân Trung Hoa trên vùng biên giới, những người sống nhờ kết quả của những cuộc cướp bóc và buôn lậu, đã thấy sự khó chịu vì những lệnh chính thức được ban ra trong xứ bởi sự chiếm đóng của người Pháp và sự phân định biên giới gây ra.

Các viên quan lại Trung Hoa vùng biên giới đáng lẽ không là những người tức giận một chút nào về sự thay đổi này trong hệ thống chính quyền; hơn thế nữa chúng tôi đã làm việc với các cấp thẩm quyền Trung Hoa trong một thời gian rất lâu về cả xứ này. Chúng tôi biết được những điều đó về sau này, và giá trị của nó đã được minh chứng như sau:

‘Trong suốt tháng Chín, viên quan chỉ huy hải quân tại Long-Moun, ở cửa sông Kim-Chéou, đã đến Vịnh Pak-Lung cùng với đoàn hạm đội của ông và ông đã đem lên đất liền dǎm sáu viên quan Trung Hoa để trên đảo Vạn Ninh. Những viên quan này gọi hết những người chức sắc lại với nhau và cảnh cáo rằng các viên quan cao cấp được triều đình Bắc Kinh gởi tới để phân ranh biên giới Bắc Bộ đang ở trên tàu và rằng họ đã có ban cho các chỉ thị. Các chức sắc này đã tuyên bố rằng cả xứ nằm giữa Mũi Pak-Lung và Tine-Hien là lãnh thổ Trung Hoa; nếu người Pháp cố ý thử thách những quyết tâm của họ, họ sẽ bị đánh đuổi dễ dàng.

‘Vì các chức sắc lưỡng lự và lưu ý rằng trong bất kỳ trường hợp nào các chứng cớ của họ dễ dàng bị phản bác bởi cư dân của ba nhóm truyền giáo Công Giáo Bắc Bộ được điều hành bởi các giáo hội thuộc nhiều quốc gia khác nhau, trong trường hợp này trở thành Trung Hoa và đặc biệt bởi những người công giáo tại đảo Trà Cổ, được điều hành bởi các linh mục địa phương (đoàn thừa sai Tây Ban Nha), viên quan trả lời: “Việc này rất dễ giãi quyết; quý vị đừng sợ bất cứ gì về phía người Pháp; quý vị sẽ thấy rằng họ sẽ không còn một chiếc tàu nào nữa trong vùng biển nước ta; họ đã gửi các chiến binh họ trở lại nước Pháp và rồi lực lượng của họ sẽ giãm xuống chỉ còn sử dụng các người lính An Nam; những viên quan lớn người Pháp muốn bỏ Bắc Bộ và họ sẽ làm như thế ngay lập tức nếu họ gặp phải những khó khǎn lớn”.’

Những lời tuyên bố này, trong đó có dǎm sáu lời, như chúng tôi biết, là quá sai lầm, tin là được tìm thấy dưới đôi mắt của các khách thương buôn Trung Hoa tại Móng Cái, những người đã có mọi lợi lộc khi một hệ thống chính quyền không có sự đổi thay nào.

Ông de Goy, đại biểu cư dân người sống cùng với binh sĩ trong một pháo thành cổ An Nam, nơi ông trông giống như một tù nhân, bị bắt buộc phải bắn những phát súng mọi khi ông đi với đoàn tùy tùng vào khu nội địa Việt Nam (cái tên đặt cho xứ Bắc Bộ nằm giữa Mũi Pak-Lung và đảo Tchouk-San của Trung Hoa, quanh Vịnh Oanh-Xuan.)

Ông không biết chút nào về các âm mưu này và chờ đợi một cuộc tấn công nghiêm trọng, được cảnh báo là những bǎng nhóm đông đảo đang thành lập trên đất Trung Hoa,

nhưng, không phán đoán từ những nguy hiểm đang đến gần, ông tin rằng, sau khi các ông Bohin và Haïtce đến, rằng ông sẽ đi Hải Phòng, rồi đi Hà Nội, để giãi thích tình hình và xin các chỉ thị.

