Monday, February 6, 2017

Sur Les Frontières du Tonkin - Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung (1885-1887) - Paul Marie Néis/Hoàng Hoa



Vài lời từ dịch giả Hoàng Hoa:

Tác phẩm Sur Les Frontières du Tonkin 1885-1887 của P. Néis đã đến với tôi như trong một chuỗi định mệnh. Chuỗi định mệnh này bắt nguồn từ nhiều năm tháng từ thời thơ ấu của tôi với những đam mê lịch sử khoa học chiến tranh, toán học và sau đó những năm bước chȃn vào quȃn trường Võ Bị Quốc Gia nổi tiếng của Việt Nam Cộng Hoà để rèn luyện những kiến thức chiến tranh. Chín năm trong nhà tù cộng sản, tôi vẫn không lùi bước trau dồi học Anh ngữ và sau đó tốt nghiệp chuyên ngành Computer Science khi tôi đặt chân đến Mỹ. Nếu không có sự việc Việt cộng bán đất dâng biển cho Tàu, chắc chắn tác phẩm Sur Les Frontières du Tonkin 1885-1887 chỉ là một bóng mờ không ai biết đến.

Từ ngăn cách một đại lục Bắc Mỹ và Ɖại Tȃy Dương bao la, những may mắn đã khiến tôi vượt nghìn trùng xa cách mà tìm được tác phẩm trong ngăn tủ của nhà sách tại Thái Lan để cống hiến cho người Việt Nam những bí mật biên giới trong bóng tối, nổi bi thương của lịch sử của dȃn tộc Việt Nam và cũng chính từ đȃy trong bóng tối mênh mang đã cho chúng ta thấy vận mệnh lịch sử tổ quốc ta, nếu không có những cuộc chiến tranh mà người Pháp đẩy lùi quȃn Tàu về bên kia biên giới thì ngày nay Việt Nam ta đã không còn toàn vẹn khi quȃn Tàu tràn ngập Bắc Việt và đòi hỏi một biên giới cắt lìa Bắc Việt bằng con đường từ Lào Kay đến bờ biển Ɖông.

Ɖiều này có nghῖa người Pháp đã có tội đối với dȃn tộc ta, nhưng cũng có công lao đưa đất nước ta thoát khỏi chia cắt và thȃn phận chư hầu đối với nước Tàu mà trong gần ngàn năm dȃn tộc ta không sao thoát khỏi.

Tuy nhiên, viết lại tiểu sử tác giả Paul Marie Néis, chúng tôi không nhằm đề cao người Pháp, hay chính sách của người Pháp tại Việt Nam. Tác phẩm Sur Les Frontières du Tonkin 1885-1887 liên quan vận mệnh dȃn tộc Việt Nam trong giai đoạn khốc liệt khi người Việt Nam đứng trước thử thách và hiểu biết trung thực lịch sử đường biên giới Việt-Tàu thì tác phẩm mang một giá trị tuyệt đối không gì so sánh được. Chính vì thế Paul Marie Néis đã trở thành một ân nhȃn, một người hùng của dȃn tộc Việt Nam. Vào những ngày tháng Hai năm 2014, chúng tôi viết lại tiểu sử của Paul Marie Néis như một sự vinh danh ông, kỷ niệm 162 năm ngày sinh của ông và là sự biết ơn chȃn thành chúng tôi đối với một người Pháp khôn ngoan, can đảm và tận tụy với những công việc hữu ích cho dȃn tộc Việt Nam.


Hoàng Hoa (Sông Hồng)

***

Mục lục

Lời Mở Ðầu

Chương 1 Thành lập Ủy Ban – Rời Hà Nội bằng tàu chiến - Ðổ bộ tại Chu

Chương 2 Chu – Dong Song – Thanh Moi – Tái chiếm Lạng Sơn

Chương 3 Kỳ Lừa - Ðồng Ðǎng – Các ủy viên Trung Hoa

Chương 4 Chiếm đóng Thất Khê - Những tên cướp – Cái chết của ông Scherzer

Chương 5 Chợ Ðồng Ðǎng - Người Thô - Sản xuất dầu hồi

Chương 6 Bắt đầu cuộc phân định biên giới - Những đặc điểm của vùng Bắc Bộ

Chương 7 Gặp gỡ gần Cửa Ailoa – Ký kết bản thỏa ước chính thức thứ nhất tại Khodien

Chương 8 Phodang – Núi Mẫu Sơn – Du hành trên đất Trung Hoa

Chương 9 Cổng Trung Hoa – Phaisam – Vi-Van-Li - Một người đàn ông - Trở lại Ðồng Ðǎng