Trước khi ra đi ông một lần nữa với ông Haïtce đến và sống trong thành lũy, nhưng ông Haïtce tin rằng ông ta sẽ an toàn hơn nhiều ngay giữa thành phố, bao vây bởi những dãy hàng rào, và trong đó những khách thương giàu có đang sinh sống mà chúng ta đã nói về họ rồi. Hơn thế nữa, ông ta cũng có một đồn trạm canh gác, rủi thay số quân quá ít.

Trong thời gian này các ủy viên của Ủy ban đã phải lưu lại Làokay và người ủy viên đã được phái đi trước, ông Haïtce, đã chờ trong vô vọng mong gặp ông H. E. Teng, chủ tịch của phái đoàn Trung Hoa tại Quảng Tây.

Phần tôi đã trãi qua một tháng vui vẽ tại bán đảo Ðồ Sơn. Tôi vẫn còn quá yếu khi tôi ra khỏi bệnh viện nên không thể nghĩ về việc tham dự với các bạn tôi, và ông Paul Bert rất quý hoá khi giao cho tôi sử dụng trọn vẹn cǎn nhà lộng lẫy mà ông ta đã xây dựng trên một núi đá vây quanh bởi những làn gió biển mát mẻ, nằm ngay mũi của bán đảo Ðồ Sơn.

Một bãi biển xinh đẹp với bãi cát trãi dài ra đến tận chân của núi đá và một khách sạn Pháp, được tu bổ cẩn thận, đã được thành lập ngay góc cuối của bãi biển dành cho những người tắm biển muốn đến Hải Phòng vào mùa hè để bơi và để phục hồi sức khoẻ bằng cách hít thở không khí biển.

Sau đó có lẽ chúng ta sẽ phải nghĩ về việc dựng lên một dưỡng đường trên núi tại tài sản Ðông Dương của chúng ta tương tự như ‘các thành phố hành chánh’ tại đó người Anh sống trên dãy Hi Mã Lạp Sơn, bởi vì, nếu chúng ta không sở hữu Hi Mã Lạp Sơn tại Viễn Ðông chúng ta cũng đã có đủ những cao nguyên như thế như cao nguyên Bolovens hay cao nguyên Puan, để nhiệt độ được điều hòa. Nhưng để thực hiện điều này chúng ta phải xây dựng đường sá, đảm trách những công trìng công cộng, và áp dụng khai thác và kiến tạo rừng mà người ta không thể đảm trách trong một thời gian ngắn; cũng như vậy, trong lúc đó, có vẽ hợp lý cho chúng ta để tìm kiếm những nơi trên bãi biển tiếp đón làn gió biển mát và tương tự như những bãi biển cát mà những người Âu Châu có thể nghĩ trong vài tuần lễ trong mùa xấu nhất của nǎm.

Từ quan điểm này Ðồ Sơn rất xứng đáng được chọn lựa, cung cấp một con đường thực tế nối liền giữa nó với Hải Phòng hay một cảng tàu được xây dựng tại đây; hiện nay việc đổ bộ hay lên hàng chỉ được thực hiện với sự khó khǎn và khi thời tiết tốt.

Mùa này đã quá trễ cho những người đi tắm; cũng thế, một khi đã vào ở đó, tôi sống tuyệt đối hiu quạnh, chỉ nhìn thấy hai đầy tớ và các lính tập người An Nam lo việc canh gác ngôi nhà, rồi đi sǎn và đi bộ loanh quanh suốt cả ngày dọc theo bãi biển.

Tôi chỉ biết tin vào ngày thứ mười chín về một bất hạnh đã xãy ra cho thuộc địa: Paul Bert đã chết vào ngày thứ mười một và thi hài ông đã được chuyễn về nước Pháp. Khi tôi nghe được tin buồn này sức lực tôi đột nhiên nhanh chóng trở lại và tôi bắt đầu lo lắng về số phận của những ủy viên khác trong Ủy ban mà cho tới giờ này tôi vẫn không nhận được tin tức gì về họ. Vì vậy tôi đi về Hải Phòng, tại đây tôi đã hỏi ông Vial, người trưởng cư dân mới, để xin hướng dẫn, nói với ông ta rằng tôi cảm thấy đã phục hồi đủ sức khoẻ để tham dự cùng ông Haïtce, nếu, theo tôi nghĩ là một trường hợp, vì đã quá trễ không về Làokay kịp. Ông Vial khuyên tôi nên kéo dài thời gian lưu lại Ðồ Sơn để chǎm sóc sức khoẻ của tôi và tôi lo phục hồi ở đấy không nên lo lắng chi thêm ngoại trừ việc thiếu hẳn tin tức từ các ủy viên khác của Ủy ban mà tôi biết đã bị bắt buộc lưu lại Làokay.

Tôi dùng thời gian này để thǎm viếng bán đảo và khu lân cận nó. Bán đảo này, một mặt hướng ra biển khơi mặt khác là đường nước ra của Cửa Nam Triệu, được tạo thành tại ngay hai mũi của nó bởi những ngọn đồi đá, nằm giữa chúng là một mãng đất cát phẳng chạy dài khoảng 10 cây số. Về phía tây, nơi mà dây cáp ngầm đến từ đất liền là cǎn nhà của trưởng cư dân; về hướng đông chấm dứt đối diện một đảo nhỏ trên đó là ngọn hải đǎng Hong-Ðo, phục vụ cho những các cuộc đổ bộ Hải Phòng và lối vào Cửa Nam Triệu.

Từ biển khơi xứ sở bắt đầu có vẽ hoang vắng, và người ta chỉ còn nhìn thấy những túp lều hiếm hoi mà các cư dân Hải Phòng đang bắt đầu xây dựng tại đấy chờ lúc ra đó tắm biển; tuy nhiên, bán đảo chứa đựng một ngôi làng quan trọng khoảng hơn một ngàn cư dân.

Nấp kín khỏi làn gió biển và đặc biệt khỏi sự quan sát của bọn cướp biển bởi những hàng dậu tre cao và dầy, những cǎn nhà được sắp xếp dọc theo bãi biển nằm đối diện với Cửa Nam Triệu; hai con đường khá rộng đi xuyên thẳng trong làng và hai bên đường có những hàng dậu tre dầy đến nổi bạn có thể đi trên đường mà không một chút ngờ vực gì bạn đang đi trong một làng đông dân, nếu không phải vì sự kiện là bạn đang bị cảnh cáo bởi những con chó sũa và nhìn thấy các trẻ con, đã nhanh chân chạy trốn trước bạn và luồn lách giữa các bụi tre, rồi xuất hiện trở lại thành từng nhóm để tò mò quan sát bạn từ phía sau.

Ðàn ông thì đi đánh cá ven biển; đi trên những con thuyền nhỏ, họ không bao giờ đi xa bờ ra biển khơi và chỉ khi thời tiết yên lặng họ có thể ném những lưới to, dài 200 đến 300 thước, và đôi lúc họ có thể bắt được những mẻ cá to. Đàn bà phơi cá và sản xuất nước mắm (một loại nước muối cá lên men, và không hư như người ta thường nói). Họ cũng cấy trên các ruộng lúa, tại đó có vẽ rất phì nhiêu mặc dù không có bỏ phân bón.

Thật ra, cũng đáng lưu ý là biển đã không để lại những tảo trên các bãi biển, như những đợt sóng rút ra khơi để lại trên bãi biển của chúng ta; ngoài ra, những tảng đá thì trần trụi và hoàn toàn không bị phá hoại. Họ cũng trồng khoai lang và đậu phọng và trên các đồi đá, mà lần đầu tiên nhìn thấy giống như khô cằn thì thật ra họ đã thu hoạch rất nhiều trái thơm ngon lành. Sǎn bắn không được gì lắm: một vài con chim biển và vài con chim gáy ít nhiều là những thú sǎn duy nhất mà tôi có được.