Chương 10 Phân định khu vực chung quanh Cổng Trung Hoa – Trên đường đến Binhi – Phiamet

Chương 11 Binhi – Sông Kỳ Cùng – Ký kết những Nghị quyết sơ bộ cuối cùng - Trở về Hà Nội

Chương 12 Khởi hành đi Lào Kay – Trên tầu Le Levrand – Sơn Tây – Sông Hồng

Chương 13 Tuan Quan - Những chiếc tàu buồm Trung Hoa - Cuối cuộc di chuyễn bằng tàu thủy

Chương 14 Di chuyễn bằng thuyền buồm – Thackaï – Baoha

Chương 15 Ðến Lào Kay – Thành phố - Thương mại – Song-Phong

Chương 16 Sông Nam-Si – Người Châu ở Chiêu Thân - Người Mường - Tổ chức Lễ 14 tháng Bảy

Chương 17 Cuộc họp lần thứ nhất của Ủy ban Vân Nam - Chuẫn bị ra đi Long-Pho-Pho

Chương 18 Khởi hành đi Long-Pho-Pho – Các đồn bót và quân trú phòng của Trung Hoa

Chương 19 Tiên Phong - Cuộc tấn công lên tàu của Geil và Henry

Chương 20 Một cố gắng giãi thoát con tầu - Cuộc phục kích lần thứ hai

Chương 21 Các sĩ quan địa hình - Trở về Lào Kay

Chương 22 Sự phân định biên giới trên các bản đồ địa hình – Các chứng bệnh của các ủy viên - Chuyến trở về Hà Nội của tôi - Chấm dứt cuộc phân định biên giới tại Lào Kay

Chương 23 Các ông Haïtce và Bohin ra đi Móng Cái – Móng Cái trước khi người Pháp đến

Chương 24 Tạm trú tại Ðồ Sơn - Hồn ma biển phò hộ - Trở về Hà Nội

Chương 25 Ông Haïtce tại Móng Cái – Cuộc tấn công 24 tháng Mười Một 1885 tại Thành phố - Cuộc vây hãm cổ thành – Cái chết của ông Haïtce

Chương 26 Bản tường trình của Trung úy Bohin, bị tấn công gần Tong-Son

Chương 27 Khởi hành đi Móng Cái - Vịnh Along

Chương 28 Ðến và tạm dừng tại Móng Cái

***

Lời Mở Ðầu 

Tác phẩm Nhật Ký Trên Biên Giới Việt Trung 1885-1887 (NKTBGVT) được viết bởi Bác sĩ P. Neis, một bác sĩ Hải quân Pháp và là một thành viên của Ủy ban Phân định Biên giới Việt Nam và Trung Hoa trong những nǎm 1885 –1887. Qua tác phẩm này chúng ta nhận thấy có những điểm đặc biệt quan trọng về biên giới Việt Nam với Trung Hoa như sau:

1. Biên giới Việt Nam và Trung Hoa (Việt – Trung) thực ra đã được ký kết vào tháng 6 nǎm 1887 tại Bắc Kinh, theo đó thì tình hình một số những vùng đất biên giới ấy như sau:

Giai đoạn 1:
a. Mất 150 thước đất cách Cửa Trung Hoa trên đường đi Ðồng Ðǎng (Chương 6, trang 23).

b. Núi Mẫu Sơn bị khoanh vùng giao cho Trung Hoa (Chương 8, trang 30).

Giai đoạn 2:
Các cửa ải khác cũng theo phương thức lấy giòng suối cách cửa ải; do đó, phía Việt Nam mất một số đất (Chương 7, trang 27).

Giai đoạn 3:
Không khảo sát được vùng biên giới Lào Kay, Vân Nam vì thổ phỉ Trung
Hoa phục kích giết chết hết thủy thủ đoàn của một chiếc tầu đi đầu, nên phái đoàn phải quay về lại Lào Kay. Bản đồ biên giới vùng này được thiết lập bằng sự so sánh hai bản đồ của Bắc Bộ và Trung Hoa. Một số tỉnh Mường người Trung Hoa cho rằng của họ nhưng sau vẫn là của Việt Nam (Chương 22, trang 59).