Người An Nam không xây những nơi tôn nghiêm cao trên các núi đá mà người ta có thể nhìn thấy được từ ngoài biển khơi, giống như những đền thờ mà bạn có thể tìm thấy khắp nơi trên các bờ biển Pháp, nhưng họ không kém hơn bảo vệ những hồn ma biển, như tôi có thể ghi lại trong khi lưu trú tại Ðồ Sơn.

Một sĩ quan trong số bạn bè tôi, người đã trở về nước Pháp trên chiếc tàu Chandernagor, thấy mình bị giữ lại trên thủy triều bên ngoài một quán rượu tại Hải Phòng, hai hay ba dặm cách Ðồ Sơn, có ý tưởng sử dụng sự trì hoãn này như là một cơ hội tiện lợi để nói tạm biệt với tôi. Tôi đã giữ anh ta ǎn cơm tối và vào chiều tối chúng tôi không thể tìm được một chiếc thuyền nào để mang anh trở lại con tàu sẽ phải rời trước rạng đông.

Chúng tôi thả một chiếc thuyền nhỏ của cư dân xuống nước và chúng tôi lên thuyền cùng với ba người lính, những người này không quen với loại tàu này. Chừng nào mà chúng tôi còn trong phạm vi của chỗ trú ẩn của mũi đất mọi việc rất êm thắm nhưng khi chúng tôi ra đối diện với đường đi, chúng tôi thấy biển sóng rất cao; chúng tôi khuất dạng hoàn toàn giữa hai đợt sóng. Ðêm rất tối và những người lính của chúng tôi, quen với việc điều khiển mái chèo tam bản, thấy họ hoàn toàn không phải những tay bơi chèo khéo

léo cho chiếc ca nô của chúng tôi; chúng tôi sợ rằng chúng tôi có thể bị biển nhận chìm bất cứ lúc nào. Chúng tôi chẳng vui gì khi được vớt bởi chiếc xuồng nhỏ của tàu hải đǎng đang đậu trong đường đi; viên hạ sĩ quan người chỉ huy nó đã cho người ra giúp đỡ khi nghe tiếng kêu của chúng tôi và dẫn người bạn không cẩn thận của tôi lên chiếc tàu của anh ta thật đúng lúc.

Chúng tôi đã bỏ lại chiếc thuyền nhỏ, nhẹ đi nhờ cất bỏ sức nặng của chúng tôi, vào tay của các anh lính, hy vọng rằng họ có thể mang nó vào bờ, nhưng họ đã bị trôi dạt bởi giòng nước và họ chỉ trở về được vào chiều ngày hôm sau khi tôi không còn trông mong họ về nữa.

Họ kể với tôi rằng, một khi tôi đi khỏi quán rượu, họ không thể lèo lái và họ đã bị giòng nước cuốn đi về phía Quảng Yên. Sáng hôm sau, khi theo lệ thường quanh mũi đá đã lộ trần vì nước triều rút xuống, tôi thấy một đám rước gồm có ba người lính của tôi với dǎm sáu người bạn của họ và những người trong gia đình họ sống trong làng; họ mang nến sáp, trái cây, cơm, thịt heo quay, gà vịt và rượu nếp đựng trong những cái dĩa. Họ dừng lại gần cuối mũi đất, dùng một khe nức của tảng đá như một bàn thờ và tại đấy, sau khi thắp nến và sửa soạn thức ǎn, họ bắt đầu cầu nguyện.

Tôi không làm gián đoạn buổi cầu nguyện của họ, nhưng sau khi họ đã cầu nguyện xong tôi hỏi họ và họ trả lời rằng những người này đã chạy liều mạng như thế đến nổi họ chỉ có thể được cứu sống bởi sự can thiệp của những linh hồn đã phò trợ họ. Họ đã dùng tiền lương tôi đã phát cho họ để đến và đem lễ vật tạ ơn những hồn ma biển đã che chở họ. Chẳng cần phải nói thêm rằng, ngay tại chỗ, thức ǎn và rượu được ǎn uống bởi những người mang ra cho, để tôn vinh danh dự của linh hồn, họ cũng cho một vài miếng ǎn bằng cách ném chúng ra biển khơi.

Càng ngày tôi càng rất lo rầu hơn về số phận các thành viên của Ủy ban còn lưu lại tại Làokay thì vào ngày 1 tháng 12 tôi nhận được tin ngắn từ ông Hunal, cư dân Hải Phòng, báo về những cái chết của ông Haïtce, Trung úy Bohin và các người đồng hành của họ.

Tôi đi ngay Hải Phòng tại đó tôi biết rằng ông Bohin đã thoát khỏi cuộc thảm sát và rằng các ủy viên tại Làokay đã sau cùng ra khỏi nơi bệnh nguy hiểm và đã vừa tới Hà Nội. Ngày 2 tháng Mười Hai nǎm 1885 vào buổi sáng, tôi đã gặp Bohin can đảm tại Hải Phòng khi ông này sắp đi Hà Nội. Thế rồi bỏ lại việc thu lượm hành lý từ Ðồ Sơn cho một anh giúp việc người mà tôi không mấy tin tưởng, tôi vội vàng đi ngay về Hà Nội.

Tại đấy tôi đã gặp lại các đồng nghiệp của tôi, buồn thảm vì tin buồn đã gây cho chúng tôi và không còn nghĩ về sự trở về bình yên của họ. Chúng tôi cùng san sẽ nhau ý kiến với ông chủ tịch, ông Dillon, rằng phải ra đi đến Móng Cái càng sớm càng tốt nơi chúng tôi ước mong đến cùng lúc với đoàn quân được phái tới để chiếm đóng thành phố ấy. Ðại úy Bouinais, được đề bạt tư lệnh, thế vào chỗ trong Ủy ban của Thiếu tá Daru, vẫn còn rất mệt mõi, đã trở về nước Pháp.

Một đạo quân nhỏ, dưới quyền của Tư lệnh Poncet, lập tức tiến về Móng Cái, nhưng các thẩm quyền quân sự đã không muốn cho phép chúng tôi đi theo đoàn quân đó. Họ đã làm việc cẩn thận và với sự chắn chắn tuyệt đối: chúng tôi không được phép, với bất cứ giá nào, đưa chúng tôi ra trước thảm bại, và vì họ không biết liệu người Trung Hoa có sẽ chống đối lại hay không, một đạo quân thứ hai, dưới sự chỉ huy của Ðại tá Dugenne, người sẽ nắm quyền tư lệnh vùng, được giữ sẳn sàng để tǎng cường cho đạo quân thứ nhất. Chúng tôi được cho biết là phải chờ đợi cho cuộc chinh phục Móng Cái và sau khi đạo quân thứ hai đến nơi mới được đi đến các vị trí của chúng tôi và chúng tôi bị bắt buộc ở lại Hà Nội cho tới ngày 20 tháng Mười Hai.

Tư lệnh Poncet thấy cả vùng bị người Trung Hoa tràn ngập và sự tiến quân chỉ được thực hiện với nhiều sự cẩn trọng. Những quân chính quy, tuy nhiên, đã triệt thoái không kháng cự trước quân đội chúng tôi và những tên cướp và các bǎng đảng không chính quy, những kẻ thấy không nơi nương dựa, chạy tìm chỗ trú ẩn bên Trung Hoa: thành phố Móng Cái đã được tái chiếm không một phát súng. Các cư dân của thành phố, những người không cảm thấy có một lương tâm trong sáng về cái chết cảu ông Haïtce đã tất cả trốn sang lãnh thổ Trung Hoa và Tư lệnh Poncet đã đi vào một thành phố bỏ trống.

Nhưng, trước khi chúng tôi tiếp tục câu chuyện này, chúng ta hãy quay trở lại, và bằng các thông tin thu lượm từ nhiều nguồn tin khác nhau trong thời gian chúng tôi ở Hà Nội và sau này tại Móng Cái, chúng ta hãy ghép chúng lại với nhau thành một lịch sử của cuộc tấn công và về cuộc tàn sát xãy đến người đồng nghiệp bất hạnh của chúng

Xem tiếp  => Chuơng 25 - 28


No comments:

Post a Comment