Giai đoạn 4:
a. Sông Paklam được coi là biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa (Xem bản đồ 67).
b. Nội địa Việt Nam vùng Vịnh Oanh Xuân và Mũi Paklung rơi vào tay Trung Hoa (Chương 28, trang 125).
c. Quần đảo Gotow vẫn thuộc Việt Nam (Chương 28, trang 125).
d. Biên giới Việt –Trung từ Cao Bằng đến Vân Nam được thiết lập bằng so sánh hai bản đồ của Bắc Bộ và Trung Hoa. Trong đó không ai nói về thác Bản Giốc (Chương 28, trang 124).


2. Ðến đây theo Bác sĩ P. Neis thì việc phân định biên giới trên bộ coi như hoàn tất và đặc biệt quan trọng là không có bất cứ một cột mốc biên giới nào được cắm cũng như hai bên không hề nói phát hiện bất cứ một cột mốc biên giới nào trong giai đoạn khảo sát.

3. Những tài liệu liên quan đến biên giới Việt – Trung của xứ sở ta đều do người Pháp nắm giữ vì như chúng ta đã biết qua tác phẩm NKTBGVT một khi Ủy ban Phân định Biên giới không khảo sát được thì hai bên sử dụng bản đồ để đối chiếu (Chương 28, trang 126). Ngoài ra đã có một lần người Pháp đã lấy tài liệu về biên giới ta tại Hà Nội để giúp ích cho tiến hành khảo sát biên giới tại Lào Kay (Chương 17, trang 59).

4. Tấm bản đồ trong tác phẩm NKTBGVT do các sĩ quan địa hình Pháp thiết lập vào lúc đi khảo sát vùng Ải Nam Quan đã sai về kinh độ (xem Hình 19). Kinh độ trong khu vực Ải Nam Quan phải là khoảng 107º chứ không phải khoảng 104º Ðông Greenwich

5. Như vậy, trước khi người Pháp đến xâm lǎng đất nước ta, giữa Việt Nam (ngày ấy là An Nam) đã có một thỏa ước chung về biên giới với Trung Hoa. Ðiều này rõ rệt nhất là dân chúng bốn làng ở gần Cổng Bo-Chaï đã đưa những chứng cứ về bốn làng này là thuộc An Nam cho Ủy ban Pháp xem nhờ phân giãi (Chương 10, trang 41) tình trạng bị người Trung Hoa lấn chiếm đất.

6. Bác sĩ P. Neis đã không nói rõ vì sao người Pháp đã có những tấm bản đồ Việt Nam để từ đó giúp họ phân định biên giới Việt –Trung 1885-1887.

7. Người Trung Hoa đã thoả thuận gần như trọn vẹn đường biên giới cũ được phân định giữa Việt Nam và Trung Hoa trước khi người Pháp đến xâm lǎng Việt Nam.

Nhật Ký Trên Biên Giới Việt –Trung là một tác phẩm được viết dưới dạng một Nhật Ký về chuyến phiêu lưu và nghiên cứu có tính khoa học của Bác sĩ P. Neis, trong đó ông cũng tỏ lộ những quan điểm trung thực nhân bản với người Việt Nam mặc dầu đôi lúc cũng rất thực dân Tây. Khi người Pháp đến xâm lược Việt Nam thì chính là lúc họ bắt đầu hủy hoại mọi khả nǎng tự vệ của dân tộc Việt Nam cho nên đất nước ta trở thành hoang sơ, vắng vẽ, cướp bóc khắp nơi. Tuy thế, chúng ta hãy xem tình yêu đất nước quê hương qua việc một người An Nam trong Ủy ban Phân định Biên giới đã bị bịnh chết nhưng các bạn anh không muốn chôn anh trên đất Trung Hoa (Chương 11, trang 42), hoặc hãy xem một phụ nữ Thô miền biên giới với lòng hiếu khách thử nấu món ǎn xứ An Nam cho các ủy viên Pháp ǎn (Chương 10, trang 40). Từ những vùng biên cương xa xôi đó, người dân Việt Nam luôn một lòng nhớ về nguồn gốc dân tộc mình. Người đọc cũng biết được những phụ nữ Việt Nam xưa ở vùng Móng Cái bị người Trung Hoa bắt buôn nô lệ (Chương 23, trang 85). Làng Trà Cổ nơi có rất nhiều giáo dân Công giáo ngày ấy ra sao.

Tóm lại Nhật Ký Trên Biên Giới Việt –Trung 1885-1887 là một tác phẩm xứng đáng để mọi người Việt Nam đọc để từ đó có thể hiểu rõ hơn về biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa và hoàn cảnh xứ sở ta khi đó.

Sông Hồng

Nguồn: Chuyện Dân Tôi

Xem tiếp  =>  Chương 1 - 5

No comments:

Post a Comment